Ngày đăng: [Monday, April 30, 2012]
Bài viết của tác giả:
Bài đọc liên quan:
Bài viết gốc: Chinese Values?
Joschka Fischer là Ngoại trưởng và Phó thủ tướng Đức giai đoạn 1998-2005, một thời kỳ được đánh dấu bởi quan điểm về quốc phòng mạnh mẽ của ông về sự tham gia của Đức trong việc can thiệp của NATO ở Kosovo năm 1999, sau đó ông phản đối mạnh mẽ về chiến tranh ở Iraq. Fischer tham gia chính trị sau khi tham gia các cuộc biểu tình đối lập về chính trị xã hội trong những năm 1960s và 1970s, và ông đóng một vai trò quan trọng trong việc thành lập Đảng Xanh của Đức, đảng mà ông đã lãnh đạo trong gần hai thập kỷ.
BÁ LINH – Hiện nay có thể có chút nghi ngờ hợp lý rằng nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sẽ thống trị thế giới trong thế kỷ 21. Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, tiềm năng chiến lược, thị trường nội địa to lớn, và đầu tư rất lớn cho cơ sở hạ tầng, giáo dục, và nghiên cứu và phát triển, cũng như sự tăng cường xây dựng quân đội to lớn của Trung Hoa, đã cho thấy điều đó. Điều này có nghĩa là, về chính trị và kinh tế, chúng ta đang bước vào một thế kỷ Đông Á và Đông Nam Á.
Vì sợ rằng chúng ta quên, nhưng hậu quả đối với thế giới sẽ còn tồi tệ hơn nếu sự đi lên của Trung Hoa thất bại. Nhưng thế giới này sẽ như thế nào? Chúng ta có thể thấy trước quyền lực về địa chính trị của Trung Hoa, nhưng những giá trị nền tảng gì sẽ làm nên việc thực hiện quyền lực đó?
Chính sách của Trung Hoa về "Bốn Hiện đại hóa" (công nghiệp, nông nghiệp, quân sự, và khoa học - công nghệ) đã củng cố sự trỗi dậy của Trung Hoa kể từ cuối những năm 1970 đã không giúp được việc trả lời cho câu hỏi đó, bởi vì "Năm hiện đại hóa" vẫn còn thiếu - đó là sự phát triển của nền dân chủ và giá trị của pháp luật. Thật vậy, hiện đại hóa chính trị phải đối mặt với đa số chống đối từ Đảng Cộng sản Trung Hoa, vì họ không quan tâm đến việc từ bỏ quyền lực đơn nguyên. Hơn nữa, hầu như mọi tư tưởng đều chỉ quan tâm đến ngăn chặn việc chuyển đổi sang một hệ thống đa nguyên, xung đột chính trị thực sự sẽ là rủi ro, và nguy cơ sẽ phát triển một nền cai trị độc đảng kéo dài (và đặc quyền tham nhũng đi kèm với nó) vẫn còn tồn tại.
Về y thức hệ, lãnh đạo Trung Hoa từ chối các quyền con người, dân chủ, và pháp quyền. Trên cơ sở sự bất đồng với những giá trị được cho là phổ quát của thế giới, thì Trung Hoa cho là nó như một con chim mồi (*stalking horse) chỉ vì lợi ích của phương Tây, và họ khước từ, do đó họ xem việc này như là một vấn đề của lòng tự trọng (self-respect). Trung Hoa sẽ không bao giờ bàn luận trở lại với phương Tây về quân sự, vì vậy quân sự không nên đem ra làm chuẩn mực của phương Tây.
Và ở đây chúng ta quay trở lại với khái niệm "những giá trị châu Á", ban đầu được phát triển tại Singapore và Malaysia. Nhưng cho đến ngày nay, sau ba thập kỷ, ý nghĩa của nó vẫn chưa rõ ràng. Về cơ bản, khái niệm của chữ "phục vụ" là để biện minh cho chủ nghĩa tập thể, độc tài cai trị bằng cách quy kết nó với văn hóa và truyền thống địa phương, với quyền tự chủ quy định tại các điều khoản của sự khác biệt - có nghĩa là, sự khác biệt những nguyên lý giá trị giữa Trung Hoa và phương Tây. Như vậy, "những giá trị châu Á" không phải là những tiêu chuẩn phổ quát, mà là một chiến lược tự vệ đã được khai thác để đồng nhất văn hóa và truyền thống vào chính trị của Trung Hoa.
Với lịch sử chủ nghĩa thực dân ở châu Á của phương Tây, Trung Hoa mong muốn duy trì một bản sắc khác biệt là cả hai vấn đề hợp pháp và dễ hiểu, nó cũng như là niềm tin ở nhiều nước châu Á - đầu tiên và quan trọng nhất là Trung Hoa - mà đã có thời nó được dùng để bảo vệ các quan điểm cũ. Tuy nhiên, các nỗ lực để duy trì quyền lực của một quốc gia, nhu cầu cho một bản sắc riêng biệt "châu Á", và mong muốn giải quyết các quan điểm lịch sử sẽ không giải quyết được vấn đề quy phạm pháp luật làm trổi dậy một Trung Hoa mới nổi như là quyền lực thống trị của thế kỷ.
