SYRIA HẬU TRIỀU ĐẠI ASSAD

Ngày đăng: [Tuesday, April 10, 2012]

Bài viết liên quan của chủ Blog:




Bài viết của các Tác giả khác:

Bài viết gốc: Syria after Assad

Bài viết của ông Ronald S. Lauder là một tỷ phú người Mỹ gốc Do Thái. Ông là Chủ tịch hội đồng người Do Thái trên toàn cầu. Một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn ở đằng sau chính trường nước Mỹ.

NEW YORK – Theo quan điểm rộng rãi hiện nay ở phương Tây thì, mùa xuân Ả Rập đánh dấu một bước tiến rõ ràng theo hướng tự do và dân chủ ở Trung Đông là một quan điểm hấp tấp. Ý tưởng này có thể một phần dựa vào mơ tưởng, mà bỏ qua thực tế quyền lực thực sự định hình các sự kiện. Một năm đã trôi qua, nó đã không thể đạt được một kết luận xác định - tình hình là vẫn còn quá khó hiểu, và vượt quá những am hiểu của các nhà lãnh đạo mới.

Thật vậy, ở những nơi mà các nhà lãnh đạo mới đã kiểm soát, họ đã không thể cung cấp những gì mà người dân đã hy vọng, buộc lòng lãnh đạo mới phải lập ra những ngăn cấm đối với dân chúng. Vì vậy, trong khi một "Mùa hè Ả Rập" chưa thể đến (mà ngược lại, một vài nhà cai trị độc đoán của khu vực lại xuất hiện, để được thưởng thức một mùa hè Ấn Độ), có một nguy cơ ngày càng tăng, ít nhất là một số quốc gia, trở thành “Mùa đông Hỗn loạn"(1).

Điều này đặc biệt đúng ở Syria, nơi mà một chế độ tội phạm đang bám vào quyền lực bằng bất kỳ phương tiện nào. Bên trong Syria thì, chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad cố gắng xoa dịu người dân bằng cách giả vờ cải cách và tuyên truyền những người biểu tình là những kẻ khủng bố bị giật dây bỡi các thế lực ngoại bang. Đối với cộng đồng Quốc tế thì, nước Nga là nhà cung cấp vũ khí chính của Syria để bảo vệ chế độ. Để định hướng sai lệch cho toàn dân(red herring), Assad đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý muộn màng và giả tạo về cải cách hiến pháp, nhưng lại không chấm dứt những vụ giết hại bừa bãi hàng ngàn người biểu tình và thường dân vô tội.

Đối với cộng đồng quốc tế, Assad đã mất tính hợp pháp vì những gì ông đã gây ra. Ngay cả Liên đoàn Ả Rập (Arab League) đã lên án hành động của ông ta, đình chỉ tư cách thành viên của Syria vào cuối tháng Mười Một năm ngoái. Trong khi đó, phương Tây đang gia tăng những biện pháp trừng phạt, và nhiều ý kiến cả bên trong lẫn bên ngoài Syria kêu gọi một sự can thiệp quân sự kiểu Libya. Cuối cùng, ngoại trừ việc Nga và Trung Quốc chấm dứt hỗ trợ cho chế độ Assad, nếu không họ sẽ phải chịu một mất mát lớn về uy tín đối với thế giới Ả Rập.

Bất chấp những nỗ lực tích cực của Assad để duy trì kiểm soát, thời gian cầm quyền của Assad được tính bằng ngày. Chứ không phải với câu hỏi, thực sự là liệu chế độ Assad có sẽ sụp đổ không.

Đó là những tin tốt cho thế giới, nhưng nó lại không đảm bảo rằng việc thay đổi chế độ sẽ giải quyết được vấn đề của Syria. Ngược lại, một số vấn đề có thể tồi tệ hơn.

Vấn đề quan trọng nhất là làm thế nào để duy trì sự ổn định chính trị trong khu vực. Syria đã là một yếu tố nguy cơ nghiêm trọng trong nhiều năm. Syria có một khả năng quân sự lớn đứng vị trí thứ mười thế giới, và kho vũ khí hóa hoá học. Mặc dù có những phủ nhận chính thức, nhưng Syria cũng đã cố gắng để phát triển một chương trình hạt nhân bí mật, với sự giúp đỡ của Bắc Triều Tiên. Dưới sự lãnh đạo của dòng tộc Assad, đất nước đã trở thành một trong những đồng minh chính của Iran và một trung tâm khủng bố quốc tế.

