ĐIỀU CHƯA ĐƯỢC QUAN TÂM Ở G-20

Ngày đăng: [Thursday, April 14, 2011]
Tôi dịch bài viết này là vì cũng như Colombia, Peru và Chi Lê, Việt Nam đang là nước đang nằm chung trong hoàn cảnh chịu thiệt thòi của cuộc chiến tranh tiền tệ. Trong khi đó, Việt Nam cũng giống 3 nước trên không là thành viên của G-20. Nên không có tiếng nói của mình để quyết định số phận cho nhân dân và đất nước mình. Xin mời mọi người hãy đọc và suy nghĩ vấn đề thiết thân này, để cùng với các nước đang mới nổi lên chung tiếng nói tự cứu lấy nền kinh tế non trẻ của mình đang là nạn nhân của cuộc chiến tranh tiền tệ. Không loại trừ có một âm mưu kết hợp giữa Trung Quốc và Mỹ để tàn phá thế giới đi đến chỗ kiệt quệ như khủng hoảng kinh tế 1929-1933 để rồi phải giải quyết bằng chiến tranh thế giới thứ II. Bây giờ thì chiến tranh thế giới III chưa xảy ra, nhưng chiến tranh cục bộ ở Trung Đông và Bắc Phi có thể là thùng dầu chêm vào đám cháy khủng hoảng kinh tế 2007-2009. Tất cả mọi việc đều đang diễn tiến rất khó lường.

Theo thứ tự hình ảnh từ trên xuống: Andrés Velasco là một cựu Bộ trưởng Tài chính của Chile. Luis Carranza là một cựu Bộ trưởng Tài chính của Peru. Mauricio Cárdenas là một cựu Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế và Giao thông vận tải của Colombia. Đây là bài viết của 3 ông.

BOGOTA, LIMA, SANTIAGO – Phối hợp kinh tế toàn cầu là cần thiết vì nó khó nắm bắt. Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, G-20 đã trở thành diễn đàn chính để thống nhất về nguyên tắc cơ bản trong các lĩnh vực như đáp ứng chính sách tài chính và vai trò của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Bằng việc nhấn mạnh sự cần thiết để tránh những chính sách bảo hộ thương mại và chính sách ăn xin hàng xóm, G-20 cũng đặt một số áp lực lên các chính phủ liên quan về những gì không nên làm. Trong những khía cạnh này, G-20 đã đi được một bước tiến ràng.

Tuy nhiên, gần đây, việc G-20 đã cố gắng dung hòa những lợi ích các quốc gia khác nhau và những chiến lược phục hồi kinh tế, có quá ít thành công các cuộc họp đầu tiên tại Washington và London trong năm 2009. Thật vậy, hội nghị thượng đỉnh Seoul của G-20 vào đầu tháng mười một năm ngoái đã bộc lộ một sự chia rẻ sâu sắc.

Sự mất cân bằng toàn cầu và những cuộc hôn phối không môn đăng hộ đối về tiền tệ cũng có thể phá hỏng sự phục hồi toàn cầu và đẩy thế giới vào vũng lầy bảo hộ. Hầu hết các quốc gia sẽ bị ảnh hưởng, nhưng các quốc gia nằm ở giữa sẽ gánh chịu nhiều nhất. Hiện nay, các nền kinh tế đang nổi lên của châu Mỹ La tinh có thể trở thành một trong những tử thi đầu tiên trong làn lửa đạn kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Hãy xem xét Colombia, Chile, và Peru. Các nền kinh tế đối mặt với hai vấn đề nghiêm trọng. Đầu tiên là sự tràn ngập của vốn ngắn hạn
làm theo cách của họ. Nếu có cái gì đó để nghi ngờ thì, những sự kiện của vài năm qua đã củng cố những bài học là, có quá nhiều vốn theo đuổi lợi nhuận ngắn hạn có thể làm sai lệch tỷ giá hối đối tỷ giá tài sản, một tiềm năng dẫn đến thảm họa tài chính.

Những quốc gia vay nợ có thể cố gắng vượt qua các rào cản, nhưng sóng thần của thanh khoản đe doạ càn quét qua họ. Sự mất giá của đồng đô la được thiết kế bỡi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ dường như là một đề xướng quyến rũ theo quan điểm kiểu Mỹ, nhưng nền kinh tế của châu Mỹ La tinh không thể và không nên chịu gánh nặng của đồng đô la.

