Bài đọc liên quan:
- Lam Phương - Lâm Đình Phùng: Người tự tình bằng thơ và nhạc
LỜI BẠT
Việt Nam bị chia cắt sau hiệp định Geneve 1954. Miền Nam dưới sự dẫn dắt của Ngô Chí Sỹ, bằng vào triết lý giáo dục: Thực tế, Khái phóng và Nhân bản. Một thời kỳ phát triển rực rỡ của một nền văn hóa nghệ thuật, và sản sinh ra những tài năng lớn cho đất nước từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội. Trong đó, âm nhạc là một bộ phận đã đóng tên mình vào thế giới tự do.
NỀN VĂN HÓA KHAI PHÓNG VÀ NHÂN BẢN SINH RA NHÂN TÀI
Sự ra đi của nhạc sĩ Lam Phương - Lâm Đình Phùng - làm tôi tìm lại ký ức của một đứa trẻ 13 đã từng đắm chìm trong các nhạc phẩm của ông. Ông gốc Hoa, lại học thời Pháp, nên ông hiểu ngữ nghĩa của Ngữ Văn Việt hơn ai hết với những người cùng thế hệ. Vì hơn 50% tiếng và chữ Việt có gốc từ Hán Việt - mượn từ Hán - do thiếu từ diễn tả, cũng như tiếng Pháp, Anh, etc phải mượn gốc từ Latin để đủ vốn từ vựng mà dùng.
Chính vì thế, lời nhạc của Lam Phương đi vào lòng người từ người có học đến người không biết chữ. Nhạc lý của ông cũng mang đậm tất cả điệu kệ, điệi ai, điệu oán, điệu ru, điệu hò, etc của dòng dân ca Việt, mà ai thuở nằm nôi cũng gắn sâu vào tâm trí.
Đi tìm lại một thời cực thịnh của văn hóa nghệ thuật Việt Nam là việc của người Việt phải có trách nhiệm.
Văn hóa nghệ thuật và khoa học khác đều có nguồn gốc từ cảm động tính là chủ yếu. Cảm động tính càng cao - tức chỉ số thông minh cảm xúc càng kém - thì sự sáng tạo trong văn hóa nghệ thuật càng mạnh. Ngược lại, chỉ số thông minh cảm xúc càng cao tức cảm động tính kém thì phù hợp với chính trị hơn, kém sáng tạo, nhưng sự ác độc lại càng lớn.
Thập niên 1960 và 1970 ở miền Nam Việt Nam là 2 thập niên với nền chính trị khai phóng và nhân bản bắt nguồn từ triết lý giáo dục của Ngô Tổng thống đã làm nở rộ một bầu trời văn hóa nghệ thuật đạt đến đỉnh cao nhất mọi thời đại của nước Việt. Bằng chứng đó là sự nảy sinh những nhạc sĩ, nhà thơ, nhà văn tên tuổi không chỉ trong nước mà cả thế giới.
Nhà nghiên cứu xã hội học Thu Giang Nguyễn Duy Cần được mệnh danh là Trang Tử của Việt Nam và thế giới.
Nhà thơ, dịch giả Bùi Giáng và Phạm Công Thiện được xem là hiện tượng lạ dưới bầu trời hiện tượng học của thế giới.
Nguyễn Hiến Lê là dịch giả hiểu văn hóa phương Tây đến từng câu chữ.
Nhạc sĩ ở miền Nam hầu hết cũng là nhà thơ. Phạm Duy được cho là tinh hoa của âm nhạc Việt và thế giới. Không những thế, những Lam Phương, Trần Thiện Thanh, Thanh Sơn, Nguyễn Vũ, Trịnh Công Sơn etc... thế giới không thể không kính nễ.
Không kể xiết!
BẠCH YẾN DANH CA SỐ 1 MỌI THỜI ĐẠI CỦA VIỆT NAM
Bạch Yến (tên thật là Quách Thị Bạch Yến, sinh năm 1942) là một ca sĩ nổi tiếng của Sài Gòn trước năm 1975. Bà là vợ của nhạc sĩ Trần Quang Hải và là con dâu của GS.TS Trần Văn Khê. Nhưng lại là người tình đầu tiên của nhạc sĩ Lam Phương. Họ quen nhau khi Bạch Yến 11 tuổi và Lam Phương 16 tuổi - ông sinh năm 1937.
