Ngày đăng: [Sunday, November 01, 2015]
Viết nhân ngày giỗ lần thứ 52 của Ngô tổng thống.
Quân đội VNCH truy quét lực lượng Bình Xuyên trên đại lộ Gallieni bây giờ là Trần hương Đạo
MỞ ĐẦU
Lịch sử cần phải được ghi lại đúng, để thế hệ trẻ sau này hiểu rõ, và hành xử đúng với một tâm thế và tư thế của người con yêu nước đúng nghĩa.
Ba vấn đề lớn, nhưng chỉ trong 5 năm mà cố tổng thống Ngô Đình Diệm làm được cho nền Đệ Nhất Cộng Hòa là:
1. Bình định được các phiến quân, ngăn chặn được cộng sản, đẩy Pháp ra khỏi miền Nam, ngăn chặn Mỹ vào miền Nam, giữ yên bình cho dân chúng.
2. Gầy dựng một xã hội tự do dân chủ non trẻ theo chính thể cộng hòa với nền giáo dục khai phóng, kinh tế cất cánh hùng cường, chính trị và quân sự tự lực tự cường.
3. Ổn định đời sống nông thôn và hơn 1 triệu đồng bào miền Bắc tỵ nạn cộng sản vào Nam.
Sau khi đồng ý lời mời của cựu hoàng Bảo Đại tại Pháp ngày 16/6/1954, Ông Ngô Đình Diệm về nước để thành lập chính phủ với điều kiện: chính phủ của Ông được toàn quyền quyết định về chính trị và quân sự.
Ba vấn đề lớn, nhưng chỉ trong 5 năm mà cố tổng thống Ngô Đình Diệm làm được cho nền Đệ Nhất Cộng Hòa là:
1. Bình định được các phiến quân, ngăn chặn được cộng sản, đẩy Pháp ra khỏi miền Nam, ngăn chặn Mỹ vào miền Nam, giữ yên bình cho dân chúng.
2. Gầy dựng một xã hội tự do dân chủ non trẻ theo chính thể cộng hòa với nền giáo dục khai phóng, kinh tế cất cánh hùng cường, chính trị và quân sự tự lực tự cường.
3. Ổn định đời sống nông thôn và hơn 1 triệu đồng bào miền Bắc tỵ nạn cộng sản vào Nam.
Sau khi đồng ý lời mời của cựu hoàng Bảo Đại tại Pháp ngày 16/6/1954, Ông Ngô Đình Diệm về nước để thành lập chính phủ với điều kiện: chính phủ của Ông được toàn quyền quyết định về chính trị và quân sự.
Ngày 07/7/1954 Ông Ngô Đình Diệm thành lập chính phủ với 18 bộ trưởng. Người ta bảo rằng, chế độ Ông bị theo Thiên Chúa giáo mà đàn áp Phật giáo là một nguyên nhân dẫn đến đảo chánh ngày 01/11/1963 - cách đây đúng 52 năm - là không đúng. Bằng chứng là, trong số 18 Bộ trưởng của chính phủ chỉ có 5 người Thiên Chúa Giáo, hơn nữa chỉ có 3 trong 19 Tướng lãnh là Thiên chúa giáo. Trong số 113 dân biểu 75 người là Phật giáo, phó Tổng thống và ngay cả Tỉnh trưởng Huế, (nơi xẩy ra vụ Phật giáo) là người theo đạo Phật. Trong khuôn khổ bài này xin bàn về việc dẹp loạn và yên dân của ông sau khi làm thủ tướng, mà dẹp loạn Bình Xuyên là quan trọng nhất.
LOẠN BÌNH XUYÊN
Một trong những giai đoạn lịch sử của nền Đệ Nhất Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam sau khi ông Ngô Đình Diệm về nước để thành lập là lúc đó miền Nam loạn 12 sứ quân: Cao Đài, Hòa Hảo, Bảy Viễn, Dương Văn Dương, Nguyễn Bình, v.v...
