Ngày đăng: [Sunday, May 22, 2011]
Lâu rồi không chạm đến đề tài y khoa. Hôm nay có thân chủ hỏi tỷ mỷ về một căn bệnh thông thường. Và cũng có một học viên thạc sỹ y khoa nhờ viết về một vấn đề y triết học mà anh ta đang học, nhưng chưa thông. Nên xin viết ra đây để xem như một giải trình y triết. Vì triết học là môn khoa học chung nhất, nó nghiên cứu sự vật và hiện tượng của tự nhiên và xã hội, để tìm ra những quy luật của các đối tượng nghiên cứu. Nếu không nắm được nó thì sẽ không thể có phương pháp và giữ lại những kiến thức sâu rộng của nhân loại hôm nay.
Trong một bài trước đây, nói với một đồng nghiệp đang vướn vào vấn đề y đức. Tôi đã từng viết trong y học có 3 bậc mà bất kỳ người thầy thuốc nào cũng phải biết: y chứng, y nguyên và y triết.
Y chứng là y triệu chứng, công việc của các người làm y ở bậc thấp nhất. Đau đâu đánh đấy, mà không cần biết nguyên nhân.
Y nguyên là y học nguyên nhân, công việc của những thầy thuốc đích thực. Phải tìm ra nguyên nhân để chữa và tiên lượng bệnh thành bại trong chữa trị.
Y triết là y học của tầm vĩ mô nhìn thấu được y lý của cả nhân loại để đi đến việc đạt được tiêu chí của ngành y: "Phòng bệnh hơn chữa bệnh".
Y học là một ngành khoa học thực chứng có liên quan cả 2 lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội. Có thực hành, thực nghiệm và có chứng cứ cho mọi tư duy và hành động trong nghề nghiệp. Y học không phải là chiêm tinh học, cái ngành mà chỉ ngồi để phán đoán dựa theo những gì đã được cho là "đúng" như thầy bói.
Nếu trong y học phương Đông lấy triết lý phương Đông làm nền tảng lý thuyết để mọi thực hành làm theo trong việc khám và chữa bệnh. Thì ngược lại, y học Tây phương lấy thực chứng để làm nên lý thuyết cho mọi hoạt động trên cơ sở sử dụng duy vật luận là nền tảng cho thực chứng.
Nếu trong y học phương Đông lấy triết lý phương Đông làm nền tảng lý thuyết để mọi thực hành làm theo trong việc khám và chữa bệnh. Thì ngược lại, y học Tây phương lấy thực chứng để làm nên lý thuyết cho mọi hoạt động trên cơ sở sử dụng duy vật luận là nền tảng cho thực chứng.
Trong y nguyên lại chia làm 3 bậc khác nhau - theo thứ tự của độ khó - điều trị, chẩn đoán và tiên lượng. Người làm nghề y giỏi là người chẩn đoán và tiên lượng giỏi. Chứ không phải người điều trị giỏi. Vì chẩn đoán không đúng nguyên nhân thì điều trị sẽ không hết bệnh. Và nếu chẩn đoán đúng nguyên nhân, nhưng tiên lượng chưa đúng thì việc điều trị cũng không đem đến một kết quả hoàn hảo, mà có khi tiền mất mà tật lại mang. Ví dụ: một bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối đã chẩn đoán đầy đủ cần phải phẫu thuật. Nhưng dù có phẫu thuật hay không phẫu thuật khối ung thư đó thì, tiên lượng thời gian sống còn của người bệnh không thay đổi thì, có nên đè người bệnh ra để phẫu thuật không? Đó là y đức rút ra từ tiên lượng trong y học.
Làm sao một thầy thuốc có thể chữa hết bệnh cho một bệnh nhân khi người thầy thuốc ấy không hoặc chưa tìm ra được nguyên nhân của căn bệnh ấy? Nên việc của người thầy thuốc là phải chẩn đoán được bệnh không chưa đủ, mà phải chẩn đoán được nguyên nhân của căn bệnh ấy. Nếu không, nhiệm vụ của người thầy thuốc chưa hoàn thành.
