QUYỀN LỰC CỦA NGƯỜI DÂN TRUNG HOA

Ngày đăng: [Saturday, December 24, 2011]

Bài viết của Mã Kiện (馬健: Ma Jian) sinh ngày 18 tháng 8 1953) là một nhà văn Trung Quốc. Ông được sinh ra tại Thanh Đảo ngày 18 tháng tám năm 1953. Năm 1986, ông chạy tị nạn đến Hồng Kông sau khi bị đàn áp do một số tác phẩm của ông đã bị cấm. Năm 1997, ông bỏ chạy đến Đức vì Hồng Kông trở về với Trung Hoa, sau đó di chuyển đến Anh vào năm 1999. Ông hiện đang sống ở London với đối tác và phiên dịch của mình - bà Flora Drew một nhà làm truyền hình và phim ở School of Oriental and African Studies in London. Mã Kiện nổi lên với tác phẩm “Stick out Your Tongue” được bà Flora Drew dịch sang tiếng Anh năm 2006. Một cuốn truyện ký về văn hoá Tây Tạng, mà nhà cầm quyền Trung Hoa cho là dâm ô cấm xuất bản. Một cuốn khác là "Red Dust" cũng là truyện ký nói lên nỗi cùng khổ ở các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh của Trung Hoa, và nhiều tác phẩm khác.

LONDON – Tôi không vội để hoàn tất việc đọc một bài viết tán dương Ngài Václav Havel[1], một nhà viết kịch Tiệp Khắc trở thành nhà cách mạng bất đồng chính kiến ôn ​​hòa để rồi trở thành vị tổng thống vừa mới từ trần, có nhiều hơn hai câu chuyện nói về sự nghiệp phi thường của Havel trong bối cảnh: cái chết của Kim Chính Nhật, vị lãnh đạo tối cao Bắc Hàn nghiện ngập trong tình dục, và vũ khí hạt nhân, và các cuộc biểu tình ôn hòa chống lại sự tước đoạt quyền sở hữu đất đai của dân làng Wukan tỉnh Quảng Ðông, thuộc miền nam Trung Quốc.

Nếu Havel đã có những lúc nghi ngờ về tác động tích cực lâu dài của ông trên thế giới, thì tôi cũng hy vọng ông có thể đã đọc những thông tin từ làng Wukan trước khi ông qua đời. ngôi làng đánh cá 6000 dân sinh sống, "Quyền lực của không quyền lực" mà Havel đã quảng bá là một phương pháp để huỷ hoại nguyên tắc độc tài toàn trị đã được chứng minh một lần nữa, nó đã đánh vào kỷ cương và chân giá trị khổng lồ mà Trung Quốc đã bọc một mặt nạ bằng kẽm cho một tình hình không còn sự phản đối kể từ cuộc biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn vào mùa xuân năm 1989.

Kim đệ nhị, trong một một ý nghĩa nào đó, ông là nhà chống Havel, không chỉ thiếu sự đúng đắn về đạo đức, mà còn thiếu cả những mối quan tâm về cái độc tài phổ biến trong việc cai trị một quốc gia như thế nào. Cái chết của ông làm tôi nhớ lại rằng Mao Trạch Đông, với tất cả những cuồng loạn chân thực và giả dối - đi kèm với sự sụp đổ của một người tự phong Thánh (self-atointed god).

Nhưng cái chết của Mao ít nhất nó đã làm kết thúc một kỷ nguyên của chế độ độc tài quân phiệt (Caesarism) ở Trung Quốc. Bởi vì ông không có con trai để thực hiện thành công những gì ông ta muốn, Mao chỉ định một Bộ Chính trị với 5 người để thực hiện. Các thành viên của bộ chính trị này, trong đó có cháu trai của mình, Mao Viễn Tân (Mao Yuanxin)[2]; tình nhân của Mao, Trương Ngọc Phượng (Zhang Yufeng)[3]; và Giang Thanh, vợ cuối cùng của ông – họ không đủ năng lực quản như Kim, nhưng, sau thảm họa của cuộc Cách mạng Văn hóa, những thành phần đối lập với họ trong quân đội và các cơ quan nhà nước đã lan rộng khắp nơi để đưa họ đến chỗ kết liễu. Họ, và Tứ Nhân Bang (Gang of Four)[4] (trong đó, Giang Thanh là một thành viên), đã nhanh chóng bị lật đổ.

