Ngày đăng: [Wednesday, June 29, 2016]
Bài đọc liên quan: Loạt 3 bài khủng hooảng kinh tế tooàn cầu 2008
Theo dự báo GDP toàn cầu đến năm 2021 của Tổ chức Tiền tệ Thế giới IMF thì năm 2017 thì cả 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới suy trầm. Nặng nề nhất là các quốc gia mới nổi và các quốc gia trong Liên Minh Châu Âu. Việc nước Anh sẽ ra đi có thể là mồi lửa châm vào thùng thuốc súng kinh tế toàn cầu.
Theo dự báo GDP toàn cầu đến năm 2021 của Tổ chức Tiền tệ Thế giới IMF thì năm 2017 thì cả 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới suy trầm. Nặng nề nhất là các quốc gia mới nổi và các quốc gia trong Liên Minh Châu Âu. Việc nước Anh sẽ ra đi có thể là mồi lửa châm vào thùng thuốc súng kinh tế toàn cầu.
Sau 5 ngày rúng động với Brexit, hôm qua các thị trường tài chứng khoán trên toàn cầu trở lại tăng điểm từ Âu sang Á sang Mỹ, chỉ duy nhất chỉ số Hang Seng của Hongkong Trung quốc là giảm điểm vì lo ngại sụp đổ kinh tế của nước có nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới trong năm 2017.
Cụ thể các chỉ số chứng khoán như Dow Jones tăng 269.48 điểm đạt 17,409.72. NASDAQ tăng 97.42 điểm đạt 4,691.87. NIKKIE tăng 227.20 điểm đạt 15,550.34. NYSE tăng 187.62 điểm đạt 10,161.20. ROUSSELL tăng 17.65 điểm đạt 1,107.30. TSX tăng 152.90 điểm đạt 13,842.70. Chỉ duy nhất chỉ số Hang Seng Hongkong Trung quốc giảm 0.27% nhưng sáng nay 29/6/2016 lúc 10:00AM đã tăng trở lại 0.76% với 161.16 điểm đạt 20.326.34 điểm ngay tại thời điểm này.
Sự phục hồi nhanh chóng của các thị trường toàn cầu là nhờ vào những quyết định nhanh chóng sau:
1. Tại Hàn Quốc: Sau Brexit buộc bà tổng thống Hàn Quốc phải tung gói kích cầu trị giá 17 tỷ USD cho 6 tháng cuối năm 2016 để cứu nền kinh tế đang trì trệ, nên phải hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc trong năm 2016 xuống còn 2.8%.
2. Tại Nhật Bản: Nhật Bản còn kích cầu mạnh hơn gấp 10 lần Hàn Quốc bằng gói kích cầu 196 tỷ USD từ kêu gọi của thủ tướng Abe cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và NHTW Nhật Bản phải họp khẩn cấp để bảo vệ nền kinh tế sau Brexit.
3. FED đang tính toán hạ trở lại lãi suất vào cuộc họp tới. Ngân hàng TW Anh đang họp khẩn để lo tác động hậu Brexit. Hội đồng LM Châu Âu cũng họp khẩn để đưa ra quyết định cứu nền kinh tế EU hậu Brexit cũng như hối thúc Anh phải nhanh chóng ra khỏi EU để tránh ảnh hưởng các thành viên khác rút lui. Nhưng Anh đang tính toán một kịch bản hậu Brexit theo kiểu Nauy là EU+, tức đứng ngoài EU về kinh tài, song đứng trong EU về giao thương để giữ mối hòa hoãn và thông hành trong EU.
Dù gì thì một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào năm 2017 sẽ vẫn phải diễn ra bắt đầu từ Trung cộng, và hậu Brexit sẽ là mồi lửa thúc đẩy cuộc khủng hoảng kinh tế nhanh hơn. Các phản ứng nhanh của các quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ làm cho hậu quả của các mặt hàng thiết yếu tiêu dùng biến động.