Ca sĩ làm cả thế giới say mê có thể nói là duy nhất của Việt Nam từ trước đến nay là Bạch Yến - con chím yến trắng.
Bạch Yến sinh tại Sóc Trăng, cha là người Triều Châu (Trung Quốc) và mẹ là một người Kinh yêu âm nhạc. Lên 9 tuổi, Bạch Yến theo học tiểu học Trường La Providence, Cần Thơ, gia nhập đoàn thánh ca nhà thờ để làm quen với âm nhạc.
Năm 11 tuổi Bạch yến đoạt giải nhất cuộc thi hát nhi đồng ở miền Nam - 1953 - cũng là năm họ quen nhau. Nhưng câu chuyện hôm nay tôi muốn giới thiệu về Bà.
Trên trang nhà của chồng bà Bạch Yến - GS Trần Quang Hải - còn ghi lại Một clip vào ngày 16/11/1966 Bạc Yến đã đến biểu diễn tại Câu lạc bộ Hải quân Hoa Kỳ với những pha tiếu táo với người dẫn chương trình Bob Hope.
Tôi xin lược dịch cuộc nói chuyện hài hước của Bạch Yến và Bob Hope ở clip trên như sau:
Bob Hope: Năm ngoái có hai Trung Uý trẻ Hải quân Mỹ phục vụ ở VN có đem về Mỹ cô ca sỹ VN rât trẻ đẹp 21 tuổi, họ đã nghe cô hát ở những phòng trà VN, nhưng cô đã rất nổi tiếng do hát cho quân đội trong nước và được phong ca sĩ danh dự cho binh chủng hóa chất Perfluorinated và Polyfluorinated (PFCs) của hải quân VN và là ca sỹ rất đặc biệt được yêu mến cuả các chiến sỹ hải quân VN. Xin được giới thiệu: Đây, Bạch Yến.
Bạch yến bước ra, đẹp quá, rất khoan thai cúi đầu chào: Cám ơn Ông Hope, thưa ông.
Bob Hope: Ôi Bạch yến, đừng nói thế, đây chỉ có giưã tôi và cô thôi, chớ gọi tôi là Thưa ông.
Bạch yến: Nhưng ở Mỹ người ta không biết trước điều bất ngờ có thể xãy ra, không biết một ngày nào đó bỗng dưng ông trở thành Ngài Nghị Sỹ đó. Khán giả cười rầm.
Bob Hope: Tôi không chờ đợi nỗi được ngày đó đến. Khán giả cười.
Bob Hope: Bach Yen, tên đẹp quá, nó có nghiã gì thế?
Bach Yen: Chim yến trắng , white swallow, nhưng tôi không muốn được gọi như thế ở đây, thật là kỳ cục cho cô gái nào được đặt tên từ con chim. (BY diễn tả với gương mặt nũng nịu rất dễ thương)
Bob Hope: nhưng con chim đó đã rất thành công ở đây, khán giả cười ầm ĩ.
Bob Hope: Cho tôi biêt đôi khi đang trình diến cho binh sĩ cô bị họ la lối om sòm, cô có sợ hãi không?
Bob Hope: không bao giờ sợ hãi, đôi khi nó còn giúp tôi ca được nốt cao. Khán giả cười ầm.
Bob Hope: cô làm tôi cảm thấy mình trở thành ca sĩ có giọng tầm thường thôi. Cô cho tôi biết khi hát cho binh sĩ Mỹ bản nào họ thích nhất.
Bach Yen: Đó là bản: Chỉ tôi đường về Nhà. Khán giả cười ầm. Bob Hope đi ra và cô Bạch Yến bắt đầu hát bài: "Show me the way to go home".
Có vô số clip của Bạch Yến trong chuyến lưu diễn 10 năm ở khắp thế giới từ năm 1961 đến 1971. Nhưng ấn tượng nhất là bản phối "Phút cuối" của Lam Phương năm 1971 khi Bạch yến về Sài Gòn hát ở phòng trà theo trào lưu nhạc Jazz của thời Hippy và chủ nghĩa hiện sinh Jean Paul Sartre đang lưu hành khắp miền Nam.
