Ngày đăng: [Monday, September 01, 2014]
Bài đọc liên quan: Ký sự Hoa Kỳ
Lần hai sau 6 tháng tôi làm chuyến đi tốc hành chỉ 4 ngày trở lại California. Đi Hoa Kỳ mà chỉ 4 ngày quả là bay hơn chạy, nên chả nói là đi.
Khởi hành lúc 12h25' ngày thứ Ba 26/8/2014 thì tới California lúc 17h chiều cùng ngày 26. Để chống lại rối loạn nhịp sinh lý thức ngủ - Jet lag - tôi tranh thủ ngủ ngay ban ngày sau khi lên máy bay, và thức suốt đêm Việt Nam trên máy bay, với cuốn sách của Thụy Khuê - Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Hồ Chí Minh - suốt quảng đường đến Mỹ. Ngủ 1 đêm dài, sáng hôm sau tôi không bị chứng Jet lag - rối loạn nhịp sinh lý thức ngủ - và làm việc như bình thường.
California vào giờ tan tầm của những ngày trước lễ lao động - Labor Day - xa lộ 10 làn xe 105 kẹt xe như mắc cửi. Anh bạn Henry đón tại phi trường LAX, và phải mất 2 giờ đồng hồ mới xong đoạn đường mà thường ngày, không kẹt xe chỉ cần 40 phút. Về đến nhà lúc 19h, nhưng California thuộc Bắc bán cầu, nên mùa hè, ở đây trời vẫn sáng như ở Việt Nam lúc 16h chiều.
Sáng và chiều 27/8 là một ngày bận rộn, nhưng cũng đi ăn với Henry ở Phở Pasteur thuộc Rosemead city. Đi ăn Phở Pasteur mới thấy tấm bảng tuyển người bưng phở đòi hỏi 3 ngoại ngữ: Anh, Việt và Hoa. Anh em nói nhau cỡ trí thức Việt, từ hàng ngũ giáo sư tai tiếng ở Việt Nam cũng không thể đủ khả năng phục vụ bưng phở ở Rosemead city thuộc Hạt Los Angeles. Henry còn nói với mình là, chưa đâu anh, anh đến những tiệm hủ tiếu Nam Vang họ còn đòi hỏi 4 thứ tiếng khi tuyển người: Anh, Việt, Hoa và Miên, nhưng lương chỉ khoảng từ $1,800 đến $2,200/tháng, mỗi ngày làm việc 14hrs cho ca đêm, và 10hrs cho ca ngày, mỗi tuần làm việc 6/7 ngày đấy.
California 3 năm nay hạn hán, nhưng mùa hạ Nam Cali nóng 34 độ C, song Bắc Cali lại mát dịu và đầy mù sương buổi sớm như Đà Lạt Việt Nam. Từ 27/8 đến 29/8 là 3 ngày không có một thời gian ngơi nghỉ, làm việc hối hả cả ngày và đêm. Mọi dự định đảo lộn vì lịch làm việc dày đặc cho Go West Foundation, và giấy tờ tùy thân của một công dân California sau thời gian đầu định cư. Vì nửa đêm 29/8 là phải lên đường về lại Việt Nam.
Ngày 27/8 là một ngày bận rộn, nhưng còn nhàn nhã, và hiệu quả đến bất ngờ, khi mọi việc trôi chảy.
Ngủ 1 đêm hôm đó, và sáng 28/8 chuẩn bị lên đường đi Texas để mời người đứng đầu Go West Foundation tại đây. Nhưng rồi vé máy bay chậm chuyến. Quyết định cuối cùng là lên Bắc California để tìm mạnh thường quân. Tình trạng kẹt xe đã làm phải dời giờ đi San Jose từ 13h đến đến 15h chiều 28/8. Phải nói, nếu không có sự nhiệt tình của Nguyễn Thiện Khiêm và Nguyễn Phi thì 1h giờ sáng 29/8 không thể đến được San Jose, và có được 1 tô phở qua đêm tại Lee Noodle House, rồi 3 anh em về Motel ngả lưng 3 giờ đồng hồ trước khi trời sáng.
Đêm San Jose lạnh 17 độ C, nằm ở Motel không mền, trằn trọc mãi không ngủ được. Nhưng rồi quá mệt cũng chợp mắt được 2 tiếng đồng hồ là tỉnh hẳn. Sáng sớm, Nguyễn Quân gọi điện đi cà phê và ăn hủ tiếu Nam Vang tại San Jose. Có ăn hủ tiếu Nam Vang mới thấy món này sang California đã biến tướng thành món khác hẳn. Đến 9 giờ lên đường thăm Stanford University. Ngôi trường đại học cổ kính của California ra đời năm 1885. Một đại học được xem là Ivy League của California. Ấy thế mà vẫn chưa kịp gặp thêm những người cần gặp ở San Jose!
