Ngày đăng: [Thursday, April 11, 2013]
Bài đọc liên quan:
+ Bá Kiến, Chí Phèo và chiến tranh tiền tệ
+ Washington và nghệ thuật của sự có thể
+ Vạn lý trường chinh với Trung Hoa
+ Mọi điều bạn biết về Trung Hoa đều sai lầm
+ Tư duy tranh chấp biển Đông
+ Lựa chọn nào cho Việt Nam
Hai tháng nay, hầu hết các trang báo trên toàn thế giới quan tâm với bao bài viết về cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên. Chỉ cần là cú search từ khóa "Triều Tiên" thì chỉ trong vòng 0.29 giây cho ra 11.400.000 kết quả.
+ Bá Kiến, Chí Phèo và chiến tranh tiền tệ
+ Washington và nghệ thuật của sự có thể
+ Vạn lý trường chinh với Trung Hoa
+ Mọi điều bạn biết về Trung Hoa đều sai lầm
+ Tư duy tranh chấp biển Đông
+ Lựa chọn nào cho Việt Nam
Hai tháng nay, hầu hết các trang báo trên toàn thế giới quan tâm với bao bài viết về cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên. Chỉ cần là cú search từ khóa "Triều Tiên" thì chỉ trong vòng 0.29 giây cho ra 11.400.000 kết quả.
Trong khi đó, xem giá dầu trong 2 tháng qua thì không mảy may rung động, thậm chí còn hạ giá trên thị trường toàn cầu. Hơn thế nữa, giá vàng trong 30 ngày qua giảm hơn 20USD/oz. Nó ngược với quy luật của chiến tranh xảy ra ở khu vực xung yếu của toàn cầu. Dân kinh tài ở NYSE - New York Stock Exchange - và toàn cầu có chiếc mũi rất thính, khi ở đâu đó trên thế giới, mà nơi đó là huyết mạch giao thông, họ sẽ không để yên giá dầu và giá vàng ngơi nghỉ. Nó cũng làm cho giá vàng của nước Việt lâu nay nổi tiếng cao nhất thế giới cũng giảm theo mạnh.
Đầu năm 2013, một cú ngoại giao bóng rổ của một vận động viên bóng rổ Mỹ đã về hưu gặp lãnh đạo trẻ Kim Chính Ân. Cách đây 2 năm, lại có một chuyến ngoại giao bóng rổ do ông phó tổng thống Mỹ dẫn đầu viếng thăm Trung Hoa, trong đó, có xảy ra ẩu đả giữa 2 nhóm vận động viên Mỹ Hoa, có lẽ vì Trung Hoa giật mình nhớ lại cái ngoại giao bóng bàn cách nay 42 năm để Mỹ bàn giao Đông Dương cho Trung Hoa cai trị cho đến hôm nay, thông qua Thông cáo Thượng Hải. Bóng bàn là đưa bóng ghi điểm, nhưng bóng rổ thì mỗi lần ghi điểm thì banh úp sọt.
Nhưng không hiểu tại sao, đã giật mình vì cái ngoại giao bóng rổ, nhưng cách đây 2 tháng Trung Hoa lại đồng thuận với Mỹ về việc tăng lệnh cấm vận đối với Bắc Hàn? Trong đó, có việc khóa tài khoản của những cá nhân và công ty có làm ăn với Bắc Hàn.
Có lẽ, chính cái đồng thuận của Trung Hoa với Mỹ này là cái cớ để chính quyền Bắc Hàn điên cuồng tuyên bố chiến tranh, hăm he Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, và kể cả các nhà ngoại giao quốc tế đang ở Bình Nhưỡng nên di tản trước khi mọi việc sẽ xảy ra.
Cũng có lẽ vì Bắc Hàn nổi trận lôi đình mà, đã giúp Mỹ và đồng minh Nhật, Hàn cùng nhau lập hàng rào tên lửa tầm trung quanh Trung Hoa, đến nỗi không cần bất cứ cái ký kết nhì nhằng gì, như cái vụ hàng rào tên lửa tầm trung ở Đông Âu, bị Nga phản đối.
