NHỮNG RÀO CẢN CÒN LẠI ĐỂ ĐẠT ĐẾN ĐÍCH TPP

Ngày đăng: [Monday, October 05, 2015]
Liên đoàn lao động Hoa Kỳ và các tổ chức môi trường biểu tình phản đối trước nơi họp d0a2m phán 12 quốc gia về TPP hôm khai mạc thứ Năm ngày 01/10/2015 tại thành phố Atlanta, Hoa Kỳ. Hình của AFP.
Bài đọc liên quan:

22:30 giờ địa phương của bờ Đông Hoa Kỳ ngày 04/10/2015 tức 7:30 sáng giờ Việt Nam, tại thành phố Atlanta, 12 đại diện thương mại của 12 quốc gia đã kết thúc 5 ngày đàm phán những rào cản cuối cùng về Hiệp định thương mai xuyên Thái Bình Dương - TPP: Trans Pacific Partnership - một tổ chức thương mai lớn nhất thế giới, chiếm 2/5 tổng giao dịch thương mại toàn cầu.

Theo kết quả đạt được thì các quan chức vẫn còn một chút xíu nữa là hoàn tất mọi rào cản cho 12 quốc gia gồm: Brunei, Chile, New Zealand, Singapore, Hoa Kỳ, Úc, Peru, Việt Nam, Malaysia, Mexico, Canada, Nhật Bản. Song, họ ra về vẫn trắng tay, và chưa có hy vọng trong tương lai.

Năm quốc gia tiềm năng đang còn thăm dò, thích thú, chờ xem rồi sẽ tham gia sau gồm: Columbia, Phillipines, Thái Lan, Đài Loan và Nam Hàn. Nếu 5 quốc gia tiềm năng này tham gia thì tổ chức này sẽ chiếm 50% giao dịch toàn cầu.

Thuận lợi quan trọng nhất trong đàm phán kỳ này là nhờ vào quyết định của Quốc hội Hoa Kỳ đã cho phép chính quyền tổng thống Obama đàm phán nhanh. Từ đó, nhiều cản trở đối với các nền kinh tế nhỏ như Việt Nam được ưu đãi.

Nhưng những rào cản về thuốc, sản phẩm công nghệ sinh học, sản xuất ô tô và sữa thì lại khó với Nhật, Úc, New Zealand.

Sau khi Úc đồng thuận độc quyền sở hữu trí tuệ với Hoa Kỳ về thuốc và sản phẩm công nghệ sinh học phải là 12 năm, thay vì chỉ 5 năm theo yêu cầu của Úc, cứ ngỡ việc này không còn là rào cản, thì Peru và Chile lại e ngại nó làm ảnh hưởng đến 2 nền kinh tế Nam Mỹ thuộc hạng trung này.

Vấn đề rào cản tiếp cận thị trường sữa của New Zealand đến Hoa Kỳ, Canada và Nhật vẫn chưa được giải quyết.

Nhưng dù có hoàn tất ngay trong vòng đàm phán này giữa 12 quốc gia về mọi mặt của hiệp định khung, thì vẫn chưa hết, mà còn 2 rào cản lớn nhất còn lại nữa là:

1. Sự đồng ý của U.S. Labor Unions - Liên đoàn lao động Hoa Kỳ - và các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng cùng mội trường.

2. Quốc hội Hoa Kỳ phải bỏ phiếu thông qua TPP vào đầu năm 2016. 

Đây là một trái bóng mà chính quyền ông Obama đã đá rất khéo sang cho Quốc hội Hoa Kỳ trong lúc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ sẽ bắt đầu diễn ra vào tháng 11/2015, và sự ra đi của ông John Boehner - chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ - trong tháng này.

Tôi chỉ mừng về TPP khi nào Quốc Hội và Liên Đoàn lao động Hoa Kỳ luật hóa xong vấn đề này để nó đi đến hiện thực mà thôi. Mọi thỏa thuận về thương mại chỉ là củ cà rốt. Luật hóa mới là cây gậy. Chưa xong luật hóa và các quốc gia chưa đáp ứng luật theo yêu cầu vẫn chưa thể đến đích TPP được.

Đối với Việt Nam, vấn đề thương mại không khó khăn, vì hàng hóa của Việt Nam có gì đâu mà khó? Nên Mỹ ưu tiên cho khỏi đàm phán phần này. Nhưng để bảo vệ người lao động Việt Nam có môi trường lao động tốt, và không giựt mất việc làm của người lao động Mỹ, và các quốc gia thành viên mới là vấn đề quan trọng nhất với Việt Nam. Đó là, luật hóa để bảo vệ người lao động thông qua luật cho phép thành lập Hội tự do, trong đó, có công đoàn độc lập để bảo vệ người lao động mới là quan trọng.

Ngay cả Hoa Kỳ cũng phải luật hóa vấn đề này để bảo vệ người lao động Hoa Kỳ không bị ảnh hưởng bỡi TPP. Chính quyền ông Obama còn phải làm luật, và trình duyệt với Quốc hội và Liên đoàn lao động Hoa Kỳ thông qua. Nếu luật làm mất quyền lợi người lao động Mỹ thì TPP sẽ bất thành.

