Ngày đăng: [Wednesday, June 27, 2012]
Hôm nay có một bạn trẻ - Chu Giang Sơn - xung phong dịch một bài rất hay nữa. Và còn một bạn trẻ khác đã gửi cho một bài khác. Tôi sẽ edit và gửi lên. Cảm ơn rất nhiều các bạn trẻ đã đọc blog của tôi và mong muốn xây dựng nó trở thành là kho tàng kiến thức của nhân loại. Tôi luôn tin tưởng vào thế hệ trẻ của các bạn sẽ là thế hệ làm rạng danh đất nước và giống nòi.
Bài viết gốc: Development 3.0
Bài viết của ông Justin Lâm Nghị Phu (Justin Yifu Lin). Ông là kinh tế trưởng và là cố vấn cấp cao về phát triển kinh tế tại Ngân hàng Thế Giới. Ông còn là người sáng lập và là giám đốc đầu tiên của Trung tâm nghiên cứu kinh tế Trung Hoa ở Bắc Kinh. Trước đây ông còn là giáo sư kinh tế ở Peking University và Hong Kong University of Science and Technology. Ông được xem là một tài năng kinh tế xuất chúng của Trung Hoa lục địa. Năm 1978 tốt nghiệp MBA tại National Chengchi University(国立政治大学: Đại học Chính trị Quốc gia) của Đài Loan. Năm 1982 ông tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế chính trị học Marxist tại Peking University(Đại học Bắc Kinh) và hoàn thành PhD về kinh tế tại University of Chicago Hoa Kỳ vào năm 1986. Có thể nói, ông là kiến trúc sư trưởng và là người tiên phong trong việc đưa ra lý thuyết nền cho chiến lược tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu cho Đặng Tiểu Bình từ sau Thiên An Môn đẫm máu.
BẮC KINH - Cho đến khi có cuộc cách mạng công nghiệp, Thế giới vẫn khá là yên ắng trong thuật ngữ thu nhập bình quân đầu người(per captia income). Nhưng sau đó, với sự thịnh vượng nhanh chóng về của cải vật chất, một số ít các nước công nghiệp phương Tây đã giành được sự thống trị về chính trị và kinh tế trên toàn thế giới. Trong những năm gần đây - thậm chí cho đến trước khi cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 nổ ra - người ta vẫn khẳng định rằng, nền tảng kinh tế toàn đã dịch chuyển trở lại. Mãi đến năm 2000, nhóm các nước G7 vẫn chiếm khoảng 2/3 GDP toàn cầu. Ngày nay, Trung Hoa và một số nước đang phát triển đã dẫn đầu tăng trưởng trên thế giới.
Thật vậy, chưa nói đến một châu Á đang trỗi dậy, chỉ một nhóm nhỏ các nền kinh tế Đông Á đã chuyển từ mức thu nhập thấp lên mức cao sau vài thập niên vừa qua. Hơn nữa, giữa khoảng thời gian từ 1950 đến 2008, chỉ có 28 nền kinh tế trên thế giới - và chỉ có 12 nền kinh tế bên ngoài phương Tây - có thể thu hẹp khoảng cách thu nhập bình quân đầu người so với Hoa Kỳ ở mức 10% hoặc cao hơn. Trong khi đó, hơn 150 nước vẫn nằm ở bẫy thu nhập thấp và trung bình. Sự thu hẹp khoảng cách với các nước công nghiệp có mức thu nhập cao vẫn sẽ là thách thức phát triển chính của thế giới.
Trong thời kỳ hậu thuộc địa sau thế chiến thứ 2, hình mẫu phát triển phổ biến là theo một mô hình cấu trúc luận(structuralism), có nghĩa là, tập trung vào thay đổi cơ cấu công nghiệp của những nước nghèo cho giống với các nước thu nhập cao. Các nhà theo thuyết cấu trúc đã cố vấn chính phủ đi theo chiến lược hạn chế nhập khẩu, can thiệp vào khu vực công để khắc phục những khuyết tật của thị trường. Người ta gọi đây là “Phát triển kinh tế thế hệ thứ nhất”. Các nước làm theo mô hình này đã có được thành công ban đầu trong đầu tư, nhưng tiếp sau đó lại rơi vào khủng hoảng và đình đốn.
