NHỮNG BÀI HỌC ĐÔNG Á CHO CHÂU PHI

Ngày đăng: [Thursday, June 06, 2013]
Hôm nay ông thủ tướng đang tham gia Diễn Đàn Kinh Tế thế giới Đông Á tại Miến Điện. Nên tôi dịch bài này để ai muốn tham khảo thì đọc chơi.

Bài đọc của cùng tác giả trên blog này:

Bài viết của Joseph E. Stiglitz, ông đã đoạt giải Nobel về kinh tế học năm 2001, và là giáo sư tại Columbia University, là Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Tổng thống Bill Clinton và từng là Phó Chủ tịch và kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới. Cuốn sách gần đây nhất của ông là “Cái giá của bất bình đẳng: Mâu thuẫn xã hội hôm nay đe dọa tương lai của chúng ta như thế nào”( The Price of Inequality: How Today’s Divided Society Endangers our Future).



NEW YORK - Ngày 1/3/2013, Nhật Bản sẽ tổ chức cuộc họp thứ năm của TICAD(the Tokyo International Cooperation on African Development), Hợp tác quốc tế Tokyo về Phát triển châu Phi. Cuộc họp này là một lời nhắc nhở rằng, trong khi phần còn lại của thế giới bị ám ảnh những khốn cùng về kinh tế của châu Âu, tê liệt chính trị của nước Mỹ, và sự suy giảm tăng trưởng ở Trung Quốc và các thị trường mới nổi khác, đó là một khu vực – tiểu vùng Sahara ở Châu Phi - nơi nghèo gần như là quy luật, không phải là ngoại lệ.

Từ năm 1990 đến năm 2010, số lượng người sống trong nghèo đói (thu nhập 1.25 đô la mỗi ngày) trên toàn tiểu vùng Sahara châu Phi đã tăng từ dưới 300 triệu đến gần 425 triệu người, trong khi đó số người có mức sống dưới 2 đô la một ngày đã tăng từ khoảng 390 triệu đến gần 600 triệu. Tuy nhiên, tỷ lệ những người sống trong nghèo đói giảm từ 57% xuống 49% trong giai đoạn này. [Xem biểu đồ dưới đây.]

Những cam kết viện trợ hoặc thương mại đã bị các nước phát triển nhiều lần phá vỡ. Tuy nhiên, Nhật Bản, vẫn còn khốn khổ với hai thập kỷ trong tình trạng bất ổn kinh tế, nhưng bằng mọi giá họ vẫn còn tích cực tham gia - không phải vì lợi ích chiến lược của mình, nhưng để đáp ứng một mệnh lệnh đạo đức chân chính, cụ thể là những người có đời sống tốt hơn nên giúp đỡ những người có nhu cầu.

Châu Phi ngày nay thể hiện một bức tranh hỗn hợp. Có một số thành công đáng kể - từ 2007 đến 2011, năm trong số mười quốc gia phát triển nhanh nhất thế giới với dân số hơn 10 triệu người ở châu Phi. Và tiến bộ của họ đã không chỉ dựa trên nguồn khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Trong số các nước hoạt động tốt nhất có Ethiopia, nơi GDP tăng trưởng khoảng 10% mỗi năm trong 5 năm liên tục đã kết thúc vào năm 2011, và Rwanda, Tanzania, và Uganda, nơi sản lượng hàng năm đã tăng hơn 6% trong một thập kỷ hoặc hơn. Nhưng, trong khi một số nguồn tin cho biết rằng bây giờ có nhiều gia đình thuộc tầng lớp trung lưu ở châu Phi (trung lưu được định nghĩa là có thu nhập hàng năm vượt quá 20,000 đô la Mỹ) hơn so với Ấn Độ, châu lục này cũng là nơi có nhiều quốc gia có bất bình đẳng cao nhất toàn cầu.

Nông nghiệp, ngành mà rất nhiều người nghèo bị lệ thuộc, đã không được làm tốt. Năng suất mỗi hecta rất trì trệ. Chỉ có 4% đất thích hợp trồng trọt canh tác là được tưới tiêu, so với 39% ở Nam Á và 29% ở Đông Á. Sử dụng phân bón ở châu Phi với số lượng chỉ 13 kg cho mỗi hecta, so với 90 kg ở Nam Á và 190 kg ở Đông Á.

