Ngày đăng: [Monday, August 08, 2016]
Bài viết của bà phó giáo sư kinh tế học Keyu Jin, hiện đang là giảng viên của London School of Economics. Bà cũng là một lãnh đạo của World Economic Forum Young Global Leaders và là thành viên của Hội đồng Tư vấn Richemont Group.
Tôi chuyển ngữ bài viết này nhằm cho chúng ta thấy rõ bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam là sao y bản chính hòan toàn 100% của nền kinh tế mang màu sắc Trung Quốc trong 26 năm cởi trói qua, bằng phân quyền xuống lãnh đạo chính quyền địa phương để hôm nay nợ công chồng chất, tham nhũng và những nhóm lợi ích đan xen chằng chịt như Trung Quốc.
Và hiện nay, chính quyền cộng sản ở Việt Nam lại đang tiếp tục sao chép tiếp cách mà Tập Cận Bình đang cải cách ở Trung Quốc như ông phó thủ tướng Vương Đình Huệ vừa mới đưa ra: Tìm giải pháp xóa tình trạng 63 tỉnh, 63 nền kinh tế. 26 năm cởi trói, thực sự Việt Nam chưa có nhà kiến thiết quốc gia đủ năng lực, mà chỉ toàn sao chép. Nhưng ai dám chắc việc ông Tập đang làm là đúng khi mô hình kinh tế chính trị đơn nguyên tập quyền là nguyên nhân chính của mọi bất cập, tha hóa hôm nay của Trung Quốc và Việt Nam? Nên nhớ rằng, kinh tế chính trị là nghệ thuật - art - không ai và không mô hình nào tốt mãi, đúng mãi.
Một người bán sách vệ đường đang đọc một cuốn sách trong khi ông chờ đợi khách hàng bên cạnh bức chân dung của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Cố chủ tịch Mao Trạch Đông, tại một hội chợ ngoài trời tại quận Juancheng, tỉnh Sơn Đông. Khi ông Tập Cận Bình ra lệnh chính thức rằng, nền giáo dục của Trung Quốc cấm giáo trình đại học có tư tưởng thúc đẩy "giá trị phương Tây". Ảnh Reuter
Bài viết gốc: Xi Jinping is No Mao Zedong
BẮC KINH - Phần lớn của thế giới đang đổ dồn những con mắt về sự quan tâm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ông không chỉ tái tập trung quyền lực về tay chính quyền trung ương; mà nhiều người tin rằng chiến dịch chống tham nhũng cấp tiến của ông là một chiếc lá ngụy trang cho một cuộc thanh trừng chính trị. Họ lo lắng rằng Tập đang xây dựng một sự tôn sùng cá nhân, giống như xung quanh việc Mao Trạch Đông và cuộc cách mạng văn hóa vội vàng.
Sự thật là - so với Mao thì Tập(ND) - ít nham hiểm hơn. Ở một mức độ nào đó, thì Tập đang thực sự tích lũy quyền lực cho mình, động cơ của ông ta là cần thiết để Trung Quốc mạnh hơn - cho cả chính phủ và nền kinh tế của Trung Quốc. Để thành công, ông ấy phải mang một bộ máy quan liêu mà đã bị thoát khỏi tầm kiểm soát trở lại quỹ đạo của nó.
Trong ba thập kỷ qua, quyền lực ở Trung Quốc đã bị phân cấp đáng kể, nó được trao cho chính quyền các tỉnh, thành phố, trong mô hình ngày càng gia tăng, trao quyền tự chủ trọng yếu về chính phủ địa phương là để thử nghiệm và kiểm tra cải cách nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy tăng trưởng GDP. Hơn nữa, chính quyền địa phương đã được phép trực tiếp kiểm soát các nguồn tài nguyên - như đất đai, tài chính, năng lượng, nguyên liệu - và được phép phát triển cơ sở hạ tầng địa phương. Kết quả là, chính quyền địa phương chiếm trung bình 71% của tổng chi tiêu công trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2014 - nó là một phần quá lớn hơn nhiều so với các quốc gia lớn nhất thế giới (ví dụ chi tiêu công ở tất cả các tiểu bang của Hoa Kỳ chỉ chiếm 46%.)
Mục đích của chính sách kinh tế phân quyền về các chính phủ địa phương là để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tổng thể bằng cách khuyến khích sự cạnh tranh giữa các vùng. Những ông bí thư đảng ủy tỉnh thành biết rằng con đường sự nghiệp của họ phụ thuộc vào hiệu quả kinh tế đô thị của họ. Và bằng cách làm việc chăm chỉ để thúc đẩy tăng trưởng, họ đã châm ngòi cho sự trỗi dậy của Trung Quốc trong 30 năm tăng trưởng kinh tế thần kỳ để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới (theo một số biện pháp, to lớn nhất) và bảo đảm tính hợp pháp của Đảng Cộng sản cầm quyền trong thời kỳ hậu Mao.
