TƯƠNG LAI CHÍNH TRỊ, KINH TẾ VÀ AN NINH TOÀN CẦU TRONG MỘT THẾ KỶ TỚI

Ngày đăng: [Tuesday, November 12, 2013]
Bài đọc liên quan:
+ Thuận lợi và khó khăn cho tương lai Việt Nam
+ Quay về hệ thống Bretton Woods
+ Độc lập năng lượng trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau
+ Thế giới vào năm 2030
+ Trọng tâm Thái Bình Dương của Obama
+ Kế hoạch 383 của Trung Hoa chỉ là mỵ dân và thế giới
+ Tương lai Trung Hoa về đâu?

Thế kỷ XXI là thế kỷ của an ninh năng lượng, nguồn nước sạch và lương thực. Mọi biến động về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, chiến tranh,... trên toàn cầu đều xoay quanh 3 lĩnh vực chính này. Cho đến lúc này, sự cạnh tranh khốc liệt vẫn diễn ra bỡi 2 cường quốc Hoa Kỳ và Trung Hoa. Đâu đó trên thế giới vẫn còn ảo tưởng một Trung Hoa thống trị thế giới vào khoảng 2026. Họ đang thực hiện một kế hoạch gọi là 383 để cố làm được điều ấy vào 2020. Nhưng vô vọng vì trong khi họ tiến trong nền chính trị què quặt, thì Hoa Kỳ đã đi đến chỗ mà Trung Hoa không bao giờ đạt được dù trong giấc mộng Trung Hoa.

Nhưng năm 2010, Hoa Kỳ tuyên bố rút dần khỏi túi dầu thế giới - Trung Đông - để xoay trục sang Thái Bình Dương, sau khi từ bỏ Thái Bình Dương để sang Trung Đông 4 thập kỷ qua thông cáo Thượng Hải, để ký hiệp định Paris rút khỏi quân đội ở Đông Dương, giao quyền cai trị mãnh đất này cho Trung Hoa. Đây là dấu mốc quan trọng mà ít ai quan tâm lý do nào Hoa Kỳ quay lại Thái Bình Dương. Có 3 lý do cơ bản cần đưa ra để hiểu rõ nguyên nhân quay lại của Hoa Kỳ.

Thứ nhất là từ trước năm 2010, Hoa Kỳ - vùng đất của sáng tạo - đã tìm ra phương pháp biến đá thành dầu. An ninh năng lượng của Hoa Kỳ trong vòng 1 thế kỷ tới xem như không còn là vấn đề để quan tâm.

Lý do thứ hai là sự trổi dậy hung hãn của Trung Hoa nhằm làm bá chủ châu Á, và toàn cầu, đang cần sự có mặt của Hoa Kỳ, cũng giống như sự trổi dậy của Iran, Iraq và Liên Xô ở vùng Trung Đông vào đầu thập niên 1970s của thế kỷ trước.

Và cuối cùng là, một Hoa Kỳ trở lại thời kỳ hoàng kim khi tìm ra dầu hỏa, để giữ vững ngôi vị quán quân của siêu cường về mọi lĩnh vực, khi Hoa Kỳ sẽ là quốc gia xuất khẩu dầu hỏa số 1 thế giới vào năm 2020. Nó sẽ tác động đến những thay đổi cục diện của từng khu vực trên toàn cầu.

Về mặt kinh tế và chính trị toàn cầu, khi Hoa Kỳ trở thành quốc gia số 1 xuất khẩu dầu hỏa, thì giá dầu sẽ giảm, nhân loại sẽ được hưởng thụ nguồn cung năng lượng thêm 1 thế kỷ nữa, mà không phải lo lắng các túi dầu, khí sẽ cạn kiệt trong vòng nửa thế kỷ tới.

Sau khi Hiệp Định Bretton Woods bị Đức và Nhật từ bỏ vào năm 1970, nhờ vào sự che chở của Hoa Kỳ để lo phát triển kinh tế sau chiến tranh thế giới II. Tháng 8 năm 1971, tổng thống Nixon đã quyết định không neo đồng đô la Mỹ vào vàng, thả nổi đồng đô la Mỹ để điều hành kinh tế toàn cầu. Từ đó, một thế giới hỗn loạn về kinh tế cứ diễn ra khoảng 7-8 năm một lần, do sự phát triển không có kế hoạch ở các khu vực, quốc gia trên thế giới. Từ đó, giá dầu được neo vào vàng và đồng đô la vạn năng là 2 yếu tố quyết định chủ chốt. Dĩ nhiên, do nhu cầu năng lượng mà một số yếu tố như, đình công, chiến tranh, giảm sản xuất, phát hiện thêm mỏ dầu, v.v... cũng là những yếu tố làm ảnh hưởng giá dầu trên toàn cầu.

Khi giá dầu biến động thì làm ảnh hưởng đến nền kinh tế, kể cả chính trị các quốc gia xuất và nhập khẩu dầu. Cụ thể là, giá dầu lên thì các quốc gia nhập khẩu dầu sẽ khó khăn, còn các quốc gia xuất khẩu dầu được hưởng lợi; và ngược lại. Nhưng khi Hoa Kỳ đã đảm bảo an ninh năng lượng cho chính họ, thì cả thế giới cũng được hưởng sự an toàn năng lượng với giá rẻ.

