Ngày đăng: [Monday, August 15, 2011]
Bài viết gốc: Washington and the Art of the Possible
Raghuram Rajan, ông là một cựu kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), là Giáo sư Tài chính Trường Kinh doanh Booth (Booth school of Business) tại University of Chicago và là tác giả của cuốn Fault Lines: How Hidden Fractures Still Threaten the World Economy (Những ranh giới tội lỗi: Cách che đậy những vết rạn nứt đe dọa nền kinh tế thế giới, theo Thời báo Tài chính sách này là sách kinh doanh của năm).
CHICAGO - Những ngày này, các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ tràn ngập thông tin người Mỹ trút cơn giận dữ lên các chính trị gia thiếu năng lực và non nớt của họ. Mặc dù trần nợ Chính phủ Mỹ đã được nâng lên đúng thời hạn chót (in the nick of time), nhưng tiến trình này - và vẫn còn tồn tại - đầy rủi ro. Công chúng đặt câu hỏi, tại sao các chính trị gia không thể ngồi lại với nhau như những người lớn biết điều(sensible) để đưa ra một thỏa thuận kịp thời cho các yêu cầu đồng thuận rộng rãi? họ đặt câu hỏi một cách giận dữ rằng, nếu chúng tôi có thể cân bằng ngân sách hộ gia đình của chúng tôi, tại sao các nhà lãnh đạo chính trị của chúng tôi là không thể?
Mặc dù trên thực tế, là chính trị gia Mỹ đại diện quan điểm của cử tri Mỹ - những về cơ bản quan điểm là mâu thuẩn nhau (inconsistent) giữa hai đảng. Nên vắng mặt của một sự đồng thuận rộng rãi là không có gì để phải ngạc nhiên. Thực vậy, thỏa thuận phút cuối để nâng trần nợ là bằng chứng các chính trị gia đã làm những gì mà họ đã được gửi tới Washington để làm đại diện cho cử tri của họ và thỏa hiệp vì lợi ích chung của nước Mỹ.
Vấn đề chính đặt ra là liệu bế tắc chính trị có còn xảy ra bằng những cuộc tranh luận về trần nợ sẽ trở nên tồi tệ hơn trong cuộc chạy đua bầu cử tổng thống và quốc hội đến năm 2012 – thời điểm mà nó không được phép vượt qua giới hạn (if not beyon). Điều đó là có thể, nhưng chúng ta không nên bỏ qua nguyên nhân cho niềm hy vọng ở cái mà các chính trị gia Mỹ vừa mới hoàn thành.
Hãy bắt đầu với lý do tại sao cử tri đã bị trở thành 2 nhóm quá đối lập nhau. Có hai yếu tố chính gây chia rẽ: thu nhập và tuổi tác. Thu nhập bất bình đẳng ngày càng tăng ở Mỹ trong vòng ba thập kỷ qua, chủ yếu là do thị trường lao động ngày càng yêu cầu kỹ năng mà hệ thống giáo dục đã không thể cung cấp được. Hậu quả ngày nay cho tầng lớp trung lưu là một tấm ngân phiếu tiền lương không tăng và việc làm không được đảm bảo ngày càng tăng, khi nền kinh tế xưa cũ lại chi trả cho công việc có tay nghề thấp với những phúc lợi tốt ngày càng vơi đi (withers away).
Cho đến khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra, sự cho vay tín dụng dễ dàng, đặc biệt là đối với giá trị cầm cố tài sản gia đình, cho phép các tầng lớp trung lưu duy trì mức tiêu dùng cao hơn mặc dù thu nhập vẫn trì trệ. Với sự sụp đổ của bong bóng nhà đất, nhiều người bị mất việc làm và bảo hiểm y tế, có nguy cơ mất nhà, và đột nhiên có lý lẽ cho các nhà theo chủ nghĩa lạc quan kinh tế. Phản ứng từ Đảng Dân chủ của Mỹ, đảng có truyền thống đại diện cho cữ tri tầng lớp trung lưu và thấp, với lời hứa chăm sóc sức khỏe phổ cập toàn dân và chi tiêu giáo dục nhiều hơn, trong khi việc làm cũng được sự bảo vệ của chính phủ và các chương trình được hưởng.
Khi tổng số nợ quốc gia được tăng lên, sự chi tiêu như vậy là không còn khả năng chi trả (unaffordable), đặc biệt là với tổng thu nhập hiện tại từ thuế (revenue) của liên bang chỉ chiếm 15% của GDP. Giải pháp cho đảng Dân chủ để tăng tổng thu nhập liên bang là bằng cách đánh thuế người giàu. Nhưng những người giàu hiện nay không phải là những người giàu nhàn rỗi như trong quá khứ, họ là những người giàu có đang làm việc. Để cân bằng ngân sách chỉ bằng cách đánh thuế người giàu sẽ đòi hỏi một sự gia tăng đáng kể trong thuế thu nhập, điều này sẽ làm giảm động cơ thúc đẩy tạo ra việc làm và hoạt động kinh doanh đáng kể.