Tư duy về sự phát triển sau đó theo hướng tân cấp tiến(neoliberal) “Đồng thuận Washinhton”: tư nhân hóa, tự do hóa, và ổn định được giới thiệu đến các nước đang phát triển về những thể chế thị trường lý tưởng mà đã từng được thành lập ở các nước tiên tiến. Người ta gọi đây là “Phát triển kinh tế thế hệ thứ hai”. Các kết quả từ những cải cách theo những cải cách của “ Đồng thuận Washington” vẫn có những tranh cãi nhiều nhất, và vài chuyên gia kinh tế thậm chí đã mô tả những thập niên 1980 và 1990 là những thập niên thất bại ở nhiều nước đang phát triển
Sự nghèo đói vẫn đeo đuổi các nước đang phát triển, các nhà tài trợ song phương và cộng đồng phát triển toàn cầu đã tập trung chủ yếu vào những chính sách giáo dục và sức khỏe, vì cả hai lý do nhân đạo và thúc đẩy tăng trưởng. Nhưng việc thực thi các hỗ trợ này đã làm thất vọng , bởi vậy, nó được chuyển sang tập trung vào cải thiện quy trình thực hiện dự án. Và, các nhà nghiên cứu , như tác giả Esther Duflo ở Phòng nghiên cứu cho hành động vì sự nghèo đói" của Học viện Công nghệ Massachusetts Hoa Kỳ (MIT’s Poverty Action Lab), đã tiên phong với những nghiên cứu ngẫu nhiên có kiểm tra.
Tôi gọi đây là “Phát triển kinh tế thế hệ hai rưởi”. Nhưng, nhìn nhận từ kinh nghiệm ở Bắc Phi, nơi mà giáo dục được cải thiện vượt bậc dưới những thể chế xưa cũ, lại thất bại khi thực hiện tăng tốc tăng trưởng và tạo ra cơ hội việc làm cho lớp trẻ được giáo dục tốt, tính hiệu quả của cách tiếp cận này được coi như là mô hình cơ bản cho các chính sách phát triển chưa rõ ràng.
Các nền kinh tế Đông Á và các nền kinh tế khác có được sự tăng trưởng năng động và trở thành các nước công nghiệp đã không đi theo những chiến lược thay thế nhập khẩu(import-substitution1). Thay vì đó, họ theo đuổi chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu(export-oriented growth2). Một cách tương tự vậy, các nước Trung Hoa, Maritius và Việt Nam đã không theo xu hướng tự do hóa nhanh chóng (cũng được gọi là “liệu pháp sốc”), mà “Đồng thuận Washington”(3) tán thành, thay vào đó họ theo hướng tiếp cận từng bước có kiểm tra chéo (và vẫn duy trì chậm chạm những cải tổ về thể chế cai trị).
Nhóm các nước này đã đạt được sự vượt bậc về giáo dục, sức khỏe, giảm thiểu nghèo đói và cả những chỉ số về phát triển con người. Không một nước nào trong số đó sử dụng những nghiên cứu ngẫu nhiên có kiểm soát của MIT để thiết kế những chương trình kinh tế và xã hội của họ.
Ngày nay, một thời kỳ “Phát triển kinh tế thế hệ thứ 3” là cần thiết. Theo quan điểm của tôi, việc dịch chuyển từ chỗ nắm bắt các yếu tố quyết định cấu trúc kinh tế của một quốc gia đến việc thay đổi dễ dàng nó cũng giống như ném một đứa trẻ vào bồn tắm đầy nước. Cần nhớ lại rằng Adam Smith đã đề cập trong một công trình lớn của ông ấy, một cuộc điều tra về bản chất và nguyên nhân của sự giàu có của các quốc gia. Trong cùng tinh thần đó, các nền kinh tế phát triển cũng phải được thực thi dựa trên điều tra đến bản chất và nguyên nhân của tăng trưởng kinh tế hiện đại - đó là sự thay đổi cấu trúc trong quá trình phát triển kinh tế.
Tư duy về sự phát triển là tập trung vào những gì các nước đang phát triển không có (các ngành công nghiệp cần nhiều vốn ở những nước đã phát triển); trên các lĩnh vực này thì các nước đã phát triển làm tốt hơn (sự quản trị và các chính sách của đồng thuận Washingtown); hoặc trên các lĩnh vực quan trọng về quan điểm nhân đạo nhưng không góp phần trực tiếp vào sự thay đổi cấu trúc (giáo dục và sức khỏe).
Trong cuốn sách của tôi “Những nền kinh tế cấu trúc mới”, Tôi đề nghị chuyển sự tập trung vào các lĩnh vực mà các nước đang phát triển có thể làm tốt (những lợi thế tương đối của họ) trên cơ sở những gì họ có thể làm được (những đóng góp của họ). Với sự thay đổi cấu trúc năng động bắt đầu từ đây, thành công sẽ ươm mầm cho thành công.
Trong thế giới toàn cầu hóa của chúng ta, cấu trúc công nghiệp tối ưu của một quốc gia được quyết định bởi cơ cấu tài trợ của quốc gia đó - trong đó tất cả các ngành công nghiệp là thích hợp với lợi thế tương đối của quốc gia và là lợi thế cạnh tranh trên thị trường nội địa và quốc tế. Một thị trường chức năng tốt là cần thiết để cung cấp những chỉ dấu cho các doanh nghiệp trong nước sắp đặt các cơ hội đầu tư của họ với những lợi thế tương đối của quốc gia.