Sau đó có Trung Quốc. Các nhà chức trách Trung Quốc miễn cưỡng cho phép đồng nhân dân tệ tăng giá
làm chậm lại tái cân bằng toàn cầu và cản trở tăng trưởng toàn cầu. Ngành xuất khẩu từ châu Mỹ La tinh nằm trong số các nạn nhân. Đồng nhân dân tệ bị đánh giá thấp cũng làm cho châu Mỹ La tinh giảm thị phần xuất khẩu hàng hoà ra toàn cầu và trở nên thành những nơi chuyên xuất khẩu vật liệu thô.

Hậu quả là sự suy giảm không mong đợi của khu vực sản xuất, tỷ lệ thất nghiệp cao ở nhiều nước Mỹ Latinh. Để chắc chắn, việc tái cơ cấu hàng hoá của Mỹ Latinh để đi theo chính sách tỷ giá của Trung Quốc. Nhưng việc này đang trở nên ngày càng khó khăn cho các nhà máy trong khu vực vẫn còn kinh doanh trong điều kiện nhu cầu toàn cầu yếu và những đồng nội tệ mạnh.

Những vấn đề này nên được đặt trên bàn
hội nghị của các thành viên Mỹ La Tinh thuộc G-20 - Argentina, Brazil, và Mexico. Nhưng các quốc gia như Argentina và Brazil sợ bị trả thù của Trung Quốc nhằm vào mục đích xuất khẩu hàng hóa của họ. Ví dụ, Argentina đang lo lắng về việc giữ được thị trường mới mở cửa lại của Trung Quốc đối với dầu đậu tương, sau khi nó bị đóng cửa hồi đầu năm 2010. Và Brazil đã nói rằng họ không có vấn đề với Trung Quốc, nơi mà gần đây đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của họ.

Ở thái cực khác
, Mexico, quốc gia cạnh tranh với Trung Quốc rất khốc liệt. Trong cả hai việc kết tội và tư lợi, Mexico luôn theo quan điểm của Washington cho rằng tỷ giá hối đoái bị định giá thấp của Trung Quốc là nguyên nhân của trì trệ kinh tế.

Với tổng dân số gần 100 triệu của 3 nước Colombia, Chile, và Peru,với tổng GDP hơn 600 tỷ đô la. Với những hệ thống tài chính vững mạnh của họ, bộ khung ngân khố mạnh, nợ công thấp, và sự tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ tiêu lạm phát đã làm nên uy tín của 3 nước. Để giảm sự phụ thuộc vào những mặt hàng mà họ cũng đã ký thỏa thuận thương mại tự do với Mỹ (không cắt nghĩa được lý do không được chấp thuận bởi Quốc hội Hoa Kỳ trong trường hợp của Colombia).

Cả ba nước đều ở một vị trí duy nhất
để yêu cầu rằng G-20 phải ngưng hành động của Mỹ và Trung Quốc theo đuổi chính sách ăn xin hàng xóm mà, chính sách này đại diện như một mối đe dọa lớn cho sự ổn định kinh tế toàn cầu. Vấn đề đặt ra là Colombia, Chile, và Peru không thuộc thành viên của G-20.

Nếu G-20 muốn đóng một vai trò quan trọng trong
tiến trình ra quyết định cho hậu cuộc khủng hoảng toàn cầu, vấn đề hợp pháp đối với các quốc gia nhỏ đang mới nổi phải được giải quyết ngay bây giờ. Nếu các quốc gia không đủ tiêu chuẩn để đại diện, sự kết hợp kinh tế quốc tế sẽ trở lại mặc định để thành các tổ chức đa phương, nơi mà G-20 đạt được tiến bộ rất ít trong những năm dẫn đến cuộc khủng hoảng.

Chúng tôi đề xuất thay đổi hiện trạng bằng cách cho phép các nước này
thay phiên nhau đại diện họp với G-20. Họ có thể giúp chỉ đạo thế giới hướng tới kết hợp để phục hồi và tiết kiệm nhiều nền kinh tế đang mới nổi lên, mà họ đang trở thành nạn nhân vô tội trong những cuộc chiến tranh tiền tệ của các nước khác.

Bản quyền:
Project Syndicate, 2010.
www.project-syndicate.org

BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic, 14h42', ngày thứ Năm, 14/4/2011

Đăng nhận xét

0 Nhận xét