Ngày đăng: [Monday, May 02, 2011]
Tháng 10/2009 tôi viết loạt 7 bài về ngành y tế Việt Nam cần thay đổi gì? Trong đó có Phần IV: Bảo hiểm y tế.
Tháng 4/2010 tôi có viết loạt 3 bài Bóng ma bảo hiểm y tế trên Tia Sáng. Loạt bài này điểm lại tổng thể mô hình bảo hiểm y tế trên toàn cầu, và qua đó nhìn lại cách cải tổ bảo hiểm y tế của chính quyền Obama. Trong đó, bài thứ hai: Các loại hình bảo hiểm y tế và kẽ hở của nó là để vạch ra những kẽ hở pháp luật mà các mô hình bảo hiểm y tế đã tạo ra tha hóa và tham nhũng, không chỉ có ở Việt nam mà cả trên toàn thế giới.
Các công ty bảo hiểm xem các cơ sở y tế tư nhân hoặc nhà nước như một cái ngân hàng ứng tạm. Họ chỉ việc sử dụng quyền được luật pháp cho phép, để đứng ra thu gôm tiền đóng bảo hiểm như một cai đầu dài để kinh doanh. Họ được quyền hạch sách các cơ sở y tế về chi thu cho người bệnh. Họ được quyền cấu kết nâng giá dịch vụ y tế để hút máu dân từ tiền đóng bảo hiểm. Và họ được quyền câu kết với các thầy thuốc bị tha hóa để rút tiền từ quỹ bảo hiểm y tế qua các hồ sơ giả. Và họ cũng được quyền câu kết với các hãng thuốc để được đưa vào danh mục thuốc, trang thiết bị bảo hiểm y tế để tính trên chi phí bệnh, rút tiền từ quỹ bảo hiểm dư thừa hằng năm. Nhưng họ luôn kêu gào là thiếu ngân sách cho bảo hiểm y tế.
Câu chuyện cảnh báo của tôi cách đây 1 năm thì bây giờ đã có thực. Mới vừa tháng rồi, một đường dây tha hóa do kẽ hở của bảo hiểm y tế làm ra đã được phanh phui. Câu chuyện đáng nói ở đây là có hai vấn đề để bàn.
Vấn đề thứ nhất là cấu trúc ngành y tế Việt Nam cần phải thay đổi về mặt quản lý. Thay đổi ấy đã được viết trong loạt 7 bài Ngành y tế Việt Nam cần thay đổi gì? Điều tiên quyết là phải có cơ quan kiểm tra độc lập đứng ngoài đảng với đội ngũ những người làm nghề y, nha và dược có 4 tiêu chuẩn: (1) có tâm, (2) có kiến thức chuyên môn cao, (3) có đạo đức đáng kính, và (4) bên cạnh họ là một gia đình hạnh phúc. Theo hiểu biết của tôi, không ai muốn giành quyền lãnh đạo của đảng cả. Những trí thức chân chính luôn sống bằng sức lực của mình.
Vấn đề thứ hai đáng bàn là cô bác sĩ họ Lưu lãnh bản án 15 năm tù với một số tiền tư túi chỉ 1.1 tỷ là quá nặng so với bao nhiêu vụ án khác từ trước đến nay. Có người cho rằng bản án nặng là để răn đe một trường hợp điển hình. Nhưng thử hỏi nếu có một hệ thống quản lý tốt thì liệu điều ấy có xảy ra không? Và có chắc rằng, hệ thống bảo hiểm y tế hiện nay không còn tham nhũng và trục lợi? Khi bảo hiểm xã hội (hiện nay bảo hiểm xã hội ôm cả quỹ bảo hiểm y tế) đã lấy quỹ của mình để cho công ty tài chính II vay mà bằng thư vay, và thư vay ấy bị thất lạc lên đến con số nghìn tỷ?