Khi các doanh nghiệp của một quốc gia có thể làm được điều trên, thì nền kinh tế sẽ có tính cạnh tranh, vốn sẽ tích lũy nhanh chóng, cơ cấu tài trợ sẽ thay đổi, những lĩnh vực có ưu thế cạnh tranh sẽ chuyển biến, và nền kinh tế sẽ phải nâng cấp từ cấu trúc công nghiệp trước đây sang một mức độ tương đối cao hơn cho sức mạnh nguồn vốn. Bởi vậy, quá trình nâng cấp cơ cấu công nghiệp thành công và sự đa dạng của nền kinh tế cần đến những con người và tổ chức tiên phong, và những cải thiện về kỹ năng nghề nghiệp, cung ứng dịch vụ vận chuyển, giao thông, dịch vụ tài chính và nhiều thay đổi khác. Nhiều thứ trong số này vượt quá khả năng của những con người và tổ chức tiên phong. Các chính phủ cần đưa ra những hỗ trợ tương xứng để khuyến khích những con người và tổ chức tiên phong này, và nên đóng vai trò tích cực trong việc cung cấp những cải cách cần thiết hoặc cùng đầu tư phối hợp với tư doanh trong những lĩnh vực này.
Sự thay đổi cấu trúc được định nghĩa là một cuộc cách mạng. Các nước đang phát triển sẽ có nhiều thuận lợi với ưu thế xuất phát từ tình trạng lạc hậu, bằng cách sao chép quá trình thay đổi cấu trúc đã diễn ra ở các nước thu nhập cao. Dựa trên những kinh nghiệm ở các nước đã thành công, tất cả các nước đang phát triển có tiềm năng duy trì được tốc độ tăng trưởng 8% hàng năm (hoặc cao hơn) trong nhiều thập niên, và sẽ trở thành nước thu nhập trung bình hay thậm chí nước thu nhập cao trong một hoặc hai thế hệ. Điểm mấu chốt là phải có một khung chính sách đúng đắn tạo điều kiện cho bộ phận tư doanh đi đôi với những lợi thế tương đối của quốc gia, và để hưởng lợi từ ưu thế người đi sau trong quá trình thay đổi cấu trúc.
Ghi chú thêm:
1. Chiến lược thay thế nhập khẩu(import-substitution): là chiến lược khuyến khích sản xuất trong nước phục vụ tiêu thụ nội địa, chứ không phải là sản xuất cho thị trường xuất khẩu. Chiến lược thay thế nhập khẩu có nghĩa là để tạo ra việc làm, giảm nhu cầu trao đổi nước ngoài, kích thích sự đổi mới, và làm cho các quốc gia tự chủ trong các lĩnh vực quan trọng như thực phẩm, quốc phòng, và công nghệ tiên tiến.
2. Chiến lược tăng trưởng đựa vào xuất khẩu(export-oriented growth): Tăng trưởng dựa vào xuất khẩu là một chiến lược kinh tế được sử dụng bởi một số nước đang phát triển, mà đi đầu là Trung Hoa trong hơn 3 thập niên qua. Chiến lược này tìm kiếm một sự thích hợp trong nền kinh tế thế giới cho một loại hình nhất định của xuất khẩu. Ngành công nghiệp sản xuất để xuất khẩu có thể nhận được trợ cấp chính phủ cho việc tiếp cận tốt hơn các thị trường trong và ngoài nước. Bằng cách thực hiện chiến lược này, các nước hy vọng đạt được đủ hoặc thặng dư ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa sản xuất với giá rẻ hơn ở các quốc gia khác. Nhưng chiến lược này lại vấp phải một rào cảm là bóc lột nhân công nội địa. Các từ đồng nghĩa có thể gặp khi đọc tài liệu về chủ đề này là: Export-oriented Industrialization (EOI), Export substitution industrialization (ESI), Export led industrialization (ELI) hoặc Export-led growth
3. Đồng thuận Washington(Washington Consensus): Đồng thuận Washington là thuật ngữ được đặt ra vào năm 1989 bởi nhà kinh tế học John Williamson. Nó mô tả một tập hợp của 10 quy định chính sách tương đối cụ thể về kinh tế mà ông coi là cấu thành các gói cải cách "tiêu chuẩn" để vực dậynhững quốc gia đang phát triển bị khủng hoảng tàn phá. Các quy định này bao trùm các chính sách trong các lĩnh vực như ổn định kinh tế vĩ mô, mở cửa kinh tế đối với cả thương mại và đầu tư, và mở rộng sức mạnh thị trường trong nước.
Bài dịch của Chu Giang Sơn - BS Hồ Hải hiệu đính - Tư gia, 21h05' ngày thứ Tư, 27/6/2012
0 Nhận xét