Sự chuyển đổi của Trung Quốc từ chế độ độc tài quân phiệt (Caesarism) đến chế độ độc tài chuyên quyền (despotism), và rồi thì từ chủ nghĩa Mác (Marxism) đến chủ nghĩa tư bản (Capitalism), đã là may mắn cho công dân của Trung Quốc. Vận xấu của Bắc Triều Tiên , bất chấp sự thiếu khả năng của Kim Chính Nhật, ông ta dường như đã quản lý chỉ để truyền lại ngôi báu cho con trai út của mình, Kim Chính Ân. Với sự thờ ơ của các cơ quan đoàn thể ở Bắc Triều Tiên đối với những tệ hại mà Kim đã gây ra ở đây, đã dường như rất ít cơ hội cho bất kỳ thay đổi nào được bắt đầu từ nội bộ Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên đấu đá quyền lực, có thể là báo hiệu cho sự kết thúc của chế độ.

Bắc Triều Tiên là một loại gương soi thế giới đối với câu nói nổi tiếng của Havel, để tồn tại dưới chế độ độc tài toàn trị (totalitarianism), người ta phải sống trong sự thật. May mắn thay cho Havel, nhà cầm quyền cộng sản có tần nhìn thấp của Tiệp Khắc cũng có tư duy thiển cận trong cách dối trá của họ đối với nhân dân. Tuy nhiên, khi mọi khía cạnh của xã hội được xây dựng, như ở Bắc Triều Tiên, trên một Sự Dối Trá to lớn, và sau đó một Sự Dối Trá thậm chí to lớn hơn, có lẽ đã làm mê muội mọi người, chứ chưa nói đến khả năng sống trong sự thật.

Trong bất kỳ trường hợp nào, triều đại của Kim Chính Ân cũng không được duy trì và lập lại những điên cuồng sai trái như cha và ông nội của mình. Chủ nghĩa Cộng sản (Communism), nhờ vào sự cám dỗ của nền kinh tế thị trường thành công và tấm gương đi đầu bởi những người như Havel, đã đặt hệ thống của nó dưới những căng thẳng từ bên ngoài mà, Kim đệ tam không có nơi nào để giúp đỡ có hiệu quả. Thật vậy, ngay cả hai chế độ mong muốn duy trì triều đại Kim đệ tam là Trung Quốc và Nga – cũng đang cảm thấy áp lực từ những bất mãn của người dân ngay trên đất của họ , bây giờ có vẻ như đã bất lực trước dân chúng.

Wukan, dân làng đơn giản không sợ thách thức của đảng cộng sản và cảnh sát địa phương khi các quan chức đã ăn cắp đất của họ cho một dự án phát triển. Tại Hà Nam, cảnh sát đã xuống đường đòi hỏi nhân quyền phải được bảo vệ. Đại Liên, hàng trăm ngàn người biểu tình phản đối việc xây dựng các nhà máy hóa dầu. Không giống như những gì đã xảy ra cho đến nay Wukan, phản kháng Đại Liên đã bị nghiền nát, nhưng nó giống như hàng chục ngàn cuộc biểu tình khác trên khắp Trung Quốc năm ngoái - báo hiệu cho đảng cầm quyền Trung Quốc không còn chỉ quan tâm đến việc theo đuổi chính trị thụ động chạy theo vật chất.

Tại Nga, tình hình thủ tướng Vladimir Putin cũng tương tự. Sau cuộc bầu cử gian lận vào đầu tháng Mười Hai, các cuộc biểu tình lớn đã nổ ra ở Mạc Tư Khoa và Saint Petersburg. Và những người diễu hành kích động quần chúng (rabble-rousers) không phải là nghèo khổ, mà là tầng lớp trung lưu mới của Nga. Cũng giống như dân làng Wukan, chỉ đơn giản là họ đã quá ngán với sự dối trá của chính quyền.