Mối quan hệ giữa Syria và Iran đã có một ảnh hưởng phá hoại khu vực. Với lực lượng Vệ Binh Cách mạng (Revolutionary Guard) của mình, giáo chủ Ayatollah Ruhollah Khomeini, người đang cầm quyền ở Iran trong suốt những năm 1980s, đã thành lập tổ chức Hezbollah(2) dòng Shia dọc theo biên giới Syria-Lebanon(3) như là một phương tiện để truyền bá hệ tư tưởng Hồi giáo của ông trong toàn bộ khu vực.

Thông qua liên minh với Hezbollah, Syria và Iran đã làm cho Lebanon trong một tình thế bị bóp nghẹt chính trị trong gần hai thập kỷ. Năm 2005, cựu Thủ tướng Rafiq al-Hariri của Lebanon bị ám sát khi xe của ông đã bị phá hủy ở Beirut(4). Kết quả điều tra của Liên Hiệp Quốc chỉ ra rằng có bằng chứng mạnh mẽ là vụ nổ là do nhóm Hồi giáo Hezbollah tiến hành, có thể có sự hỗ trợ từ Cơ quan Mật vụ Syria (Syrian secret service). Trong khi đó, bảng tuyên ngôn năm 1985 của Hezbollah tuyên bố mục đích của nó là "Xoá sạch đến tận cùng" đối với Israel, ngày nay Hezbollah đã trở thành một tổ chức chính trị trong một quốc gia (a state within a state), và Hezbollah có thể quyết định chính sách của chính phủ Lebanon kể cả chọn lựa thủ tướng của Lebanon.

Hơn nữa, ở Syria, nhóm khủng bố đã tìm thấy một nơi trú ẩn an toàn. Từ ngôi nhà mới của mình, Hezbollah đã có thể chuẩn bị các cuộc tấn công vào Israel và phương Tây, bao gồm cả cuộc chiến chống lại Israel trong năm 2006, những chiếc xe bị đặt bom gần đây nhằm vào các nhà ngoại giao Israel ở Ấn Độ và Georgia, và các cuộc tấn công chống lại phương Tây, và những tổ chức của người Do Thái ở các quốc gia xa xôi như Argentina.

Một "Mùa xuân Syria" sẽ là nguy hiểm nếu nó là kết quả của một quốc gia suy yếu. Với sự phát triển căng thẳng giữa cộng đồng Hồi giáo người Sunni chiếm đa số và dòng Hồi giáo Alawite người Shia thiểu số của Assad cầm quyền, nguy cơ căng thẳng sắc tộc và tôn giáo là to lớn. Những nhu cầu thay đổi đó sẽ có những kỳ vọng rất lớn mà không thực tế cho một chính phủ mới, lần lượt, nó sẽ bị ràng buộc bởi những xung đột lợi ích của các nước lớn (main players).

Với một quốc gia suy yếu, những điều nguy hại đến tự do sẽ ít quan tâm đến việc tạo ra một trật tự mới, mà ớ đó có các biện pháp bảo vệ tự do, an toàn, và hạnh phúc cho nhân dân. Trong thực tế, hỗn loạn và xung đột dân sự sẽ cho phép thành phần tham nhũng của Syria duy trì và mở rộng các hoạt động như tống tiền, và buôn bán ma túy và vũ khí. Và, cũng như ở Iraq, chế độ Iran sẽ cố gắng để nắm lấy bất kỳ cơ hội nào để làm suy yếu sự thay đổi dân chủ tại Syria, đó là chế độ cũ - đặc biệt là trong quân đội - sẽ không biến mất qua chỉ một đêm trường.

Để tránh sự hỗn loạn chính trị và sự leo thang trong khu vực đã chứng kiến ​​ở các nước Ả rập khác trong thời gian gần đây, điều rất quan trọng mà bất kỳ chính phủ Syria mới nào cũng phải làm là kết thúc vai trò của đất nước này như là một cửa ngõ cho Iran xâm nhập vào vùng Cận Đông.

Rõ ràng, Israel sẽ không chỉ đơn giản là một lá chắn nếu sự hỗn loạn trong một nước láng giềng đe dọa để trở thành một mối đe dọa thường trực đối với an ninh của Israel. Thổ Nhĩ Kỳ, một láng giềng quan trọng nhất của Syria, sẽ phải thực hiện một sự lựa chọn: hoặc là nó vẫn tiếp tục xoa dịu Iran (đối tác thương mại thân thiện của Thổ), hoặc là Thổ phải hoạt động có lợi cho hòa bình và ổn định, cho cả hai ở Syria và trên toàn khu vực.