Trong đó, đáng chú ý nhất là lực lượng Bình Xuyên của đầu đảng Dương Văn Dương, một tay giang hồ trộm cướp khét tiếng ở miền Đông Nam Bộ thành lập. Nhờ vào sự trợ giúp của Trung tướng đầu tiên của cộng sản Bắc Việt Nguyễn Bình được ông Hồ Chí Minh cử vào để tổ chức, thâu tóm và kêu gọi các nhóm này dưới trướng Dương Văn Dương, lấy khu Nhà Bè(gồm Nhà Bè và quận 7 ngày nay) làm căn cứ địa hoạt động.
Sau khi nhờ sự tổ chức chặt chẽ của Nguyễn Bình, họ thâu tóm cả Cao Đài, Hòa Hảo về phe mình, và lấy tên là Bộ Đội Bình Xuyên. Bộ đội Bình Xuyên là tên gọi một tổ chức chính trị - quân sự tồn tại ở khu vực Nam Bộ trong khoảng 1945 đến 1960. Dương Văn Dương lấy tên Bình Xuyên là hàm chỉ: "Bình" gợi chiến công đánh chiếm và bình định, còn chữ "Xuyên" để chỉ vùng chi chít sông rạch của Nam Bộ.
Bộ đội Bình Xuyên là lực lượng quân sự mạnh nhất ở vùng Đông Nam Bộ thời bấy giờ. Địa bàn hoạt động được tổ chức thành Liên khu Bình Xuyên (gồm các chi đội số 2, 3, 4, 7, 9, 21, 25), đảm trách nhiệm vụ bao vây quân Anh-Pháp ở mạn Nam Sài Gòn. Sau khi đặc phái viên trung ương đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Bình vào tổ chức quân đội, Dương Văn Dương được chỉ định làm Khu bộ phó Khu 7.
Sau khi Dương Văn Dương tử trận vào năm 1946, lực lượng Bình Xuyên bị phân hóa. Một bộ phận chống Pháp do Dương Văn Hà (tức Năm Hà, em cùng cha khác mẹ của Dương Văn Dương) chỉ huy, được tổ chức lại và phiên chế chính quy thành Vệ quốc đoàn. Một bộ phận khác do Lê Văn Viễn(Bảy Viễn) chỉ huy, nhưng sau đó li khai năm 1948 và tham gia thành lập chính quyền Quốc gia Việt Nam. Thành phần này là lực lượng Bình Xuyên được biết đến nhiều nhất vào thập niên 1950.
Từ năm 1948, nhóm Bình Xuyên li khai là một lực lượng quân sự bổ sung nằm trong khối Liên hiệp Pháp dưới danh xưng "Công an Xung phong", địa bàn hoạt động đã được mở rộng ra xung quanh trung tâm Sài Gòn(Quận I bây giờ). Dưới sự đồng thuận của Pháp, Bình Xuyên kiểm soát nhiều sòng bài, nhà thổ, cùng những thương cuộc lớn nhỏ khắp vùng Sài Gòn - Chợ Lớn trong đó phải kể Casino Grande Monde (Đại Thế Giới), Casino Cloche d'Or (Kim Chung), Bách hóa Noveautes Catinat. Sau Hiệp định Genève, Bình Xuyên phải sáp nhập vào Quân đội Quốc gia Việt Nam nhưng ngầm không phục tùng.
DẸP LOẠN BÌNH XUYÊN
Tháng 7 năm 1954, Thủ tướng Ngô Đình Diệm chấp chính thành lập chính phủ trung ương và nộp danh sách nội các. Lê Văn Viễn, vị chỉ huy Bình Xuyên đòi được tham chính và đưa ra yêu sách lập chính phủ mới. Lực lượng Bình Xuyên cùng với quân đội Cao Đài và Hòa Hảo còn lập Mặt trận Thống nhất Toàn lực Quốc gia và gửi tối hậu thư buộc chính phủ phải có danh sách mới trước ngày 26 tháng 3 năm 1955.
