Hôm thứ Sáu 22/3/2024 tôi bắt đầu điều trị cho bệnh nhân nữ sinh năm 1981 bị bệnh vảy nến loại trung bình bằng Taltz(Ixekizumab) 80mg/ml.
🔻Bệnh sử:
Bệnh nhân bị bệnh năm 17 tuổi (năm 1998) đến năm 2007 sinh con đầu lòng thì bệnh tự hết đến tháng 3 năm 2022 bị nhiễm Covid nhưng tự cách ly và tự xông lá và tự khỏi Covid. Bệnh nhân không có chích vaccine Covid. Bệnh nhân có tự uống thuốc Decolgen mỗi lần cảm và xổ mũi từ sau khi bị Covid, đến tháng 6/2022 bệnh vảy nến tái phát lại sau lần bị cảm và xổ mũi tự uống Decolgen đến nay dùng nhiều phương pháp điều trị đông y, thuốc nam tự tìm trên giáo sư Google mà không hết. Tình trạng tổn thương da lan dần cả 2 tay và cả chân, da đầu. Chất lượng sống giảm gây trầm cảm phải đi học đàn Tranh và Yoga, dưỡng sinh cũng không thể ngăn sự phát triển của bệnh.
🔻 Bệnh vẩy nến được cho là một vấn đề của hệ thống miễn dịch khiến các tế bào da phát triển nhanh hơn bình thường. Trong loại bệnh vẩy nến phổ biến nhất, được gọi là bệnh vẩy nến mảng bám, sự thay đổi tế bào nhanh chóng này dẫn đến các mảng khô, có vảy.
🔻Nguyên nhân của bệnh vẩy nến không được hiểu đầy đủ. Nó được cho là một vấn đề của hệ thống miễn dịch, trong đó các tế bào chống nhiễm trùng tấn công nhầm các tế bào da khỏe mạnh. Các nhà nghiên cứu tin rằng cả yếu tố di truyền và môi trường đều đóng một vai trò. Tình trạng này không lây nhiễm.
🔻Tác nhân gây bệnh vẩy nến:
Nhiều người dễ mắc bệnh vẩy nến có thể không có triệu chứng trong nhiều năm cho đến khi bệnh được kích hoạt bởi một số yếu tố môi trường. Các tác nhân gây bệnh vẩy nến phổ biến bao gồm:
1. Nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm họng liên cầu khuẩn hoặc nhiễm trùng da
Thời tiết, đặc biệt là thời tiết lạnh, khô.
2. Tổn thương da, chẳng hạn như vết cắt hoặc vết xước, vết côn trùng cắn hoặc cháy nắng nghiêm trọng.
3. Hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc thụ động.
4. Uống rượu nhiều.
5. Một số loại thuốc - bao gồm lithium, thuốc cao huyết áp và thuốc chống sốt rét.
6. Ngưng đột ngột corticosteroid uống hoặc tiêm.
🔻Các yếu tố nguy cơ:
Bất cứ ai cũng có thể phát triển bệnh vẩy nến. Khoảng một phần ba trường hợp bắt đầu từ thời thơ ấu. Những yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh:
1. Tiền sử gia đình. Tình trạng này xảy ra trong gia đình. Có cha hoặc mẹ mắc bệnh vẩy nến sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Và việc có cả cha lẫn mẹ đều mắc bệnh vẩy nến sẽ làm tăng nguy cơ của bạn nhiều hơn.
2. Hút thuốc. Hút thuốc lá không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh vẩy nến mà còn có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh.
🔻Cơ chế bệnh sinh:
Bệnh vảy nến (Psoriasis) là một bệnh tự miễn (Autoimmune disease), tức là chính hệ thống miễn dịch chống lại bệnh tật, tác nhân gây bệnh cho chúng ta lại đi gây bệnh cho chính chúng ta!
Taltz một loại thuốc sinh học có dạng kháng thể đơn dòng trung hòa kháng nguyên IL-17(Interleukin-17), là một hóa chất trung gian giúp quá trình tái tạo tế bào da, nhưng bây giờ trở thành kháng nguyên gây ra Bệnh Vảy nến là do từ hệ thống miễn dịch quá mẫn cảm của người bệnh, nó gây ra kết quả là một quá trình sản xuất da quá mức.
Bệnh xảy ra do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức sản sinh ra một lượng lớn hơn bình thường hóa chất trung gian tái tạo tế bào da là Interleukin-17(IL-17). Chính IL-17 làm tăng tốc độ phát triển của tế bào da. Các tế bào da bình thường sẽ sản sinh, tái tạo trong thời gian khoảng một tháng, hay nói cách khác, chu kì làm việc tái tạo của da sẽ kéo dài trong khoảng 4 tuần.
Taltz chích dưới da là một kháng thể đơn dòng (hay còn gọi là thuốc điều trị trúng đích hay tế bào đích), nó có nhiệm vụ làm phản ứng trung hòa giữa Ixekizumab với IL-17 và làm giảm sự quá mẫn của hệ thống miễn dịch của người bệnh nhằm giảm lượng IL-17 trong máu của người bệnh vảy nến.
Xưa nay những bệnh tự miễn nói chung, vảy nến nói riêng là bệnh nan y, không có thuốc điều trị, chỉ trị triệu chứng. Từ khi ngành sinh học phân tử y sinh phát triển tìm ra được nguyên nhân gây bệnh thì dòng thuốc sinh học trị trúng đích ra đời giúp bệnh ngưng tiến triển và biến chứng tạng. Chất lượng sống của người bệnh tốt hơn và trở lại đời sống bình thường.
🔻Kết quả điều trị:
Sau 4 ngày sử dụng Taltz hình ảnh da bị tổn thương do bệnh vảy nến đã giảm nhiều và bệnh nhân không còn thấy sừng hóa da, tạo vảy và không còn ngứa nữa.(Xem hình ảnh 1 trước điều trị và hình ảnh 2 sau điều trị kèm theo bài viết này)
🔻Đây chỉ là một sự giúp đỡ bệnh nhân chứ tôi không kiếm lợi nhuận vì giá tiền thuốc điều trị rất cao. Xin cảm ơn!🤩 link xem giá thuốc Taltz: https://pricinginfo.lilly.com/pricinginfo.lilly.com/taltz
🔻Bệnh nhân nào cần thì liên hệ thông tin sau:
Phòng khám đa khoa Phước Sơn
Số điện thoại: 0283 7220789
Địa chỉ: 224 Võ Văn Ngân, Thủ Đức
Sài Gòn, 21:08' Monday, 25th March 2023
0 Nhận xét