Làm thế nào để câu hỏi đó được trả lời là điều quan yếu, bởi vì nó sẽ xác định đặc trưng của một quyền lực toàn cầu, và do đó làm thế nào để Trung Hoa quan hệ với các quốc gia khác, những nước yếu hơn. Khi một quốc gia trở thành một cường quốc của thế giới thì tiềm năng và ý nghĩa chiến lược của nó phải đủ khả năng để tiếp cận toàn cầu. Và, như một quy luật, những quốc gia như vậy sau đó cố gắng bảo vệ lợi ích của mình bằng cách áp đặt sự ưu thế của mình (quyền bá chủ), đó là một công thức cho những xung đột nguy hiểm, nếu cường quốc đó chỉ biết dựa vào cưỡng chế hơn là hợp tác.
Sự thích nghi của thế giới với một cấu trúc bá quyền toàn cầu còn lại sau chiến tranh lạnh - trong đó các cường quốc thế giới đảm bảo một trật tự quốc tế. Liên Xô không có ý thức hệ chống lại phương Tây, bởi vì chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội là những phát minh của phương Tây, mà Liên Xô chỉ chống phương Tây về lĩnh vực chính trị. Và nó đã thất bại không chỉ vì những lý do kinh tế, mà còn vì những hành vi đối nội và đối ngoại của Liên Xô được xây dựng trên sự ép buộc, và bất đồng.
Ngược lại, mô hình kinh tế và chính trị của Hoa Kỳ, và phương Tây, với các quyền cá nhân và xã hội cởi mở, đã tỏ ra là vũ khí sắc bén nhất của nó trong Chiến tranh Lạnh. Mỹ chiếm ưu thế không phải vì ưu thế quân sự của nó, mà bởi vì quyền lực mềm của nó, và độc quyền của nó không dựa vào một nền tảng cưỡng chế (mặc dù nó cũng có tỷ lệ nhỏ cưỡng chế bên trong), nhưng phần lớn là dựa vào sự đồng thuận.
Con đường nào để cho Trung Hoa sẽ lựa chọn? Trong khi Trung Hoa sẽ không thay đổi nền văn minh cổ xưa và đáng ngưỡng mộ của mình, thì nó lại công nhận sự trổi dậy của nó để lang chạ với những mô hình hiện đại hóa của phương Tây đương đại - những thành tựu to lớn của Đặng Tiểu Bình, người đã đưa đất nước Trung Hoa như ngày hôm nay từ cách đây hơn ba thập kỷ. Nhưng câu hỏi quyết định về hiện đại hóa chính trị vẫn chưa có ai trả lời.
Rõ ràng, lợi ích quốc gia, và đôi khi là quyền lực thuần túy, đóng vai trò một phần ở Mỹ và các nước phương Tây khác nhờ vào áp dụng các giá trị nhân quyền, giá trị của pháp luật, dân chủ và đa nguyên. Nhưng các giá trị này không chỉ là cánh cửa sổ tư tưởng được trang trí bằng những tấm rèm đẹp cho lợi ích của phương Tây, trong thực tế, các giá trị đó là quyền căn bản của mỗi con người. Chúng như không khí để thở, và còn hơn thế nữa trong một thời đại toàn cầu hóa toàn diện.
Sự đóng góp của châu Á - và đặc biệt Trung Hoa - đến sự phát triển của các giá trị có khuynh hướng toàn cầu là không thể dự đoán được, nhưng chắc chắn nó sẽ đến nếu công cuộc "Năm hiện đại hóa" dẫn đến sự thay đổi chính trị của Trung Hoa. Để Trung Hoa trở thành một cường quốc có tiếng nói quyết định đáng kể với thế giới, buộc Trung Hoa phải đối mặt với vấn đề thứ năm này.
@Project - Syndicate 2012
Ghi chú của người dịch:
* Stalking Horse: Đúng nghĩa của nó là ngựa mồi. Từ stalking horse xuất phát từ những người thợ săn bắn. Họ thấy rằng khi đi săn bắn thì các loài động vật sẽ sợ con người. Và khi họ dắt theo con ngựa của mình thì các loài động vật bị săn lùng sẽ không sợ và họ dễ dàng săn bắt. Ở ta khi đi bẫy chim thường dùng chim mồi. Với các nước cộng sản thì chim mồi dân chủ kiểu trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng thời Mao làm Đại Văn Cách thanh trừng phe nhóm, và thời kỳ Nhân Văn Giai Phẩm cũng giống tương tự. Và hiện nay ở Việt Nam, trên diễn đàn ảo không thiếu những loại chim mồi dân chủ chuyên dụ người khác đứng ra biểu tình, bất đồng chính kiến, etc...
0 Nhận xét