Từ gần 2.600 năm trước, khi ngài Tất Đạt Đa ngộ, ông đã đưa nhân - quả trở thành một qui luật cho đạo và đời. Sau ngài Tất Đạt Đa hơn 2200 năm - Emmanuel Kant (1724-1804) - mới dùng nhân quả như một cặp phạm trù cho lý luận của mình. Mặc dù trước Emmanuel Kant các nhà khoa học vẫn sử dụng nhân - quả như một cặp phạm trù trong suy luận để khai phá mọi lĩnh vực tự nhiên và xã hội.
Nếu chịu khó quan sát, cuộc sống thường nhật nhân - quả luôn hiện diện mọi lúc, mọi nơi, mọi hiện tượng sự vật. Trong y học và trong các ngành khoa học khác, nhân - quả không thể thiếu khi biết dùng nó một cách nhuần nhuyễn.
Đứng trên quan điểm y triết, thì bệnh lý là hậu quả. Còn nguyên nhân gây ra bệnh nằm ở đằng sau là cái mà thầy thuốc cần tìm để giải quyết bệnh. Nhưng ngoài quan điểm y triết ra, người thầy thuốc còn phải nhìn thấu cái kết cuộc của nguyên nhân gây ra bệnh nó sẽ đưa căn bệnh đi về đâu với khả năng hiểu biết và chữa trị của y học đương đại. Ấy mới là một thầy thuốc toàn diện và làm đúng chức năng và nhiệm vụ của mình. Và lúc ấy người thầy thuốc mới đạt được tiêu chuẩn y đức.
Người thầy thuốc giỏi và có đạo đức là người thầy thuốc phải có kiến thức toàn diện chứ không chỉ có kiến thức y học - đặc biệt phải thông tư tưởng triết học trong y học - thì mới nhìn ra bản chất của những hiện tượng mà được gọi là những biểu hiện lâm sàng của bệnh lý, nguyên nhân của bệnh lý và bao nhiêu cặp phạm trù khác đang có mặt trên con bệnh của mình.
Và không cứ gì trong y học mới cần đến triết học để làm nền tảng cho sự đi tìm. Mà triết học đã là nền tảng cho mọi phát minh nhân loại từ khi khai sinh lập địa đến ngày nay.
Và không cứ gì trong y học mới cần đến triết học để làm nền tảng cho sự đi tìm. Mà triết học đã là nền tảng cho mọi phát minh nhân loại từ khi khai sinh lập địa đến ngày nay.
Asia Clinic, 10h20' ngày Chúa Nhật, 22/5/2011
1 Nhận xét
cháu tên vinh,nam, 38 tuổi ,sống tại Lai Châu. 5 năm gần đây cháu mãi mê kinh doanh, nên ít chơi thể thao( cầu lông), 3 năm trước cháu thấy người yếu nhanh đi, hay đau cơ khớp, đặc biệt là hiện tại khớp gối đau mỗi khi leo cầu thang chẳng hạn, lưng thì ngồi 1 lúc lâu mà đứng lên là phải ưỡn 1 lúc mới thẳng. 3 năm gần đây đi đánh cầu ko thường xuyên, ngày càng chậm chạp. Cháu ko dùng thuốc tây, cháu tự thay đổi nguồn nước sinh hoạt trong nhà, ăn nhiều bì lợn thì thấy đầu gối nó khỏe ra. Cháu đọc rất nhiều sách, xem từng người bị tuyên án từ năm chị Lê Thị CN và anh Nguyễn văn Đài giờ đang ở Đức , khoảng chục năm nay là cháu sang trang mới với tư tưởng không giống SGK dạy. Bác sỹ có bài gì về đông y mách cháu điều trị căn nguyên cơ xương khớp cháu với .Trước đây cháu rất khỏe, vài năm mới ốm 1 lần bác ạ
Trả lờiXóa