Vào Stanford University, làm tôi nhớ lại con người vĩ đại nhất nước Mỹ - Andrew Carnegie - với Kinh Phúc Âm cho Sự Thịnh Vượng đã làm nên sức mạnh Mỹ muôn đời. Câu chuyện thành lập Stanford University hoàn toàn khác với chuyện thiện nguyện của Andrew Carnegie, nhưng cũng là một câu chuyện bức xúc của gia đình Stanford có đứa con học Harvard, và chết vì bệnh dịch. Nên họ thành lập trường để nghiên cứu y khoa giúp đời. Giờ đây, Stanford không chỉ có y khoa mà còn là một trường toàn diện ở cả khoa học tự nhiên và xã hội. Một Harvard ở miền Tây Hoa Kỳ.
Sau khi vào Stanford University, chúng tôi vội vàng đi thăm Cầu Cổng Vàng - Kim Môn Kiều: Golden Gate Bridge. Trong quá trình đi, tôi đã bàn với các bạn ở San Jose về việc thành lập chi nhánh Go West Foundation tại Bắc California. Cũng như ở Texas, California có dân số Việt sống đông nhất cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại. Sống ở California chúng ta không cần biết tiếng Anh cũng sống được, nếu chịu khó làm ăn. Cho nên, bỏ quên một Văn phòng Đại diện của Go West Foundation là một sai lầm không thể chấp nhận được. Muốn đi thăm University of California - Berkeley, một MIT ở Bắc California, nhưng không kịp.
Chúng tôi đến Cầu Cổng Vàng cũng vừa lúc 11h sáng 29/8. Chỉ còn đủ thời gian chạy qua cầu và quay lại để trở về phi trường LAX, để tôi trở lại Việt Nam. Điều vĩ đại của cầu Cổng Vàng là, nó được làm từ 1933, và hoàn thành năm 1937, với 6 làn xe, chi phí hơn 35 triệu đô la. Một số tiền tương đương nửa tỷ đô la thời giá hiện nay. Điều đáng để thấy cái vĩ đại của dây cáp treo cầu là 1 khối tròn của 27.572 dây thép nhỏ có đường kính 5mm bện lại thành sợi cáp có đường kính 92,4cm.
Quá Kim Môn Kiều của Cao Tiêu
Hàn vân sơn thượng hội
Nguyệt ảnh tịnh loan tâm
Trường kiều tư bất đoạn
Ly quốc độc hoài ngâm!
Bài thơ Qua cầu Cổng Vàng, một bài ngũ ngôn tứ tuyệt bất hủ của Ông Cao Tiêu, do Phí Minh Tâm dịch thành lục bát như sau:
Qua Cầu Kim Môn
Đầu non lạnh lẽo mây dừng
Bóng trăng lòng vịnh xem chừng không đi
Cầu dài buồn nối lê thê
Một mình ngâm khúc xa quê bồi hồi.
Đoạn đường 385miles từ Golden Gate Bridge về lại LAX Air Port, tôi và Khiêm Nguyễn vừa đi, vừa tranh thủ ngủ dọc đường, cũng như ăn lót dạ khi qua những thành phố du lịch ven bờ Tây trên xa lộ Liên Bang 101. Đến 22h đêm ngày 29/8/2014 là chúng tôi đến LAX Air Port. Khiêm Nguyễn bảo, vẫn còn 4hrs đồng hồ mới lên máy bay, để em đưa anh vào Walmark mua ít trái cây mang về cho chị. Chúng tôi mua cherry, táo và nho, mỗi lại 4 pounds. Cherry Mỹ ở California rất rẻ, chỉ $2/pound, vị chi mỗi kg chỉ khoảng $4,2. Khi về Việt Nam giá của cherry Mỹ lên đến > 500.000VNĐ, tương đương khoảng $25/kg!
Nhưng khi đến phi trường LAX, hành khách không được ký gửi quá 2 thùng hành lý. Nên đành bỏ lại thùng trái cây tặng cho đoàn tiếp viên EVA airline ở LAX. Với tôi, ở Hoa Kỳ, Nguyễn Thiện Khiêm là người hết lòng với Go West Foundation, và với cá nhân tôi. Tôi rất cảm kích tấm lòng của Khiêm, một người ly hương từ tuổi lên 13, một mình bươn trải đi lên giữa xứ lạ, nhưng luôn đau đáu với quê nhà.
01h55' sáng ngày 30/8/2014, tôi lên chuyến bay EVA BR 12 trở lại Việt Nam, quá cảnh Đài Bắc và trung chuyển sang chuyến bay EVA BR 395 đến Sài Gòn lúc 9h30' sáng 31/8/2014, mà bên tai vẫn văng vẳng giọng ngâm của mình bài thơ của Cao Tiêu làm từ thập niên 1940s, và những tâm sự của những người bạn Việt bên kia bờ đại dương vẫn đau đáu nhìn về đất nước đang tao loạn nhân tâm.