Nội các của thủ tướng Ngô Đình Diệm không chịu nhượng bộ nên Bình Xuyên mở cuộc tấn công Bộ Tổng tham mưu rồi pháo kích vào Dinh Độc Lập. Sang tháng 4 năm 1955 thì quân Bình Xuyên tấn công thành Cộng Hòa. Quân đội Quốc gia phản công, phá được căn cứ chính của Bình Xuyên ở khu vực cầu Chữ Y khiến lực lượng Bình Xuyên phải triệt thoái khỏi Sài Gòn - Chợ Lớn và rút về Rừng Sác.
Tháng 9 năm 1955, Tổng thống Ngô Đình Diệm phái Đại tá Dương Văn Minh mở Chiến dịch Hoàng Diệu để truy nã Bình Xuyên tại khu vực Rừng Sác. Quân Bình Xuyên bị hoàn toàn tiêu diệt. Lê Văn Viễn đào tẩu sang Campuchia rồi lưu vong sang Pháp, chấm dứt thực lực của Bình Xuyên. Một lực lượng Bình Xuyên li khai khác do Võ Văn Môn (tức Bảy Môn) chỉ huy đào thoát về miền Đông Nam Bộ, lập căn cứ tồn tại độc lập mãi đến năm 1960 thì tham gia vào Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam do Hồ Chí Minh ký quyết định thành lập ngày vào ngày 15/12/1961 do ông Nguyễn Văn Linh - sau này là tổng bí đảng đảng cộng sản ở Việt Nam - cầm đầu.
Một video clip hiếm hoi chỉ 1'19" về trận đánh dẹp loạn Bình Xuyên của thủ tướng Ngô Đình Diệm ở vùng giáp ranh quận I Đại lộ Gallieni tức Trần Hưng Đạo bây giờ vào ngày 03/5/1955
Kể từ sau 1960, cuộc sống dân miền Nam rất yên bình nhờ vào hàng rào ấp chiến lược mà ông Ngô Đình Nhu mang về từ chiến lược kinh nghiệm chiến dịch bình định ở Philippines của quân lực Mỹ và Malaysia của quân đội Anh. Kế hoạch được phái đoàn cố vấn Anh do R. G. K. Thompson cầm đầu đưa ra vào Tháng 11 năm 1961 và chính thức áp dụng vào Tháng Ba năm 1962 đầu tiên ở Bình Dương.
Mục tiêu Ấp chiến lược đã rất thành công trong việc tách rời quân du kích của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam ra khỏi khối dân thường ở nông thôn hòng hạn chế đối phương xây dựng cơ sở hoạt động và dần bị cô lập. Ấp chiến lược còn có dụng ý để dân địa phương có cách tự vệ đợi cho đến khi quân đội có thể đến giải cứu.
Tôi còn nhớ, thời kỳ này dân miền Nam đi đường nửa đêm không sợ trộm, ngủ ban đêm không lo Việt cộng nằm vùng đến gõ cửa đòi tiền lệ phí nuôi quân.
KẾT
Cố tổng thống Ngô Đình Diệm trả lời báo chí nước ngoài năm 1955. Clip lịch sử này chứng minh rằng Bắc Việt không dám tổng tuyển cử tự do 2 miền Nam Bắc sau khi chính quyền Đệ Nhất Cộng Hòa từ chối hiệp định Geneve.
Ông Diệm mở mang giáo dục, mở nhiều trường học. Hạ tầng cơ sở được tạo dựng nhưng bị Việt Cộng phá hoại. Đời sống người dân được bảo đảm về y tế, an ninh. Việc giáo dục tiến bộ, các trường gia tăng mở mang, xuất cảng gạo tăng 500% tính từ 1954-1959. Ông Ngô-Đình Nhu lập đảng Cần Lao Nhân vị, thành lập Thanh niên Cộng hòa, lập thuyết Nhân Vị có tầm vóc tinh thần, tầm vóc xã hội và chính trị, kinh tế.