Trong khi đó, kinh tế châu Âu đang vật lộn với một mô hình United States of European với dị biệt văn hóa, và chưa chuẩn hóa về luật pháp để được một sự đồng thuận như United States of America. Kinh tế Hoa Kỳ khủng hoảng 2008, kéo theo kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng, đặc biệt, nền kinh tế dựa vào tăng trưởng do đầu tư công và xuất khẩu của Trung Hoa cũng đang vật vã. Hoa Kỳ bắt đầu tăng trưởng kinh tếthị trường lao động tăng trưởng mạnh bất ngờ vào tháng 10/2013 này, và họ đang xem xét có nên tung những gói kích thích kinh tế - QE3 - sau 5 năm vật lộn với suy giảm kinh tế. Và Hoa Kỳ còn hy vọng sẽ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, giảm tỷ lệ thất nghiệp về tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên - 3-5% - nhờ vào luật đầu tư của chính quyền Obama.

Vấn đề này cho chúng ta thấy những dấu hiệu tốt cho kinh tế toàn cầu, và những kết quả của nó ảnh hưởng đến từng quốc gia, khu vực trong tương lai.

Giá vàng ngày 12/11/2013 là 1269.80usd/oz sau khi đã giảm 16usd/oz qua đêm.

Đầu tiên là giá dầu và vàng sẽ giảm trong dài hạn 7 năm tới, khi Hoa Kỳ đạt mức xuất khẩu dầu số 1 toàn cầu, và sẽ còn giảm tiếp, có thể về cái mốc của cuối thập niên 1990s - dầu ở mức 40USD/thùng, và vàng ở mức 400USD/ounce. Vì năm 1980 khi Hoa Kỳ bị khủng hoảng 52 con tin ngoại giao với Iran, dầu đã từng lên giá cao và vàng đã từng đạt mốc 850USD/oz, nhưng đến 1990 thì vàng chỉ còn 230USD/oz, và dầu chỉ còn 20USD/thùng!

Giá vàng update ngày giáng sinh 24/12/2013: 1199.10usd/oz. Tính ra hơn 1 tháng qua vàng giảm 70usd/oz, và trong năm 2013 này vàng giảm 460usd/oz, sau khi kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng 4,1% cao hơn dự kiến là 3,6%/năm 2013 này. Ai có vàng thì bán tháo đi đừng chần chờ.

Thứ hai là Hoa Kỳ vẫn khẳng định siêu cường số 1 toàn cầu trong ít nhất một thế kỷ tới. Một thế kỷ tới số phận của thế giới vẫn nằm trong tầm chiến lược của Hoa Kỳ.

Hai vấn đề lớn trên sẽ là yếu tố quyết định để các quốc gia nhỏ bé chọn tầm nhìn an ninh quốc phòng và nền kinh tế chính trị đúng đắn cho riêng mình, để dân giàu nước mạnh. Vì chỉ sau 25 năm kể từ khi Hoa Kỳ bảo trợ an ninh quốc phòng cho Đức và Nhật sau chiến tranh thế giới II, họ đã phát triển kinh tế vượt bậc, chiếm lĩnh thị phần thế giới, và đòi xóa bỏ Hiệp định Bretton Woods, hòng muốn cạnh tranh với đồng đô la trên thị trường toàn cầu.

Mặc dù an ninh lương thực và nguồn nước sạch đóng vai trò lớn cho toàn cầu trong thế kỷ tới, nhưng nó chỉ có giá trị để Trung Hoa lấy làm mối đe dọa láng giềng. Và một số quốc gia châu Phi, Trung Đông, cũng như châu Á cần phải biết trân quý những gì thiên nhiên ban phát, thì có thể ổn định được trong vòng một thế kỷ tới.

Đối với Việt Nam cho đến giờ này chưa là một quốc gia phát triển bằng sáng tạo, mà vẫn còn là một nước đang phát triển chủ yếu nhờ vào nông nghiệp, và bán rẻ sức lao động, tài nguyên là chủ yếu. Mặc dù, định hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam đến 2020 là một nền kinh tế công nghiệp, nhưng tỷ trọng công nghiệp có được vẫn nhờ cậy vào đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, doanh nghiệp trong nước vẫn chỉ là gia công lắp ráp, chưa tự sản xuất được bất kỳ một mặt hàng công nghiệp nào có thể cạnh tranh với thế giới.

Nếu Việt Nam có đủ những lãnh đạo có khả năng lèo lái quốc gia, thì lúc này là cơ hội ngàn vàng để tính cho quốc gia dân tộc một chặn đường dài trong một thế kỷ tới về việc quy hoạch phát triển ngành mũi nhọn: nông, ngư nghiệp vẫn còn đang chiếm 80% nuôi sống dân Việt. Đồng thời chọn lựa một hình thái chính trị kinh tế phù hợp để chung sống hòa bình và thịnh vượng. Bằng không, khó lường trong tương lai gần của đất nước sẽ đi về đâu, trong kiếp nạn kinh tế, chính trị và văn hóa đang suy đồi đến đáy như bây giờ.

Asia Clinic, 11h22' ngày thứ Ba, 12/11/2013

Đăng nhận xét

0 Nhận xét