NHIỆM KỲ ĐẦU CỦA HỌC THUYẾT OBAMA

Ngày đăng: [Monday, August 13, 2012]

Bài dịch của Nguyễn Ngọc Khánh

Bài viết của ông Joseph S. Nye, Jr. Ông là cha đẻ của lý thuyết “Quyền lực mềm”, cũng là một cựu trợ lý bộ trưởng quốc phòng, là một giáo sư tại Đại học Harvard và là tác giả của cuốn Tương lai của Quyền lực(The Future of Power).

Bài viết cùng tác giả:
 

ASPEN – Những cuộc thăm dò ý kiến ​​quần chúng ở Hoa Kỳ cho thấy một cuộc bỏ phiếu bầu chọn tổng thống cân tài cân sức vào tháng Mười Một này. Trong khi Tổng thống Barack Obama nhận được nhiều lá phiếu hơn ứng cử viên thách đấu của đảng Cộng hòa, Mitt Romney, trên phương diện mà đang có lợi cho Romney như chính sách đối ngoại, tăng trưởng kinh tế trì trệ và tỷ lệ thất nghiệp cao - những vấn đề nổi cộm hơn hẳn trong các cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ. Và, ngay cả về vấn đề chính sách đối ngoại, những người chỉ trích ông Obama phàn nàn rằng ông đã thất bại trong việc triển khai các sáng kiến ​​chuyển đổi mà ông đã hứa hẹn cách đây bốn năm. Họ đã chính xác hay chưa?

Obama đã lên nắm quyền vào thời điểm khi mà cả nền kinh tế của Hoa Kỳ và thế giới đang ở bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại Suy Thoái. Thực vậy, một số cố vấn kinh tế của Obama đã khuyên ông ta rằng trừ phi những bước đi khẩn cấp được thực thi để kích thích nền kinh tế, đã có một trong ba khả năng nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ lâm vào một cuộc suy thoái toàn diện.

Như vậy, mặc dù Obama cũng kế thừa hai cuộc chiến đang diễn ra, các mối đe dọa phổ biến vũ khí hạt nhân từ Ba Tư lẫn Bắc Triều Tiên, và vấn đề tiếp diễn của chủ nghĩa khủng bố Al Qaeda, ông ta đã dành những tháng đầu tiên trên cương vị tổng thống để giải quyết vấn để về các cuộc khủng hoảng kinh tế trong và ngoài nước. Những nỗ lực của ông ta  dù không phải là một thành công trọn vẹn, song ông ta đã xoay sở để ngăn ngừa những hậu quả tồi tệ nhất.

Tài hùng biện của Obama trong suốt chiến dịch tranh cử năm 2008 và những tháng đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống của ông ấy vừa gây được cảm hứng trong phong cách lại mang tính chuyển đổi dựa trên những điều khách quan. Năm đầu tiên khởi sự trên cương vị tổng thống của ông ấy đã làm một loạt các bài diễn văn, một bài ở Prague, trong đó ông đã thiết lập được mục đích của một thế giới phi hạt nhân; một bài phát biểu tại Cairo hứa hẹn về một hướng tiếp cận mới tới thế giới Hồi giáo; và bài diễn văn đoạt giải Nobel hòa bình, mà nó đã hứa hẹn “uốn nắn lịch sử về hướng công lý”.

Một phần là, loạt bài phát biểu này mang tính chiến thuật. Obama đã cần phải đáp ứng lời hứa của mình để thiết lập một hướng đi mới về vấn đề chính sách đối ngoại trong khi đồng thời tìm cách xoay xở để sắp xếp lại các vấn đề mà bị bỏ lại cho ông bởi cựu tổng thống George W. Bush, bất kỳ vấn đề nào trong số này, nếu bị bỏ đi, vẫn có thể gây ra một cuộc khủng hoảng cho nhiệm kỳ tổng thống của ông. Tuy nhiên, không có lý do nào để tin rằng Obama đã không trung thành với mục tiêu của mình. Thế giới quan của ông đã được định hình bởi thực tế rằng ông ấy đã trải qua một phần tuổi trẻ của mình ở Nam Dương và có một người cha gốc châu Phi.

Trong những ngôn từ của một cuốn sách thuộc Viện Brookings gần đầy, Obama đã có một “tầm nhìn của một nhà hoạt động xã hội về vai trò của ông trong lịch sử,"với ý định" tái cách tân hình ảnh của Hoa Kỳ ở nước ngoài, đặc biệt là trong thế giới Hồi giáo; kết thúc tình trạng bị hút vào của quốc gia mình trong hai cuộc chiến; dang rộng cánh tay hữu nghị với Ba Tư; tái thiết lập quan hệ bang giao với nước Nga như là một bước tiến tiến tới việc giải trừ vũ khí hạt nhân trên thế giới; phát triển sự hợp tác đáng kể với Trung Hoa về cả hai vấn đề trong khu vực lẫn trên toàn cầu, và lập lại hòa bình ở Trung Đông.” Song ghi nhận về những thành tựu về các vấn đề này mà ông đạt được đã bị hòa lẫn vào nhau.

Sự ghi nhận vẫn tiếp tục như sau “Hoàn cảnh thoạt trông như là nan giải ấy đã biến ông ta từ một người muốn trở thành kiến trúc sư của một trật tự toàn cầu mới thành một nhà lãnh đạo chỉ tập trung nhiều hơn nữa vào việc sửa chữa những mối quan hệ bang giao với và đối phó lại với các cuộc khủng hoảng - đáng chú ý nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu”. Và trong khi ông ta đã loại bỏ Osama bin Laden và làm suy yếu Al Qaeda, một số các chính sách chống khủng bố đã chấm dứt sức lôi cuốn của mình ở những nơi như Trung Đông và Hồi Quốc(Pakistan).