Có nhiều bạn tự hỏi, tại sao tôi ít viết về y tế? Thực ra thì tôi đã viết rồi. Không chỉ viết về chuyên môn sâu, mà về cả đào tạo, phân bổ, sử dụng nhân tài, quản lý, v.v... rất đầy đủ. Hôm nay viết bài này một lần nữa, cũng chỉ làm hâm nóng lại một vấn đề rất cũ trên blog vậy.
Asia Clinic, 12h30', ngày thứ Hai, 02/5/2011
Các công ty bảo hiểm xem các cơ sở y tế tư nhân hoặc nhà nước như một cái ngân hàng ứng tạm. Họ chỉ việc sử dụng quyền được luật pháp cho phép, để đứng ra thu gôm tiền đóng bảo hiểm như một cai đầu dài để kinh doanh. Họ được quyền hạch sách các cơ sở y tế về chi thu cho người bệnh. Họ được quyền cấu kết nâng giá dịch vụ y tế để hút máu dân từ tiền đóng bảo hiểm. Và họ được quyền câu kết với các thầy thuốc bị tha hóa để rút tiền từ quỹ bảo hiểm y tế qua các hồ sơ giả. Và họ cũng được quyền câu kết với các hãng thuốc để được đưa vào danh mục thuốc, trang thiết bị bảo hiểm y tế để tính trên chi phí bệnh, rút tiền từ quỹ bảo hiểm dư thừa hằng năm. Nhưng họ luôn kêu gào là thiếu ngân sách cho bảo hiểm y tế.
Câu chuyện cảnh báo của tôi cách đây 1 năm thì bây giờ đã có thực. Mới vừa tháng rồi, một đường dây tha hóa do kẽ hở của bảo hiểm y tế làm ra đã được phanh phui. Câu chuyện đáng nói ở đây là có hai vấn đề để bàn.
Vấn đề thứ nhất là cấu trúc ngành y tế Việt Nam cần phải thay đổi về mặt quản lý. Thay đổi ấy đã được viết trong loạt 7 bài Ngành y tế Việt Nam cần thay đổi gì? Điều tiên quyết là phải có cơ quan kiểm tra độc lập đứng ngoài đảng với đội ngũ những người làm nghề y, nha và dược có 4 tiêu chuẩn: (1) có tâm, (2) có kiến thức chuyên môn cao, (3) có đạo đức đáng kính, và (4) bên cạnh họ là một gia đình hạnh phúc. Theo hiểu biết của tôi, không ai muốn giành quyền lãnh đạo của đảng cả. Những trí thức chân chính luôn sống bằng sức lực của mình.
Vấn đề thứ hai đáng bàn là cô bác sĩ họ Lưu lãnh bản án 15 năm tù với một số tiền tư túi chỉ 1.1 tỷ là quá nặng so với bao nhiêu vụ án khác từ trước đến nay. Có người cho rằng bản án nặng là để răn đe một trường hợp điển hình. Nhưng thử hỏi nếu có một hệ thống quản lý tốt thì liệu điều ấy có xảy ra không? Và có chắc rằng, hệ thống bảo hiểm y tế hiện nay không còn tham nhũng và trục lợi? Khi bảo hiểm xã hội (hiện nay bảo hiểm xã hội ôm cả quỹ bảo hiểm y tế) đã lấy quỹ của mình để cho công ty tài chính II vay mà bằng thư vay, và thư vay ấy bị thất lạc lên đến con số nghìn tỷ?
Có nhiều bạn tự hỏi, tại sao tôi ít viết về y tế? Thực ra thì tôi đã viết rồi. Không chỉ viết về chuyên môn sâu, mà về cả đào tạo, phân bổ, sử dụng nhân tài, quản lý, v.v... rất đầy đủ. Hôm nay viết bài này một lần nữa, cũng chỉ làm hâm nóng lại một vấn đề rất cũ trên blog vậy.
Asia Clinic, 12h30', ngày thứ Hai, 02/5/2011
0 Nhận xét