Ngày đăng: [Monday, February 24, 2014]
Bài đọc liên quan:
Cũng như mọi quốc gia khác trên toàn cầu, Hoa Kỳ cũng có những bất cập của loài người tồn tại từ 1776 đến nay. Nếu những quốc gia nhược tiểu có cái bất cập của xứ hoang dã, hạ đẳng của loài động vật gần như bậc thấp, thì Hoa Kỳ có những bất cập của quốc gia đại ca toàn cầu.
Bất cập lớn nhất và có tính bản chất của Hoa Kỳ là thể chế của Hoa Kỳ luôn phải thúc đẩy toàn dân Hoa Kỳ trong tư thế chủ động để làm đại ca toàn cầu. Từ bất cập này, công dân Hoa Kỳ như một cái máy làm việc cật lực, ăn chơi hết mình, và luôn tiên phong trong mọi sáng tạo.
Câu chuyện bất cập của Hoa Kỳ luôn phải tiên phong trong mọi sáng tạo thì ai cũng rõ. Vì từ khoa học xã hội đến khoa học tự nhiên hầu hết mọi phát minh, phát kiến được trao giải Nobel hằng năm thì Hoa Kỳ luôn chiếm phần đông. Ngoài ra, ngay cả giải Nobel cho những khoa học gia ngoài Hoa Kỳ, thì phần đông họ cũng phải làm việc, nghiên cứu tại Hoa Kỳ. Hơn nữa, ngay những phát kiến, phát minh phục vụ cho thực tế cuộc sống hầu hết cũng có nguôn gốc xuất xứ từ Hoa Kỳ. Ví dụ, Bill Gates với hệ điều hành Microsoft mở một cửa sổ cho nhân loại nhìn ra toàn cầu; Steve Jobs với sự khiêm nhường chỉ xin cắn 1 phần quả táo toàn cầu, nhưng máy tính cá nhân, Ipad, Iphone đã làm thay đổi cả thế giới; v.v... Thế giới còn lại hầu như mua bảng quyền hoặc ăn cắp sao chép từ Hoa Kỳ.
Động lực làm đại ca toàn cầu, để giữ ngôi vị siêu cường số 1 toàn cầu của Hoa Kỳ là một thúc bách lớn làm người dân Hoa Kỳ luôn phải năng động và cật lực trong cuộc mưu sinh. Nhưng để động lực ấy được truyền từ thể chế chính trị xuống đến người dân, mà người dân cảm thấy nó là một niềm hứng khởi để làm việc hết mình, để sống chết vì lý tưởng tự do là một nghệ thuật mà các chính khách phải vắt óc để đưa ra chính sách hợp lý và khoa học.
Nơi Alejandro - một binh lính viễn chinh của Hoa Kỳ tại Iraq - nằm cũng chính là nơi các tướng lĩnh Hải quân Hoa Kỳ cùng nằm tại Nghĩa trang Nghĩa tử Quốc gia California. Ở đó là mảnh đất vàng đẹp nhất Hoa Kỳ và California nằm ở vịnh Cabrillo. Ở đó không phân biệt cấp bậc và chủng tộc.
Ngày 18/02/2014, tôi được người bạn đưa đi thăm San Diego - thủ phủ của căn cứ hải quân Hoa Kỳ trên toàn cầu. Ở đây tôi đã rơi nước mắt trước tấm bia mộ của chàng trai trẻ có tên Alejandro A. Dominguez. Anh đã nằm xuống ở tuổi 25 tại chiến trường Iraq, với lời âu yếm của bậc sinh thành trên bia mộ: "Ta sẽ luôn yêu mến con, con trai bé bỏng - I will always love you baby!" Nơi Alejandro nằm là nơi mà cả tướng lĩnh và đô đốc cùng nằm. Không có sự phân biệt thứ hạng, cấp bậc trong quân ngũ khi còn sống. Nơi Alejuandro nằm là nơi đất vàng, đẹp nhất của tiểu bang California!
Tại sao ở tuổi thanh niên phơi phới của một công dân số 1 toàn cầu, đang ở thời vàng son, mộng mơ, yêu đương vẫn còn mài đủng quần trên ghế nhà trường như Alejandro, lại tự nguyện đi đến vùng đất mà, chưa có một ngày ân oán với đời mình để hy sinh cho một dân tộc khác một cách tự nguyện?
Cũng như tại sao nhà giàu ở Hoa Kỳ sau khi về hưu thì di chúc lại tài sản hiến cho quốc gia, trường học, cộng đồng. Nhưng điều đó chưa bao giờ xảy ra ở những quốc gia nhược tiểu luôn tự sướng và cho rằng mình là quốc gia hạnh phúc nhất toàn cầu?
Tại sao người dân Hoa Kỳ luôn phải sắp xếp thời gian mợt cách chi ly cả năm từ khi còn là học sinh tiểu học, trong cuộc sống đầy đặc những công việc, nhưng họ vẫn sống trung thực, theo pháp luật, vui vẻ đóng thuế rất cao cho tương lai của thế hệ sau và cho bản thân mình. Nhưng ở các quốc gia nhược tiểu luôn tự sướng cho mình là xứ thiên đàng lại lắm lừa dối và gian manh?
Tại sao người dân Hoa Kỳ chấp nhận đóng thuế thổ trạch cho mảnh đất có căn nhà được quyền sở hữu của mình, nhưng ở những quốc gia tự sướng, và tự cho mình là thiên đường - như Việt Nam - hiện vẫn chưa có việc đóng thuế thổ trạch trên mảnh đất có căn nhà, mà dân chỉ được quyền sử dụng mà không được quyền sở hữu?
Có rất nhiều câu hỏi tại sao cho những bất cập ở Hoa Kỳ. Nhưng những bất cập ấy lại là động lực để người công dân Hoa Kỳ biến nó thành sức mạnh cho tiềm năng vô hạn của mình để thực hiện nhiệm vụ vinh quan cai quản toàn cầu của họ. Trong khi đó, những bất cập ở các quốc gia nhược tiểu - như Việt Nam - nó lại là trở lực ngăn cản sự tiến bộ và văn minh. Đó là nhiện vụ của một thể chế chính trị làm nên.
Tôi còn nhớ bài phát biểu của cựu Tổng thống Bill Clinton năm 2000 tại Hà Nội, Vào WTO là nhập vào với cơn bão tố và sóng dữ, nhưng nếu biết cách biến sóng dữ và gió to của bão tố thành năng lượng điện để dùng thì WTO sẽ là cơ hội, mà không còn là nguy cơ nguy hiểm. Đó là nhiệm vụ của chính trị, vì chính trị là nghệ thuật của sự có thể.
Không có quốc gia nào không có bất cập. Mọi bất cập do chính con người gây ra. Vấn đề là một thể chế xã hội tốt là thể chế biết biến những bất cập và trở ngại ấy thành thuận lợi và nhân bản. Đó là nhiệm vụ của chính trị - nghệ thuật của sự có thể.
Đừng lừa dối, mà hãy làm tròn trách nhiệm của mình ở mọi vị trí xã hội, thì sẽ không trở thành quốc gia nhược tiểu và dân tộc đớn hèn. Đó là cách mà Hoa Kỳ đưa thông điệp đến toàn cầu trong cách giải quyết những bất cập của xã hội loài người.
Asia Clinic, 18h46; ngày thứ Hai, 24/02/2014
Mời đọc tiếp: Ký sự Hoa Kỳ 4: Vì dân, do dân và của dân
Mời đọc tiếp: Ký sự Hoa Kỳ 4: Vì dân, do dân và của dân
0 Nhận xét