Theo dự đoán của các nhà phân tích thì sớm nhất tháng 11/2016 Quốc Hội Hoa Kỳ mới xem xét và thông qua vấn đề luật hóa của Hoa Kỳ và 11 quốc gia tham gia TPP. Vì nước Mỹ đang lo bầu cử tổng thống, nên quốc hội không thể đủ thời gian xem xét trước 11/2016. Nếu tốt và thuận lợi thì sớm nhất 2017 mới có thể hiện thực.

Cho nên việc thông qua thương mại chỉ là tính biểu tượng, hay còn gọi là phần xác, nó chỉ như tấm baner cho cuộc biểu tình, còn nội dung, mục đích của cuộc biểu ti2nhh là gì, đó là phần hồn của nó phải được luật hóa. Luật hóa và được thông qua tại Quốc Hội Hoa Kỳ mới là phần hồn của TPP. Công việc này không thể ngắn hơn 12 tháng. Cho nên không thể xem TPP đã xong, mà chỉ đi được chỉ 1/3 đoạn đường của nó.

Chúng ta cần phải hiểu như thế này cho nó dễ. Tới hiệp định khung như hôm qua là như ký một Hợp Đồng Ghi Nhớ - MOU: Memorandum of Understanding. Sau MOU là chủ xị, tức Mỹ phải làm luật cho TPP trình lên quốc hội và Liên đoàn lao động Mỹ phê duyệt.

Luật này các thành viên 12 nước tham gia cái MOU đó phải đồng ý và thực thi đày đủ và ký vào thì TPP mới bắt đầu thực sự lăn bánh và đúng nghĩa là chính thức vào TPP.

Nếu chỉ cần một quốc gia trong 12 thành viên vì lý do nào đó không ký hay chưa thực hiện được những đòi hỏi trong MOU và bộ luật TPP mà Mỹ soạn thảo thì TPP vẫn chưa ra đời và chưa gọi là đã vào TPP được. Đường còn gian nan lắm.

Ví dụ, Canada kỳ bầu cử tới mà đảng đối lập lên thay và đảng ấy từ chối thì xem như MOU này xóa bài làm lại hoặc thất bại. Không đơn giản đâu, chuyện làm ăn giữa 2 công ty đã khó, chuyện làm ăn chung của 12 quốc gia đòi hỏi phải như giải một bài toán khó cho một hằng đẳng thức về 24 lĩnh vực của nền tảng một quốc gia của 12 quốc gia thành viên tham gia, chứ không chỉ có thương mại.

Tuy rằng thuận lợi thương mại cho Việt Nam từ Hoa Kỳ lần này, nhưng Việt Nam sẽ còn vướng cho việc có luật thành lập công đoàn độc lập mà quốc hội Việt Nam đã ngưng thông qua luật này cuối tháng 9/2015 vừa qua, và chỉ đem đến TPP bằng lời hứa son sắc của "những người cộng sản chuyên chính" về luật này sẽ chờ đến sau đại hội đảng cầm quyền diễn ra vào đầu năm 2016. Nhưng, 2 rào cản lớn tại quốc hội Hoa Kỳ và các tổ chức bảo vệ người lao động và môi trường sẽ là rào cản khó cho Việt Nam trong năm 2016, mà hiện nay chưa là yếu tố quyết định cho Việt Nam.

Ba rào cản trong thương mại của Việt Nam trong lần đàm phán hồi tháng 12/2013 lần này đã được tháo gỡ nhờ vào sự thông thoáng của chính quyền Obama. Nhưng liệu 2 rào cản còn lại trong thể chế có là cái mà Việt Nam sẽ bị vấp lại trong năm 2016, khi mà luật về thành lập công đoàn độc lập ở Việt Nam vẫn chưa được thông qua, mà đại hội đảng chuyển giao quyền lực cho một thế hệ mới lên cầm quyền ở Việt Nam đang tới?

Dù có vào TPP được sau khi Quốc Hội Hoa Kỳ cho thông qua, thì Việt Nam cũng chỉ làm gia công cho các quốc gia khác để xuất khẩu, vì nền kinh tế Việt Nam không có gì để xuất khẩu, ngoài hạt gạo ncu3a nông dân, và con tôm, con cá của ngư dân. Song dù sao, thì những ưu đãi của Hoa Kỳ với Việt Nam như: xóa cấm vận, WTO và TPP trong 25 năm qua cũng là một cái phúc cho dân lao động Việt Nam có công ăn việc làm dù là làm thuê gia công, ăn lương.

Tôi vẫn mong rằng năm 2016, Việt Nam sẽ được vào, và kết thúc các vòng đàm phán TPP. Vì ít ra nó cũng giúp cho chính quyền và người dân Việt Nam sống và làm việc theo luật, và văn minh hơn.

Asia Clinic, 14h04' ngày thứ Hai, 05/10/2015

Đăng nhận xét

0 Nhận xét