Triều đại khủng bố của Assad phải kết thúc, nhưng hậu quả phải được xử lý một cách cẩn thận. Sự ổn định của toàn khu vực trong tương lai phụ thuộc vào cách xử lý hậu quả này.

Bản quyền Project – Syndycate 2012

Ghi chú của người dịch:
1. Mùa Xuân Ả Rập, Mùa Hè Ấn Độ, Mùa Đông Hỗn loạn: là cách chơi chữ của tác giả muốn ám chỉ là xấu và tốt. Ví dụ, Mùa Xuân Ả Rập, có nghĩa là sẽ tốt sau các cuộc cách mạng xã hội ở Trung Đông và Bắc Phi năm 2011, nhưng nó lại biến thành Mùa Hè Ấn Độ, có nghĩa là nóng bức và xấu. Rồi cuối cùng nó thành Mùa Đông hỗn loạn có nghĩa là các cuộc cách mạng này có kết cục xấu trên thực tế 1 năm qua.

2. Hezbollah: có nghĩa theo tiếng Ả Rập là “Đảng của Thượng Đế”. Nó là một tổ chức chính trị, được thành lập năm 1982, từ dòng Hồi giáo Shia ở Lebanon, nhằm đối đầu với Israel trong việc Israel xâm lược Lebanon để đẩy Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) của Yasser Arafat ra khỏi Lebanon. Như tác giả đã viết, Hezbollah được sự yểm trợ của Iran và Syria. Nó được xem là kẻ thù không đội trời chung của Israel. Hezbollah sau khi thành lập ở Lebanon, nó trở thành đảng cầm quyền của nước này, và là tay sai của Iran và Syria.

3. Lebanon: tiếng Việt gọi là Li Băng, một quốc gia nhỏ ở Trung Đông, với diện tích chỉ khoảng 10.500 km vuông và 4 triệu dân. Cái tên Lebanon từ tiếng Anh, có nghĩa là trắng. Nó nói lên ngọn núi phủ tuyết Liban. Dù nhỏ, nhưng Lebanon có vị trí địa chính trị rất quan trong với các quốc gia Trung đông. Phía Bắc và Đông tiếp giáp với Syria. Phía Nam tiếp giáp với Israel. Tây giáp với Địa Trung Hải.Bi kịch của Lebanon cũng giống như bi kịch của các nước nhỏ láng giềng với Trung Hoa, trong đó có Việt Nam.

Trải qua lịch sử gần 2500 năm, Libanon luôn chịu hết sự đô hộ của Ba Tư (Iran) rồi đến Hy Lạp, rồi sang tay Ai Cập, thì đến đế quốc Ottoman. Lịch sử cận đại là thuộc địa Pháp từ giữa cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX. Năm 1943 tuyên bố độc lập và phát triển kinh tế nhanh chóng được 15 năm thì bị rơi và khủng hoảng kinh tế. 1958 Hoa Kỳ nhúng tay vào giúp ổn định và rút lui, thì Lebanon lại rơi vào cái vòng kim cô của 2 nước lớn trong vùng là Iran và Syria sau cuộc nội chiến 1975-1990. Lebanon suốt 4 thập niên qua luôn bị khống chế bỡi những cuộc xung đột sắc tộc và tôn giáo trong quá trình lập Quốc của dân Israel theo Do Thái giáo trong một cộng đồng Hồi giáo tại khu vực.

4. Beirut: Thủ đô của Li Băng, rộng khoảng 11km vuông, có ngọn núi Liban án ngữ phía Đông và biển Địa Trung Hải ở phía Tây. Cái tên Beirut có nghĩa là những giếng nước. Vì nó có những mạch nước ngầm ở khu vực hiếm nước Trung Đông này. Cho nên, Beirut đã từng là một trung tâm kinh tế tài chính khu vực. Dù sau cuộc nội chiến 1975 – 1990, Beirut bị tàn phá, nhưng các trụ sở của Liên Hiệp Quốc, của khu vực được đặt ở đây. Vì Beirut là một thành phố biển nhìn ra Địa Trung Hải, với dân số chiếm khoảng gần ½ toàn dân Li băng, có đường bộ và đường hàng không nối liền hầu khắp các quốc gia trong khu vực, và đường biển đi đến châu Phi và châu Âu.

BS Hồ Hải dịch – Asia Clinic, 17h20' ngày thứ Ba, 10/4/2012

Đăng nhận xét

0 Nhận xét