LẤP ĐẦY KHOẢNG TRỐNG AN NINH CHÂU Á

Ngày đăng: [Thursday, July 26, 2012]

Bài dịch của Nguyễn Ngọc Khánh

Bài viết gốc: Closing Asia’s security gap

Bài viết của ông Toyohisa Kozuki, ông là Phó Tổng Giám đốc của Văn phòng các vấn đề châu Âu của Bộ Ngoại giao Nhật Bản

TOKYO – Thông báo của Tổng thống Barack Obama vào cuối năm ngoái rằng Hoa Kỳ sẽ tăng cường vị thế của mình ở Đông Á trong khi rút bớt lực lượng quân sự của mình ở châu Âu không gây ngạc nhiên là mấy. Đằng sau tất cả, môi trường an ninh ở Đông Á là không thể dự đoán trước được và đang thay đổi nhanh chóng, không giống như ở châu Âu, nơi mà môi trường an ninh là tương đối ổn định. Trong bối cảnh này, hiện nay các nỗ lực đang được tiến hành để thiết lập một khuôn khổ đa phương toàn diện trong khu vực có thể thấy được từ sự kiện gần đây của Tổ chức An ninh và Hợp tác ở châu Âu (OSCE).

Hoa Kỳ không đơn độc trong việc chuyển đổi lực lượng an ninh của mình tập trung vào khu vực Đông Á. Quyết định của Tổng thống Nga Vladimir Putin để tổ chức cuộc họp của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần đầu tiên ở Nga tại Vladivostok vào tháng Chín phản ánh sự quan tâm ngày càng tăng của đất nước ông trong khu vực. Và, cũng như Hoa Kỳ, Nga đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) vào cuối tháng mười một vừa rồi.

Hội nghị Đông Á, cùng với các cuộc họp của bộ trưởng các nước trong Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) cuối tháng bảy, đã có những đóng góp quan trọng để cải thiện môi trường an ninh trong khu vực. Những nỗ lực của ARF nhằm xây dựng một mô hình các mối quan hệ có tính xây dựng và dễ dự đoán hơn cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương được dựa trên ba giai đoạn xây dựng lòng tin, ngoại giao dự phòng, và giải quyết xung đột. Tại hội nghị Bộ trưởng của diễn đàn 18 năm trước, ARF đã bước vào giai đoạn thứ hai, ngoại giao dự phòng, trong khi tiếp tục tăng cường các giải pháp xây dựng lòng tin.

Hợp tác hàng hải là một trọng tâm của sự quan tâm không kém ở cả cuộc họp bộ trưởng của ARF  lẫn Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, bởi các hoạt động của Trung Hoa trong vùng biển Nam và Đông Trung Hoa đã tạo ra sự bất ổn rõ rệt trong khu vực. Diễn đàn ARF hoan nghênh việc thông qua ký kết về "Các hướng dẫn thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông." Tương tự như vậy, EAS đã tập trung vào việc đấu tranh chống “cướp biển, tìm kiếm và cứu nạn trên biển, môi trường biển, an ninh hàng hải, kết nối hàng hải, tự do lưu thông, đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản và các lĩnh vực hợp tác khác.”

Cả hai cuộc họp cũng đã tập trung vào việc kiểm soát thiên tai, cùng với các Bộ trưởng ARF đạt đến một sự nhận thức chung về thúc đẩy hơn nữa hợp tác khu vực. Trung tâm Điều phối Hỗ trợ nhân đạo ASEAN ở Jakarta được mong đợi ​​sẽ đóng một vai trò trung tâm trong việc xây dựng một mạng lưới thông tin liên quan đến thảm họa thiên tai trên toàn khu vực, và trong việc phát triển các biện pháp cụ thể để kiểm soát thiên tai.

Tương tự như vậy, nhiều nước trong số các nước tham dự EAS đã nhấn mạnh sự cần thiết cho việc đáp ứng các khả năng, chẳng hạn như cứu trợ thiên tai khẩn cấp. Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã tuyên bố nước ông sẵn sàng để tổ chức một hội nghị quốc tế vào mùa hè này bàn về những đại họa thiên tai, đem lại cho Nhật Bản một cơ hội để chia sẻ bài học kinh nghiệm từ trận động đất khủng khiếp và sóng thần ở Đông Nhật Bản năm 2011. Mục đích là  phải làm cho khu vực có tính linh hoạt nhiều hơn trước các thảm họa tự nhiên như là một phần của một khuôn khổ rộng lớn hơn cho sự hợp tác khu vực.