Dân Bắc Triều Tiên đã bị cưỡng chế một thời gian dài, và mặc dù họ đã bị tẩy não (brainwash) để ngoan ngoãn và trung thành với triều đại của Kim đệ nhị, bạn không thể tưởng tượng được là làm thế nào để họ sẽ chịu sự sai khiến (the beck and call) của Kim Chính Ân, người không được tín nhiệm ở quân sự hoặc những lĩnh vực khác, để cai trị. Với vị thế quốc tế ngày càng bị cô lập ở châu Á, nếu xung đột nội bộ của Bắc Triều Tiên trở nên gay gắt, Trung Quốc có thể gặp khó khăn để hành xử đối với Kim Chính Ân trong mọi tình huống, ngoại trừ sự thờ ơ đầy lo lắng và lạnh nhạt.

phải nhớ lại rằng đó là sự thờ ơ đối với chế độ cộng sản Đông Âu khi chưa cải cách của đảng của Ông Mikhail Gorbachev và Liên Xô, để rồi cuối cùng bậc đèn xanh tự giải quyết số phận họ và cứu Havel ra khỏi nhà tù để đến ngôi vị chủ tịch ở lâu đài Praha. Dĩ nhiên, Havel là một người thụ hưởng sự thờ ơ như vậy, nhưng ông không bao giờ lừa bịp, mà ông là một chiến sĩ đấu tranh cho sự thật và tự do trong suốt cuộc đời của ông.

Đối với Trung Quốc là nên quan tâm đến việc làm thế nào để sống trong sự thật, Havel vẫn là mẫu mực của chúng ta. Tuyên ngôn Hiến chương 77 mà ông viết ra cung cấp hình mẫu đấu tranh dành cho nam khôi nguyên giải Nobel Hoà Bình 2010, tù nhân Lưu Hiểu Ba, người đã khai sinh ra Hiến Chương 08, trong đó tuyên bố rằng Trung Quốc, cũng có thể sống trong chân giá trị và tự do.

Cái chết của Kim Chính Nhật nhắc nhở chúng ta rằng tất cả mọi người đều bình đẳng trước cái chết. Sự ra đi của Havel nhắc nhở chúng ta rằng giá trị của cuộc sống cuối cùng sẽ đạt được sự kính trọng.

Bản quyền: Project Syndicate, 2011.
www.project-syndicate.org

Ghi chú của người dịch:
[1] Václav Havel: Ông sinh ngày 05/10/1936 và mất ngày 18/12/2011. Ông là con của một gia đình tư sản nổi tiếng ở Tiệp Khắc. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Tiệp Khắc đặt dưới sự đô hộ của Liên Xô, nên dưới chế độ xét lý lịch gay gắt của một nhà nước cộng sản, ông đã không được đi học. Ông phải tự học để trở thành nhà văn, nhà viết kịch xuất sắc của Tiệp Khắc. Năm 1968, ông bị nhà cầm quyền cộng sản Tiệp Khắc cấm viết kịch do nhiều vỡ kịch của ông bị chế độ cho là phản động, Ông chuyển sang hoạt động chính trị. Nắm 1977 ông viết ra Hiến chương 77, và bị cầm tù 5 năm dưới chế độ cộng sản ở Tiệp Khắc. Ông là lãnh đạo của cuộc cách mạng Nhung ở Tiệp Khắc từ năm 1989, và là chủ tịch của nhà nước cộng sản Tiệp khắc cuối cùng từ năm 1989 đến năm 1993, đồng thời là Tổng thống đắc cử đầu tiên của một Tiệp Khắc dân chủ dưới cái tên Cộng Hoà Czech từ năm 1993 đến 2003. Ông là tác giả của 21 vở kịch, trong đó có những vỡ kịch nổi tiếng như: Suy tàn (Largo Desolato)Bữa tiệc trong vườn (The Garden Party), và những bài viết Quyền lực của không quyền lực(The Power of the Poweless), Sống trong Sự thật(Living in Truth), và Nghệ thuật của sự không thể(The Art of Impossible).v.v…