Điều này không có nghĩa là các loại thuế tăng lên đánh vào người giàu không có thể thực hiện được, nhưng tăng như vậy không thể là phương án chủ yếu để cân đối ngân sách. Những người của đảng Cộng hòa, đã góp tiếng nói để làm tăng sự lo lắng xung quanh nhiều người Mỹ đang có việc làm vì những tăng chi tiêu của chính phủ, cũng như sự tức giận ngày càng tăng của những người giàu đang làm việc, và người ta dễ dàng ủng hộ một nguyên lý hơn là một cử tri cá biệt. Do đó câu thần chú của họ là: không có gia tăng cho những loại thuế.
Sự phân chia rõ ràng dựa trên thu nhập bị rối bởi những người lớn tuổi. Có thể hiểu rằng người Mỹ lớn tuổi có một ít tiết kiệm muốn bảo vệ an sinh xã hội và chăm sóc y tế cho người già trên 65 tuổi ở Mỹ (Medicare). Tuy nhiên, ngay cả người già của Đảng Trà Cộng hòa, họ thường chống lại chính phủ gay gắt, để bảo vệ các chương trình này bởi vì họ xem chúng như là một dạng quyền sở hữu, mà nhà nước phải dành cho họ vì những gì mà họ đã làm ra cho đất nước trong quá khứ.
Một sự thật là, gia tăng tuổi thọ trung bình (life expectancy) và tăng các chi phí chăm sóc sức khỏe có nghĩa là những người cao tuổi hiện nay có chỉ nhận được một phần nhỏ của những gì họ mong đợi nhận được từ An Sinh Xã Hội và chương trình chăm sóc y tế của người già trên 65 tuổi. Chính phủ đã phạm sai lầm trong quá khứ bằng cách không tăng thuế để tài trợ cho các chương trình này hoặc làm giảm những phúc lợi mà họ đã hứa. Trừ khi ngay bây giờ sự phát triển của các chương trình được hưởng này bị kiềm chế, những người trẻ ngày nay trẻ sẽ phải trả giá đắt cho sai lầm đó, trong các hình thức thuế cao hơn và phúc lợi thấp hơn khi họ đến tuổi già.
Tuy nhiên, người cao tuổi là những người có thời gian để hoạt động chính trị và đầy quyền lực. Không những họ có nhiều sự ủng hộ quyền lợi của họ mạnh mẽ, mà một số người còn phản đối sự gia tăng trong các loại chi tiêu công vì họ sợ rằng nó sẽ làm suy yếu khả năng của chính phủ để trả cho họ những phúc lợi mà họ tin rằng chính phủ đang nợ họ.
Kế đến thì đây chính là gốc rễ của tình trạng bế tắc tài chính Mỹ, họ là những nhà lập pháp phản đối thỏa hiệp một cách cảm tính đầy nhiệt huyết. Bất kỳ thỏa thuận chính trị đáng kể nào trước thời hạn nợ trần kết thúc đều phải được điều trần với các chính trị gia có nhiệm vụ kiểm tra ở những thành viên lập hiến. Và, cho rằng Tổng thống Barack Obama cuối cùng sẽ chịu trách nhiệm cho một sự vỡ nợ, ông cần giải quyết nhiều việc hơn so với đảng Cộng hòa đã làm. Vì vậy, ông đã phải ép buộc đảng của ông chấp nhận một thỏa thuận đầy đủ về cắt giảm chi tiêu và không có tăng thuế.
Các thỏa thuận cung cấp những gì nó sẽ hứa hẹn không? Một ủy ban lưỡng đảng có đề nghị 1,5 nghìn tỷ đô la trong cắt giảm thâm hụt ngân sách cuối năm nay, và Quốc hội hoặc phải chấp nhận đề xuất, hoặc phải hiểu ngay lập tức, những cắt giảm chi tiêu chính trị đau đớn, mà sẽ bao gồm cả chi tiêu quốc phòng - một khu vực mà đảng Cộng hòa Mỹ quan tâm một cách sâu sắc.
Nếu cơ cấu cắt giảm ngân sách này được công bố, thì Quốc hội sẽ bị thuyết phục để đạt được một thỏa hiệp, mà cơ cấu nợ ấy có thể đã bị thuyết phục một lần nữa bởi các chính trị gia lập pháp đối lập là cần thiết để tránh một kết quả tồi tệ hơn. Lần này, đảng Dân chủ của ông Obama sẽ có được một sân chơi công bằng, bởi vì cả hai đảng đều chịu trách nhiệm ngang nhau cho một thất bại để đạt được một thỏa thuận.
Cuối cùng, các quyết định cần thiết về kiềm chế sự gia tăng quyền hạn và cải cách mã số thuế có thể sẽ phải chờ cho đến sau cuộc bầu cử tiếp theo, cử tri có một cơ hội để phản ánh sự không hài lòng của riêng mình và gửi một thông điệp rõ ràng. Trong khi đó, các chính trị gia Mỹ chỉ đủ khả năng để thuyết phục các thị trường nợ rằng tín dụng của Mỹ vẫn còn tốt. Vì vậy, người Mỹ và những người khác trên khắp thế giới nên ngừng bêu riếu họ và cung cấp cho họ tín dụng đến hạn.
Bản quyền: Project Syndicate, 2011.
www.project-syndicate.org
BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic - 18h34', ngày thứ Hai, 15/8/2011
0 Nhận xét