Mặt bi quan ở nhiệm kỳ đầu của ông Obama là kết quả của những sự kiện nan giải, một số là sản phẩm của sự ngây thơ lúc đầu, chẳng hạn như các cách tiếp cận ban đầu với Israel, Trung Hoa, và Afghanistan. Tuy nhiên, Obama đã nhanh chóng gượng dậy từ những sai lầm bằng một cách thiết thực. Như một trong số những người ủng hộ ông ta đã diễn tả, ông ta là một “nhà duy tâm thực dụng”.

Theo nghĩa này, mặc dù Obama đã không đi ngược lại những lời nói mang tính hùng biện về các mục đích mang tính chuyển đổi liên quan đến các vấn đề như sự biến đổi khí hậu hoặc vũ khí hạt nhân, trên thực tế chủ nghĩa thực dụng của ông gợi nhớ đến nhiều nhà lãnh đạo tiền nhiệm đã được tăng thêm nhiệm kỳ tổng thống nữa như Dwight Eisenhower, George HW Bush. Mặc dù Obama thiếu kinh nghiệm, mà nó liên quan đến những vấn đề quốc tế, ông ta đã cho thấy một kỹ năng tương tự trong việc đối phó với một tập hợp phức tạp các thách thức trong vấn đề chính sách đối ngoại. Điều này đã được minh chứng bởi các cuộc hẹn của ông ta với các cố vấn dày dạn kinh nghiệm, sự quản lý cẩn thận các vấn đề, và trên tất cả là, tài trí ứng biến sắc sảo.

Điều này không phải là để nói rằng Obama đã không có những kết quả mang tính chuyển đổi. Ông ta đã thay đổi quá trình của một chính sách không được lòng dân ở Ba Tư và Afghanistan; đi theo chiến lược chống lại tình trạng nổi loạn dựa trên việc sử dụng ít tốn kém hơn về khả năng quân sự và không gian mạng; tăng cường quyền lực mềm của Hoa Kỳ ở nhiều nơi trên thế giới; và bắt đầu dịch chuyển trọng tâm mang tính chiến lược của Hoa Kỳ đến châu Á, khu vực đang phát triển nhanh nhất trong nền kinh tế toàn cầu.

Về sự lưu tâm đến Ba Tư, Obama đã phải vật lộn nhằm triển khai thực hiện các biện pháp trừng phạt được Liên Hiệp Quốc thông qua và tránh khỏi một cuộc chiến tranh còn trong trứng nước. Và, trong khi các cuộc cách mạng Mùa xuân Ả Rập đã giới thiệu ông với một bất ngờ không mong muốn, sau một hồi do dự  ông đã quyết định ủng hộ những gì mà ông coi là lịch sử.

Trong một cuốn sách mới, cuốn “Đối mặt  và Che đậy”, David Sanger mô tả những gì mà ông gọi là "Học thuyết Obama" (mặc dù ông ấy chê trách ngài tổng thống trong việc không thông tin một cách rõ ràng hơn): dấu ấn quân sự nhẹ nhàng hơn, kết hợp với việc sẵn sàng sử dụng vũ lực một cách đơn phương khi mà các quyền lợi an ninh của Hoa Kỳ bị liên lụy trực tiếp; việc nương tựa vào các liên minh nhằm đối phó với các vấn đề toàn cầu mà không trực tiếp đe dọa đến an ninh của Hoa Kỳ; và "việc tái cân bằng từ sự sa lầy tại Trung Đông để di chuyển đến lục địa của sự hứa hẹn vĩ đại nhất trong tương lai - Châu Á."

Sự tương phản giữa việc hạ sát Bin Laden và can thiệp vào nội bộ Libya minh họa cho Học thuyết Obama. Trong trường hợp trước đó, Obama đã đích thân điều khiển (chỉ đạo) việc sử dụng đơn phương lực lượng quân sự, tham gia vào một cuộc đột kích bất ngờ trên lãnh thổ Hồi Quốc. Còn về trường hợp Libya, nơi mà những lợi ích của quốc gia không còn rõ ràng, ông ta đã chờ đợi cho đến khi Liên đoàn Ả Rập và Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết mà đã quy định tính hợp pháp cần thiết để đảm bảo sự thể hiện quyền lực mềm đúng đắn, và sau đó chia sẻ quyền lãnh đạo của sự vận hành quyền lực cứng với các quốc gia đồng minh NATO.

Tác động lâu dài của Học thuyết Obama sẽ cần thêm thời gian để thẩm định, song, khi mà ông ta đến gần cuộc bầu cử vào tháng Mười Một, Obama hiện diện với một chút lợi thế hơn trước các đối thủ của mình về vấn đề chính sách đối ngoại. Obama đã không uốn nắn cánh cung lịch sử theo cái cách chuyển đổi mà ông ta đã khao khát trong chiến dịch của mình cách đây bốn năm, tuy nhiên sự dịch chuyển của ông theo một phương pháp tiếp cận thực dụng hóa ra có lẽ lại là một điều tốt, đặc biệt là khi các cử tri vẫn tiếp tục có những nghi ngờ về nền kinh tế.

@Project Syndicate 2012

BS Hồ Hải hiệu đính – Asia Clinic – 10h53’ ngày thứ Hai, 13/8/2012

Đăng nhận xét

0 Nhận xét