Nhưng phân cấp đã có nhược điểm của nó. Nó đã dẫn đến sự lãng phí đáng kể, điển hình là các khoản nợ khổng lồ của chính quyền địa phương. Và nó đã thúc đẩy tham nhũng với quy mô lớn, với sự nổi bật ưu đãi đặc biệt không bình thường với các doanh nghiệp của các quan chức địa phương bằng sự hỗ trợ, lệnh bằng mồm, cắt giảm thuế, vay tín dụng giá rẻ, hoặc mua đất với giá thấp hơn thị trường.
Trong một đất nước có những quy định nghiêm ngặt và các thị trường tài chính chưa phát triển, doanh nghiệp tư nhân phải đối mặt với những rào cản khó vượt để khởi nghiệp và điều hành doanh nghiệp. Thì việc giao dịch bất hợp pháp là cái mà doanh nghiệp tư nhân cần phải thực hiện để đạt được quyền tiếp cận nguồn tài nguyên và thị trường mà họ cần thiết, các công ty tư nhân đã được ưu đãi nhiều hơn sẵn sàng để tấn công các công ty tư nhân yếu thế bằng cách, hối lộ tiền mặt hoặc thanh toán khác cho cán bộ chịu tham nhũng hoặc phá vỡ luật pháp mà họ đặt ra.
Với những phân quyền như vậy đã tạo điều kiện cho sự xâm nhập của hàng trăm ngàn doanh nghiệp tư nhân thúc đẩy tăng trưởng thị trường vào cuối thập niên 1990. Trong một kỷ nguyên mà tăng trưởng kinh tế là ưu tiên hàng đầu, tham nhũng đã ngầm chấp nhận được thúc đẩy, và thậm chí vô tình làm ngơ.
Nhưng tham nhũng đã thoát khỏi sự kiểm soát, và bây giờ nó đe dọa cả sự ổn định của Trung Quốc và tính hợp pháp của Đảng Cộng sản cầm quyền. Hơn ba thập kỷ của quản trị lỏng lẻo, một số chính quyền địa phương đã hình thành bè phái chính trị làm việc với nhau để bảo vệ lợi ích bất hợp pháp và lợi ích kinh tế. Tham ô và biển thủ tiền công quỹ cực lớn, không thể không có đồng phạm bảo vệ và hỗ trợ lẫn nhau trên những bậc thang chính trị.
Những mạng lưới chính trị tàng hình trở thành hầu như bất khả xâm phạm, với nhiều cán bộ, mặc nhiên trở thành đối thủ của chính phủ trung ương, quyết liệt bảo vệ lợi ích kinh tế của họ bằng cách bảo vệ ghế và bổng lộc mà đảng cộng sản đã trao cho của họ. Trừ khi có một sự trói quyền các quan trấn thủ thành phố, thì chính quyền trung ương phải có kế hoạch cải cách bằng nụ hôn tạm biệt nó.
Vì vậy, Tập đã ngừng quay mặt làm ngơ đối với tham nhũng. Ông đưa một số quyền lực của chính phủ địa phương trở lại vào tay của chính quyền trung ương. Và ông đã phát động chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng của ông.
Trong hai năm qua, các quan chức từ tất cả các tỉnh của Trung Quốc - từ những cán bộ trưởng bộ phận cấp thấp trong các bộ tới các nhà lãnh đạo cấp cao của tỉnh - đã bị giam giữ. Sự quan tâm đến địa lý đôi khi được đưa vào truy lùng, với việc bắt giữ một quan chức từ một tỉnh biên giới theo sau vụ bắt giữ một quan chức ở một đô thị trung ương.
Vây bắt một số lượng lớn các quan chức cấp cao (và sĩ quan quân đội), những người được xem là những đối thủ chính trị có thể làm cho mọi người trông giống như một cuộc thanh trừng. Nhưng thực tế là tất cả những người đã bị truy tố và kết án tù đã được tìm thấy có tội, dựa trên bằng chứng chắc chắn. Trung Quốc ngày nay, mặc dù với ngành tư pháp không hoàn hảo của mình, cũng không còn có thể bỏ tù các quan chức hoàn toàn trên cơ sở chính trị, như là những trường hợp dưới thời Mao.
Những nỗ lực Tập để kiềm chế tình trạng quan liêu của Trung Quốc tiếp tục suy giảm. Trong ngắn hạn, hoạt động kinh tế có thể chịu đựng, khi chính quyền địa phương trì hoãn các quyết định, để tránh thu hút quá nhiều sự chú ý đến mình. Nhưng một khi hệ thống được làm sạch lên, Trung Quốc sẽ ở một vị trí mạnh mẽ hơn để đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững và ổn định.
Những người lo sợ Cách mạng Văn hóa 2.0 cần phải hiểu rằng Trung Quốc không phải là quốc gia của cách đây 50 năm. Vết nhơ cửa quyền và tôn sùng cá nhân đã bị cày theo ba thập kỷ gia tăng sự cởi trói và tăng trưởng kinh tế. Không ai hiểu điều này hơn Tập.
Sài Gòn, 16h26' ngày thứ Hai, 08/8/2016
0 Nhận xét