Đáng thất vọng nhất là, ngay cả những quốc gia đã đặt kinh tế vĩ mô theo thứ tự ưu tiên hàng đầu và đã đạt được tiến bộ trong quản trị vẫn khó khăn trong việc thu hút đầu tư ngoài cho ngành tài nguyên thiên nhiên.

Sự tham gia của Nhật Bản đặc biệt quan trọng không chỉ về tiền bạc và hỗ trợ tinh thần, mà còn vì châu Phi có thể học được điều gì từ kinh nghiệm phát triển ở Đông Á. Điều này có thể đặc biệt thích đáng cho hôm nay, khi việc tăng lương và đưa về đúng tỷ giá hối đoái đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, nó nhấn mạnh sự thay đổi nhanh chóng trong lợi thế so sánh và cạnh tranh toàn cầu.

Một số ngành sản xuất sẽ di chuyển ra khỏi Trung Quốc và châu Phi có cơ hội nắm bắt một số phần nhỏ này. Điều này đặc biệt quan trọng, người ta cho rằng, trong 30 năm qua, Tiểu vùng Sahara châu Phi đã bị thiệt hại từ việc từ chối công nghiệp hóa. Thực vậy, vào cuối năm 2000, sản xuất như một phần của GDP trong nền kinh tế đang phát triển châu Phi lại thấp hơn so với năm 1980 - một phần do các chính sách điều chỉnh cơ cấu bị thúc đẩy bởi các tổ chức tài chính quốc tế.

Nhưng một sự bùng nổ sản xuất sẽ không xảy ra bởi chính nó. Cho nên chính phủ châu Phi phải thực hiện chính sách công nghiệp để giúp cơ cấu lại nền kinh tế của họ.

Các chính sách này đã gây nhiều tranh cãi. Một số người lên án chính phủ là không tốt trong chọn lựa theo kẻ mạnh. Một số người khác cho rằng không có sự khác biệt giữa một quốc gia sản xuất khoai tây chiên(potato chip) và quốc gia sản xuất con chip máy tính(computer chip).

Cả hai quan điểm là sai lầm. Mục đích của chính sách này là để giải quyết những hạn chế hiểu biết tốt trong thị trường - ví dụ, các yếu tố quan trọng bên ngoài việc học như, các kỹ năng liên quan đến một ngành công nghiệp lợi ích ngành công nghiệp phụ cận.

Mục tiêu của chính sách công nghiệp là để xác định những tác động lan tỏa, và chính phủ đã thực hiện một công việc rất đáng tin cậy trong lĩnh vực này. Tại Hoa Kỳ, chính phủ khuyến khích nông nghiệp trong thế kỷ XIX, hỗ trợ đường dây điện báo đầu tiên (giữa Baltimore và Washington, thực hiện vào năm 1844) và sau đó là cáp quang xuyên lục địa đầu tiên, qua đó tạo nên cuộc cách mạng viễn thông, và sau đó khởi nguồn cho cuộc cách mạng Internet. Chắc chắn, chính phủ - thông qua cơ sở hạ tầng, pháp luật và các quy định (bao gồm cả thuế), và hệ thống giáo dục – định hình nền kinh tế. Ví dụ, thuế Mỹ và luật phá sản, kết hợp với chính sách bãi bỏ quy định, có hiệu quả khuyến khích việc tạo ra một khu vực tài chính tăng trưởng(hypertrophy).

Với nguồn tài nguyên quá khan hiếm, những quốc gia đang phát triển không có khả năng hoang phí như vậy. Họ phải suy nghĩ cẩn thận về hướng tương lai của nền kinh tế của họ - về những lợi thế tương đối động của họ.

Các quốc gia đang phát triển thành công nhất trên thế giới - những nước trong khu vực Đông Á - đã làm điều này, và một trong những bài học được chia sẻ là những quốc gia này về cách họ thực hiện chính sách công nghiệp tại một thời điểm khi chính phủ của họ thiếu sự tinh tế và sâu sắc về tài năng để họ có ngày hôm nay. Những yếu kém trong quản trị có thể ảnh hưởng đến các công cụ của chính sách công nghiệp, vì chúng không được phát huy.