Theo Nguyễn Ngọc Ngạn, năm 1961, Bạch Yến 19 tuổi (người con gái đầu tiên đi vào cuộc đời tình cảm của Lam Phương), sang Pháp để học hỏi thêm về ca nhạc. Bốn năm sau, cô được Ed Sullivan mời sang Mỹ. Show Ed Sullivan lúc ấy cực kỳ ăn khách, giới thiệu tất cả những ban nhạc và ca sĩ hàng đầu của Mỹ, Anh và thế giới, có show thu hút đến 35 triệu người xem.
Bạch Yến lên hát show này và rồi được mời nán lại đi lưu diễn khắp Mỹ châu thêm 10 năm nữa, bên cạnh những nghệ sĩ lừng danh của Hoa Kỳ như Bob Hope, Bing Crosby, Pat Boone v.v… Có thể nói, Bạch Yến là ca sĩ Việt Nam duy nhất hiện diện bên cạnh những nghệ sĩ quốc tế trong hơn một thập niên. Ai đã xem phim Green Berets do tài tử John Wayne đóng vai chính, chắc hẳn vẫn còn nhớ tiếng hát Bạch Yến trong cuốn phim chiến tranh đó. Ở lại Việt Nam, anh Lam Phương tuy có nhớ Bạch Yến nhưng chắc rồi ngày tháng trôi qua cũng làm phôi phai hình ảnh cô gái Miền Nam xinh xắn ấy.
Bỗng dưng Bạch Yến trở về, làm sống dậy mối cảm xúc tưởng đã chết hẳn trong lòng người nhạc sĩ đa cảm. Nghe tin Bạch Yến trở về sau hơn 10 năm xa cách, Lam Phương xao xuyến viết bài Chờ Người rất đặc sắc. Tôi(Nguyễn Ngọc Ngạn) nhớ khoảng năm 1973, ngồi ở quán café tại Mỹ Tho, tôi giật mình nghe Elvis Phương trình bày ca khúc này mà lúc đầu tôi không ngờ là của Lam Phương, bởi giai điệu của nó lách thoát hẳn ra khỏi dòng nhạc quen thuộc của anh, nhất là một bài buồn viết theo hợp âm trưởng (major) là chuyện ít có:
“Chờ em, chờ đến bao giờ
Mấy thu thuyền đã xa bờ.
…
Mười năm trời chẳng thương mình
Để anh thành kẻ bạc tình
Cầu xin cho mây về vui với gió
Dù có qua bao đắng cay
Muôn đời anh vẫn chờ em.”...
Bạch Yến có rất nhiều cái “duy nhất”. Bà là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất xuất hiện trên chương trình Ed Sullivan Show nổi tiếng của Mỹ năm 1965, là nghệ sĩ Việt Nam duy nhất có cơ hội trình diễn trên cùng một chương trình với những tên tuổi nổi tiếng của Mỹ như Bob Hope - Bing Crosby - Pat Boone - Frankie Avalon… là ca sĩ Việt đầu tiên và duy nhất hát nhạc phim Hollywood trong phim "Mũ nồi xanh" (The Green Berets)…
KẾT
Nhưng rồi từ khi Ngô Tổng thống bị lật đổ và ám sát bỡi Big Minh và Henry Cabot Lodge. Người Mỹ đã sai lầm hay đã tính nước cờ toàn cầu, đến nay đã rõ. Miền Nam Việt Nam dần đi vào suy yếu, dù nền văn hóa nghệ thuật vẫn phát triển trong hỗn loạn nhân tâm. Cái gì đến đã đến với biến cố 30/4/1975.
Suy cho cùng Bạch Yến sinh ra không dành cho Lam Phương, mà dành cho gia đình GS Trần Văn Khê. Đó là đẳng cấp của cả hai con người của một thời rực rỡ nhất, không so sánh được, vì mọi so sánh đều khập khiểng và khiêng cưỡng. Còn bây giờ, làm sao tìm lại được ngày xưa?
Sài Gòn, 20:28' Chúa nhựt, 27th Dec, 2020
0 Nhận xét