Khi các đồng bạc chính gồm Euro, Bảng Anh, Yên Nhật bị mất giá vì Brexit và tác động của kích cầu sẽ kéo theo sự hỗ trợ đồng đô la Mỹ làm cho giá dầu và giá vàng sẽ tăng theo trong ngắn hạn là điều chắc chắn. Về trung và dài hạn của các mặt hàng thiết yếu này thì còn phụ thuộc vào các tổ chức OPEC. Cuộc họp thượng đỉnh của NATO trong 2 ngày 08 và 09/7/2016 sắp tới tại Warsaw thủ đô Ba Lan, mà ông Obama và người thay thế ông trong năm 2017 sẽ xử lý thế nào?
Sự căng thẳng ở khu vực Thái Bình Dương đặc biệt phán quyết của tòa án La Hayes vào ngày 07/7/2016, khi mà Nga đã hùa theo phe Trung cộng để Trung cộng chiếm lấy toàn bộ biển Đông cũng đóng vai trò rất quan trọng cho tình hình kinh tế thế giới, nếu Hoa Kỳ và đồng minh có thể đưa ra quyết định cấm vận kinh tế Trung cộng vào một thời điểm thích hợp, như đã thực hiện với Nga sau sự cố bán đảo Crimea.
Hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi mà Trung cộng đang suy trầm, và đang sa lầy vào bài toán nợ công cho tăng trưởng kinh tế giả tạo trong gần 4 năm qua sau khi ông Tập Cận Bình nhậm chứ với chiến lược xâm lược toàn bộ khu vực Đông Nam Á trên nhiều lĩnh vực: nguồn nước, tự do hàng hải và kinh tế khu vực?
Trong tình hình quốc tế và khu vực như một mớ bòng bong thế, kinh tế Việt Nam đang hấp hối cũng cùng bài toán nợ công và chi tiêu ngân sách, và Bloomberg đã cảnh báo nền kinh tế Việt Nam là dễ bị tổn thương nhất. Như vậy, việc kế tiếp của người dân phải làm là hãy cố thủ của cải của mình ở nơi trú ẩn an toàn nhất hơn là đồng tiền nội tệ, và phải thắt lưng buộc bụng tiết kiệm tiêu dùng để đón nhận cơn bão lớn sắp quét qua. Đây không chỉ là cách vừa bảo vệ công sức của mình, gia đình mình, mà còn là cách thực hiện bất tuân dân sự đối với việc mất khả năng thay đổi của chính quyền độc tài ở Việt Nam.
Khủng hooảng kinh tế 2008 đã ảnh hưởng đến tooàn cầu và kinh tế Việt Nam, trong đó, kinh tế Việt Nam ngày càng kiệt sức cho đến nay đang thảm hại chưa có bài tooán phục hồi, dù báo cáo luôn tăng trưởng! Thế thì cuộc khủng hooảng tiếp theo vào năm 2017 sẽ là đòn quyết định không chỉ kinh tế Việt Nam mà còn với khối cộng sản còn sót lại của châu Á!
Trong tình hình quốc tế và khu vực như một mớ bòng bong thế, kinh tế Việt Nam đang hấp hối cũng cùng bài toán nợ công và chi tiêu ngân sách, và Bloomberg đã cảnh báo nền kinh tế Việt Nam là dễ bị tổn thương nhất. Như vậy, việc kế tiếp của người dân phải làm là hãy cố thủ của cải của mình ở nơi trú ẩn an toàn nhất hơn là đồng tiền nội tệ, và phải thắt lưng buộc bụng tiết kiệm tiêu dùng để đón nhận cơn bão lớn sắp quét qua. Đây không chỉ là cách vừa bảo vệ công sức của mình, gia đình mình, mà còn là cách thực hiện bất tuân dân sự đối với việc mất khả năng thay đổi của chính quyền độc tài ở Việt Nam.
Khủng hooảng kinh tế 2008 đã ảnh hưởng đến tooàn cầu và kinh tế Việt Nam, trong đó, kinh tế Việt Nam ngày càng kiệt sức cho đến nay đang thảm hại chưa có bài tooán phục hồi, dù báo cáo luôn tăng trưởng! Thế thì cuộc khủng hooảng tiếp theo vào năm 2017 sẽ là đòn quyết định không chỉ kinh tế Việt Nam mà còn với khối cộng sản còn sót lại của châu Á!
Sài Gòn, 10h00 ngày thứ Tư, 29/6/2016
0 Nhận xét