Một công đôi việc, tự dưng lại thấy rõ vai trò ngoại giao bóng rổ của một cựu vận động viên bóng rổ to lớn hơn cả nhà ngoại giao trường lớp, có vai vế ở nhà nước Mỹ. Một lúc, Hoa Kỳ làm chia rẻ mối giao hảo gắn bó giữa Trung Hoa và Bắc Hàn từ 60 năm qua, mà Trung Hoa đã cung cấp cho Bắc Hàn từ hạt gạo, đến giọt dầu. Đã thế, hàng rào tên lửa bao quanh Trung Hoa lại phù hợp với Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương - TPP: Trans-Pacific Stratergic Economic Partnership Agreement - của Mỹ đã đưa ra cách nay hơn 2 năm.
"Politics is the art of the possible" - Chính trị là nghệ thuật của sự có thể - câu nói nổi tiếng của cố thủ tướng Đức Otto Von Bismarck - đã được người Mỹ sử dụng rất thành công từ thế chiến thứ nhất đến nay, và nó đã giúp họ lên ngôi bá chủ toàn cầu từ sau đệ nhị thế chiến.
Năm 2011, cũng chỉ bằng thủ thuật chính trị với 2 bài phát biểu của ông Obama và bà Hilary Clinton ở Bắc Phi, thùng dầu của dân cùng khổ khu vực này bùng cháy, khi một cái chết của một anh thanh niên da màu bị chính quyền đánh đập, đã làm nên cuộc cách mạng hoa Nhài, thổi bay tất cả các nhà độc tài ở Bắc Phi và Trung Đông trong chớp mắt.
Thế nhưng, chính quyền Bắc Hàn đã tuyên bố sẽ phóng tên lửa vào ngày 10/4/2013, song cho đến bây giờ đã qua một ngày tình hình vẫn yên ắng, giá dầu hạ, giá vàng rơi, các nhà ngoại giao vẫn bình chân ở Bình Nhưỡng, dân lao động nước ngoài vẫn cần cù làm ăn ở Nam Hàn, chưa chịu di tản vì chiến tranh.
Có một câu chuyện truyền khẩu của dân Nam Hàn rằng, hễ cứ đến mùa thu hoạch lúa mì, Bắc Hàn thường rạch mặt ăn vạ để xin ăn người "anh em thù hận" Nam Hàn và thế giới, vì sợ dân chúng sẽ nổi cơn thịnh nộ do mất mùa, thiếu đói. Nên dân Nam Hàn chỉ coi lời hăm dọa của Bắc Hàn nhẹ tựa lông hồng.
Nhưng ở một thế khác, dân biết chuyện cho rằng, nếu chiến tranh xảy ra thì ngôi vị số một thế giới của Mỹ có thể sẽ không còn, sau sự sụp đổ tòa nhà WTC do al Qedae đánh sập đã là đòn chí mạng của Hoa Kỳ. Cho nên cuộc pháo kích vào đảo Yeonbyeong ngày 23/10/2010 Nam Hàn phải cố ngậm bồ hoàn làm ngọt, và tiếp tục viện trợ Bắc Hàn, vì người Mỹ không muốn chiến tranh để giải quyết Liên Triều. Mà vấn đề Liên Triều cần giải pháp như nước Đức thống nhất với cái giá khoảng 3.000 tỷ đô la Mỹ.
Trong toàn bối cảnh ấy, câu chuyện chiến tranh liên Triều là không thể xảy ra. Một tương lai hợp nhất liên Triều là có thể, nhưng ngày hợp nhất còn tính bằng thập niên. Vì qua câu chuyện này, nhà lãnh đạo trẻ Bắc Hàn - Kim Chính Ân - có thể sẽ có tinh thần cấp tiến hơn, để thay đổi hình thái kinh tế và chính trị Bắc Hàn, và ông cũng không quên lời căn dặn của cha mình: "Trung Hoa là bạn chí thân, nhưng cũng là kẻ đáng sợ nhất, đừng tin".
Asia Clinic, 16h38' ngày thứ Năm, 11/4/2013
Nhưng không hiểu tại sao, đã giật mình vì cái ngoại giao bóng rổ, nhưng cách đây 2 tháng Trung Hoa lại đồng thuận với Mỹ về việc tăng lệnh cấm vận đối với Bắc Hàn? Trong đó, có việc khóa tài khoản của những cá nhân và công ty có làm ăn với Bắc Hàn.
Có lẽ, chính cái đồng thuận của Trung Hoa với Mỹ này là cái cớ để chính quyền Bắc Hàn điên cuồng tuyên bố chiến tranh, hăm he Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, và kể cả các nhà ngoại giao quốc tế đang ở Bình Nhưỡng nên di tản trước khi mọi việc sẽ xảy ra.