Những thay đổi nhanh chóng đang diễn ra trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương làm phát sinh nhu cầu về các chính sách nhẳm tối đa hóa cơ hội tăng trưởng trong khi tối thiểu hóa rủi ro. Đó là lý do tại sao Koichiro Gemba, Ngoại trưởng của Nhật Bản, đã có đề xuất mới "mạng lưới mở và đa phương" với các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương khác. "Đa phương" có nghĩa là hợp tác đa quốc gia vào các hoạt động khác nhau mà có thể được thúc đẩy thông qua các cơ chế song phương, ba bên, hoặc đa phương. Hoạt động trong khuôn khổ ARF và EAS đã được kết nối với ý niệm này, và Nhật Bản đang theo đuổi cuộc đối thoại ba bên với Trung Hoa và Đại Hàn, cũng như với Hoa Kỳ và Úc.

Nhật Bản tin rằng các mạng lưới này phải được mở rộng tới tất cả các quốc gia trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, vì sự thiết lập của các nước này yêu cầu sự tham gia đầy đủ của Trung Hoa. Song các quy tắc cần thiết để hình thành nền tảng của một mạng lưới như vậy hiển nhiên là phải tuân thủ triệt để luật pháp quốc tế, và tuyên bố cuối cùng từ cuộc hội thảo ARF rõ ràng đã phản ánh mối quan tâm này.

Đây là nơi mà những bài học rút ra từ kinh nghiệm của OSCE có liên quan đến những nỗ lực vừa chớm nở của châu Á để thiết lập một cơ cấu hợp tác trong khu vực. Đặc biệt là, mặc dù có những khác biệt về kinh tế - xã hội và chính trị đáng kể giữa khu vực châu Á-Thái Bình Dương và châu Âu, các biện pháp xây dựng an ninh và lòng tin giữa các nước của đáng để các quốc gia ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương cẩn thận cân nhắc.

Các biện pháp như vậy nhằm giảm thiểu nguy cơ xung đột bằng cách tang cường lòng tin giữa các quốc gia tham gia OSCE, và bằng việc góp phần vào sự minh bạch hơn nữa trong lĩnh vực hoạch định quân sự và các hoạt động khác. Công ước Vienna, là chìa khóa để nhận thức những nỗ lực này OSCE, bắt buộc sự trao đổi thông tin thường niên về: lực lượng quân sự hiện có, cơ cấu của lực lượng vũ trang và vũ khí chiến lược lẫn các hệ thống phòng thủ. Nó cũng yêu cầu trao đổi thông tin về kế hoạch và ngân sách quốc phòng hàng năm.

Việc thông qua các biện pháp như vậy trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ làm được nhiều việc nhằm thúc đẩy lòng tin và sự tín nhiệm giữa các quốc gia châu Á. Một vài bước đi theo hướng này đã được thực hiện trong khuôn khổ ARF, bao gồm việc công bố cho hơn một thập kỷ của một Viễn cảnh An ninh Thường niên được dựa trên những sự đóng góp từ các quốc gia ARF. Trong năm 2010, các Bộ trưởng ARF đã mở rộng phạm vi của Viễn cảnh với Định dạng Đơn giản Chuẩn hóa, trong đó bao gồm việc công bố học thuyết quốc phòng, chi tiêu quốc phòng, và tổng số nhân viên trong lực lượng vũ trang của một quốc gia.

Đã có hai cách tiếp cận chủ yếu để đáp ứng những thách thức an ninh khu vực hiện đại: các đồng  minh truyền thống theo kiểu NATO, chuẩn bị cho bất kỳ mối đe dọa tiềm năng nào tới các thành viên trong liên minh, và những khuôn khổ theo hướng đa phương toàn diện theo kiểu OSCE, trong đó bao gồm tất cả các nước liên quan có tầm ảnh hưởng trong một khu vực.

Như lịch sử châu Âu sau 1945 cho thấy rõ ràng, những đồng minh truyền thống và một khuôn khổ đa phương toàn diện có thể được bổ sung, và là điều thiết yếu để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Hiện giờ khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang chứng kiến những nỗ lực để thiết lập một khuôn khổ toàn diện và đa phương tương tự thông qua ARF và EAS. Song, tuy nhiên những nỗ lực thành công như vậy có thể, chúng sẽ tăng cường, mà không làm giảm tầm quan trọng của các mối quan hệ song phương hiện có, chẳng hạn như đồng minh Mỹ-Nhật.

BS Hồ Hải hiệu đính – Asia Clinic – 10h22' ngày thứ Năm, 26/7/2012

Đăng nhận xét

0 Nhận xét