Tới giờ này lịch sử vẫn chưa bạch hóa rằng do sai lầm của Hoa Kỳ hay vì tính toán của Hoa Kỳ chuẩn bị bắt tay với Trung cộng mà dẫn đến cái chết của gia đình Ngô tổng thống? Nhưng nước Mỹ cũng phải trả giá sau đó bằng cái chết của tổng thống Kennedy chỉ sau sự ra đi của Ngô tổng thống đúng 20 ngày. "Sự kiện Ngô Chí Sỹ bị thủ tiêu là một định mệnh của dân tộc Việt" - Bùi Kiến Thành.
Sài Gòn, 16h06' Chúa Nhựt, 01/11/2015
1 Nhận xét
Trả lờiXóaVNCH - thành phần kỹ nghệ gia, thương gia, thầu khoán... chỉ sau 2 tháng "giải phóng", công an ồ ạt khắp nơi thị thành súng ống tận răng, ập vào đóng cửa, niêm phong cửa hiệu, nhà buôn, nhà máy, kho hàng, tịch thu tài sản của bọn "tư sản mại bản", lục soát tịch thu vàng bạc, hột xoàn, xong xuôi thì tống cổ họ lên vùng kinh tế mới. đa số những ngưòi bị cưỡng bách lên vùng kinh tế mới này chưa bao giờ cầm cái cày hay cái cuốc. Tấn công và huỷ hoại khu vực sản xuất, huỷ diệt cá nhân, tước đoạt quyền tư hữu, không được quyền hưởng lợi nhuận của việc làm... đã đưa đến tình trạng sản xuất thấp, đói ăn chưa từng thấy. Kỹ nghệ lớn nhỏ của tư nhân miền Nam đều bị nhà nước chiếm đoạt và trở thành những xí nghiệp "hợp doanh" và "quốc doanh". Thương mãi trở thành hoạt động bất chính, những cửa hàng quan trọng đều bị đóng cửa, chủ nhân "đi kinh tế mới", hay vưọt biên, phần còn lại là những cửa hàng buôn bán nho nhỏ, và đầy rẫy những "chợ trời". hàng hoá, vật liệu khan hiếm hoặc không tìm thấy nữa. ngay cả những sản phẩm cần thiết cơ bản như gạo, vải, nhu yếu phẩm...đều bị nhà nước quản lý, chỉ bán cho những gia đình có "hộ khẩu", công nhân viên, cán bộ. Tình trạng khốn khổ chưa từng có, cụm từ "Xếp Hàng Cả Ngày" để mua một con cá, bó rau ở các cửa hàng mậu dịch quốc doanh được ra đời là vì thế. Giao thông bị kiểm soát chặt chẽ giữa các tỉnh và thành phố. hàng hoá không được mang ra khỏi địa phương. các xe đò bị chặn xét mỗi chặng đường. ngay cả những người mang theo thực phẩm để tiêu dùng cá nhân cũng bị xét hỏi, làm khó dễ. sự phân phối hàng hoá theo hộ khẩu do nhà nưóc lãnh đạo không thoả mãn nhu cầu của đại đa số dân chúng, trong khi hệ thống tư nhân phân phối hoạt động xưa nay đã bị triệt hạ. sản xuất đã sút kém, phân phối bị bế tắc, tình trạng kinh tế trong suốt 10 năm rơi xuống vực thẳm, khu vực cuối cùng của một nền kinh tế quốc gia bị kiệt quệ. Quá ít việc làm, gần như là không có gì để mà làm trong lãnh vực tư nhân, dân chúng cạn túi sau khi đã bán hết những gì họ có ở chợ trời để mà đong gạo! Giữa cảnh khốn cùng đó, họ được may mắn cứu mạng do thân nhân, bạn bè mà đại đa số là những ngưòi di tản, những ngưòi "vượt biên phản quốc" gởi tiền, gới quà, thuốc tây, vải vóc ... về. tất cả những nguồn tài trợ này đã tạo thành một mãi lực tối thiểu, giúp không ít ngưòi dân miền Nam sống được qua ngày, nhưng không đủ để cấu tạo một khả năng tiêu thụ khả dĩ để phục hoạt lại một nền kinh tế đã bị phá huỷ bởi một chính sách Phản Kinh Tế triệt để trong suốt 10 năm.