Cũng có lẽ vì Bắc Hàn nổi trận lôi đình mà, đã giúp Mỹ và đồng minh Nhật, Hàn cùng nhau lập hàng rào tên lửa tầm trung quanh Trung Hoa, đến nỗi không cần bất cứ cái ký kết nhì nhằng gì, như cái vụ hàng rào tên lửa tầm trung ở Đông Âu, bị Nga phản đối.
Một công đôi việc, tự dưng lại thấy rõ vai trò ngoại giao bóng rổ của một cựu vận động viên bóng rổ to lớn hơn cả nhà ngoại giao trường lớp, có vai vế ở nhà nước Mỹ. Một lúc, Hoa Kỳ làm chia rẻ mối giao hảo gắn bó giữa Trung Hoa và Bắc Hàn từ 60 năm qua, mà Trung Hoa đã cung cấp cho Bắc Hàn từ hạt gạo, đến giọt dầu. Đã thế, hàng rào tên lửa bao quanh Trung Hoa lại phù hợp với Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương - TPP: Trans-Pacific Stratergic Economic Partnership Agreement - của Mỹ đã đưa ra cách nay hơn 2 năm.
"Politics is the art of the possible" - Chính trị là nghệ thuật của sự có thể - câu nói nổi tiếng của cố thủ tướng Đức Otto Von Bismarck - đã được người Mỹ sử dụng rất thành công từ thế chiến thứ nhất đến nay, và nó đã giúp họ lên ngôi bá chủ toàn cầu từ sau đệ nhị thế chiến.
Năm 2011, cũng chỉ bằng thủ thuật chính trị với 2 bài phát biểu của ông Obama và bà Hilary Clinton ở Bắc Phi, thùng dầu của dân cùng khổ khu vực này bùng cháy, khi một cái chết của một anh thanh niên da màu bị chính quyền đánh đập, đã làm nên cuộc cách mạng hoa Nhài, thổi bay tất cả các nhà độc tài ở Bắc Phi và Trung Đông trong chớp mắt.
Thế nhưng, chính quyền Bắc Hàn đã tuyên bố sẽ phóng tên lửa vào ngày 10/4/2013, song cho đến bây giờ đã qua một ngày tình hình vẫn yên ắng, giá dầu hạ, giá vàng rơi, các nhà ngoại giao vẫn bình chân ở Bình Nhưỡng, dân lao động nước ngoài vẫn cần cù làm ăn ở Nam Hàn, chưa chịu di tản vì chiến tranh.
Có một câu chuyện truyền khẩu của dân Nam Hàn rằng, hễ cứ đến mùa thu hoạch lúa mì, Bắc Hàn thường rạch mặt ăn vạ để xin ăn người "anh em thù hận" Nam Hàn và thế giới, vì sợ dân chúng sẽ nổi cơn thịnh nộ do mất mùa, thiếu đói. Nên dân Nam Hàn chỉ coi lời hăm dọa của Bắc Hàn nhẹ tựa lông hồng.
Nhưng ở một thế khác, dân biết chuyện cho rằng, nếu chiến tranh xảy ra thì ngôi vị số một thế giới của Mỹ có thể sẽ không còn, sau sự sụp đổ tòa nhà WTC do al Qedae đánh sập đã là đòn chí mạng của Hoa Kỳ. Cho nên cuộc pháo kích vào đảo Yeonbyeong ngày 23/10/2010 Nam Hàn phải cố ngậm bồ hoàn làm ngọt, và tiếp tục viện trợ Bắc Hàn, vì người Mỹ không muốn chiến tranh để giải quyết Liên Triều. Mà vấn đề Liên Triều cần giải pháp như nước Đức thống nhất với cái giá khoảng 3.000 tỷ đô la Mỹ.
Trong toàn bối cảnh ấy, câu chuyện chiến tranh liên Triều là không thể xảy ra. Một tương lai hợp nhất liên Triều là có thể, nhưng ngày hợp nhất còn tính bằng thập niên. Vì qua câu chuyện này, nhà lãnh đạo trẻ Bắc Hàn - Kim Chính Ân - có thể sẽ có tinh thần cấp tiến hơn, để thay đổi hình thái kinh tế và chính trị Bắc Hàn, và ông cũng không quên lời căn dặn của cha mình: "Trung Hoa là bạn chí thân, nhưng cũng là kẻ đáng sợ nhất, đừng tin".
Asia Clinic, 16h38' ngày thứ Năm, 11/4/2013
0 Nhận xét