Nhật Bản có những bài học khác rất tốt để đào tạo. Chìa khóa của chiến lược phát triển của mình - bao gồm đặt trọng tâm vào giáo dục, bình đẳng và cải tạo đất canh tác - những điều này của Nhật, ngày hôm nay thậm chí còn quan trọng hơn ở châu Phi. Thế giới đã thay đổi đáng kể từ khi Đông Á bắt đầu quá trình chuyển đổi phát triển vượt trội của mình hơn một nửa thế kỷ trước, và với sự khác biệt về lịch sử, tổ chức, và hoàn cảnh có nghĩa là chính sách phải được thích nghi với từng điều kiện ở mỗi khu vực.

Nhưng có cái gì đó khác nhau rõ ràng là Nhật Bản và các nước Đông Á đã theo đuổi việc thực hiện những khuyến cáo bỡi Đồng thuận Washington(*) về thế giới tân tự do. Những chính sách của họ đã làm; tất cả rất thường xuyên, nhưng Đồng thuận Washington hầu như thất bại thảm hại. Các nước châu Phi sẽ được hưởng lợi từ những thực tế thành công và thất bại, và những thất bại thành công này có ý nghĩa cho các chiến lược phát triển của họ. 

@Project Syndicate 2013

Ghi chú:
(*)Đồng thuận Washington(Washington Consensus):  là cụm từ xuất hiện từ đầu thập niên 1990 để mô tả một chương trình cải cách kinh tế bao gồm mười chính sách khác nhau được các tổ chức đóng trụ sở tại Washington (Mỹ) như Quỹ tiền tệ Quốc tế: IMF, Ngân hàng Thế giới: World Bank, và Bộ Tài chính Mỹ đề nghị áp dụng ở những nước trải qua khủng hoảng kinh tế.

Mười chính sách cải cách kinh tế bao gồm:
1. Kỷ luật trong thực thi chính sách tài chính.

2. Chuyển hướng chi tiêu công sang đầu tư cho giáo dục, y tế và cơ sở hạ tầng.

3. Cải cách hệ thống thuế - Kéo dãn đường cong thuế: Giảm thuế suất đối với các nhóm thuế cao theo tỷ lệ (điển hình là thuế đánh vào mức thu nhập trên trung bình), tăng thuế suất đối với các nhóm thuế thấp theo tỷ lệ (điển hình là thuế đánh vào mức thu nhập dưới trung bình); giảm thuế suất biên.

4. Để thị trường quy định lãi suất, song giữ sao cho lãi suất thực tế dương và ở mức thấp.

5. Chế độ tỷ giá hối đoái cạnh tranh.

6. Tự do hóa thương mại: thay thế các hạn chế định lượng bằng các loại thuế quan thống nhất và ở mức thấp.

7. Mở cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài.

8. Tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước.

9. Giải điều tiết: loại bỏ các quy chế ngăn cản xâm nhập thị trường và ngăn cản cạnh tranh, ngoại trừ những quy định chính đáng liên quan đến an toàn, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng; giám sát cẩn thận các thể chế tài chính.

10 . Củng cố khung pháp lý đảm bảo quyền sở hữu.

Sau này, ý nghĩa của thuật ngữ trên đã được mở rộng hơn và phạm vi áp dụng cũng rộng hơn. Nó được dùng để chỉ tất cả những chính sách mà các nhà kinh tế chủ nghĩa tự do mới cổ vũ áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới nhằm cái mà họ cho là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, “Đồng thuận Washington” đề xuất hàng loạt chính sách cải cách kinh tế theo định hướng thị trường tự do để cho các nền kinh tế sẽ trở nên tự do hơn giống như các nền kinh tế ở Thế giới thứ nhất mà Mỹ là đại biểu.

Asia Clinic, 18h11' ngày thứ Năm, 06/6/2013

Đăng nhận xét

0 Nhận xét