[2] Mao Viễn Tân: là cháu ruột của Mao Trạch Đông. Ông được Mao Trạch Đông cất nhắc lên chức bí thư tỉnh uỷ Liêu Ninh. Đến khi Mao bệnh tật cuối đời điều Viễn Tân về Bắc Kinh ở gần để theo dõi bộ chính trị Trung Hoa và đưa thông tin cho Mao. Và ông được Mao đưa vào thành phần cốt cán 5 người trong bộ chính trị sau khi Mao chết.

[3] Trương Ngọc Phượng: là vợ của 1 nông dân ở Bắc Kinh, cũng là 1 trong hàng ngàn cô gái phục vụ cho Mao trên tàu trong những chuyến thị sát tình hình, được Mao yêu thương cất nhắc làm y tá riêng, là người kề cận thân cận nhất của Mao vào những năm cuối đời. Trong tác phẩm hồi ký của bác sỹ riêng của Mao – Lý Chí Thoả: Mao sự nghiệp chính trị và tình dục – đã mô tả cô này như là vợ ngoài giá thú và cuối cùng của Mao. Cô Trần Ngọc Phượng có một biệt tài là dù nghe giọng thều thào sắp chết của Mao cô ta cũng hiểu và thông dịch lại cho bộ chính trị Trung Hoa. Nên quyền lực nhà nước Trung Hoa trong những năm cuối đời của Mao là cô này quyết định. Ông bác sỹ Lý có kể rằng, ngay cả sau khi Mao đã chết, nhưng không có sự đồng ý của cô này thì ngay cả Chu Ân Lai - thủ tướng đượng nhiệm của Trung Hoa, người được Mao để sót lại không bị hạ tầng cơ sở trong tất cả các cuộc thanh trừng của Mao – và Giang Thanh vợ Mao, cũng không dám bước đến gần xác chết của Mao mà chỉ được phép đứng ở cửa ra vào nhìn và xin phép chỉ thị của Mao dù ông ta đã chết. Cô này làm việc cho Mao 24/24, và mỗi tuần hoặc mỗi tháng mới được về nhà thăm chồng con 1 lần chủ yếu là mang thực phẩm về cứu đói cho gia đình. Cô này cũng được Mao chọn vào bộ chính trị sau khi Mao chết.

[4] Tứ nhân bang (Gang of Four): còn có tên gọi khác là Bè lũ Bốn tên hay Giang Trương Vương Diêu, gồm: Giang Thanh vợ thứ 4 trên giá thú của Mao, người mà Mao sử dụng để thanh trừng đồng đảng. Trương Xuân Kiều, một nhà văn làm cách mạng từ 1930s, sau đó chủ nhiệm tớ Giái phóng nhật báo ở Thượng Hải và gặp Giang Thanh giúp bà làm Cách mạng văn hoá cho Mao thanh trừng đồng đội và đồng đảng. Diêu Văn Nguyên là một nhà bình luận văn học, bạn của Trương Xuân Kiều, được Trương Xuân Kiều giới thiệu cho Giang Thanh để triển khai Cách mạng văn hoá. Vương Hồng Văn là một nhà chính trị đi lên từ nông dân ít học, nhưng được Giang Thanh cất nhắc để thực hiện cách mạng văn hoá thời kỳ 1966-1976 do Mao chỉ đạo thanh trừng đồng đảng. Tất cả 4 người này là nằm trong bộ chính trị sau khi Mao chết. Sau khi Mao chết, họ bị bắt và xử tù chung thân vì tội phản bội lại dân tộc. Tất cả họ đều bị chết trong tù.

BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic - 13h46' ngày thứ Bảy - Giáng Sinh 24 tháng 12 năm 2011

Đăng nhận xét

0 Nhận xét