Asia Clinic, 17h50' ngày thứ Hai, 01/9/2014
Phở Pasteur ở thành phố Rosemead tuyển người đòi hỏi 3 thứ tiếng: Anh, Việt và Hoa - với Henry Cao
Sáng và chiều 27/8 là một ngày bận rộn, nhưng cũng đi ăn với Henry ở Phở Pasteur thuộc Rosemead city. Đi ăn Phở Pasteur mới thấy tấm bảng tuyển người bưng phở đòi hỏi 3 ngoại ngữ: Anh, Việt và Hoa. Anh em nói nhau cỡ trí thức Việt, từ hàng ngũ giáo sư tai tiếng ở Việt Nam cũng không thể đủ khả năng phục vụ bưng phở ở Rosemead city thuộc Hạt Los Angeles. Henry còn nói với mình là, chưa đâu anh, anh đến những tiệm hủ tiếu Nam Vang họ còn đòi hỏi 4 thứ tiếng khi tuyển người: Anh, Việt, Hoa và Miên, nhưng lương chỉ khoảng từ $1,800 đến $2,200/tháng, mỗi ngày làm việc 14hrs cho ca đêm, và 10hrs cho ca ngày, mỗi tuần làm việc 6/7 ngày đấy.
California 3 năm nay hạn hán, nhưng mùa hạ Nam Cali nóng 34 độ C, song Bắc Cali lại mát dịu và đầy mù sương buổi sớm như Đà Lạt Việt Nam. Từ 27/8 đến 29/8 là 3 ngày không có một thời gian ngơi nghỉ, làm việc hối hả cả ngày và đêm. Mọi dự định đảo lộn vì lịch làm việc dày đặc cho Go West Foundation, và giấy tờ tùy thân của một công dân California sau thời gian đầu định cư. Vì nửa đêm 29/8 là phải lên đường về lại Việt Nam.
Ngày 27/8 là một ngày bận rộn, nhưng còn nhàn nhã, và hiệu quả đến bất ngờ, khi mọi việc trôi chảy.
Ngủ 1 đêm hôm đó, và sáng 28/8 chuẩn bị lên đường đi Texas để mời người đứng đầu Go West Foundation tại đây. Nhưng rồi vé máy bay chậm chuyến. Quyết định cuối cùng là lên Bắc California để tìm mạnh thường quân. Tình trạng kẹt xe đã làm phải dời giờ đi San Jose từ 13h đến đến 15h chiều 28/8. Phải nói, nếu không có sự nhiệt tình của Nguyễn Thiện Khiêm và Nguyễn Phi thì 1h giờ sáng 29/8 không thể đến được San Jose, và có được 1 tô phở qua đêm tại Lee Noodle House, rồi 3 anh em về Motel ngả lưng 3 giờ đồng hồ trước khi trời sáng.
Ăn phở lúc 1h sáng tại Lee Noodle House ở San Jose với Nguyễn Phi và Nguyễn Thiện Khiêm.
Đêm San Jose lạnh 17 độ C, nằm ở Motel không mền, trằn trọc mãi không ngủ được. Nhưng rồi quá mệt cũng chợp mắt được 2 tiếng đồng hồ là tỉnh hẳn. Sáng sớm, Nguyễn Quân gọi điện đi cà phê và ăn hủ tiếu Nam Vang tại San Jose. Có ăn hủ tiếu Nam Vang mới thấy món này sang California đã biến tướng thành món khác hẳn. Đến 9 giờ lên đường thăm Stanford University. Ngôi trường đại học cổ kính của California ra đời năm 1885. Một đại học được xem là Ivy League của California. Ấy thế mà vẫn chưa kịp gặp thêm những người cần gặp ở San Jose!
Stanford University ở thành phố Stanford, California thành lập năm 1885.
Vào Stanford University, làm tôi nhớ lại con người vĩ đại nhất nước Mỹ - Andrew Carnegie - với Kinh Phúc Âm cho Sự Thịnh Vượng đã làm nên sức mạnh Mỹ muôn đời. Câu chuyện thành lập Stanford University hoàn toàn khác với chuyện thiện nguyện của Andrew Carnegie, nhưng cũng là một câu chuyện bức xúc của gia đình Stanford có đứa con học Harvard, và chết vì bệnh dịch. Nên họ thành lập trường để nghiên cứu y khoa giúp đời. Giờ đây, Stanford không chỉ có y khoa mà còn là một trường toàn diện ở cả khoa học tự nhiên và xã hội. Một Harvard ở miền Tây Hoa Kỳ.
Với Quân Nguyễn ở Stanford University sáng ngày 29/8/2014 - với Quân Nguyễn.
Sau khi vào Stanford University, chúng tôi vội vàng đi thăm Cầu Cổng Vàng - Kim Môn Kiều: Golden Gate Bridge. Trong quá trình đi, tôi đã bàn với các bạn ở San Jose về việc thành lập chi nhánh Go West Foundation tại Bắc California. Cũng như ở Texas, California có dân số Việt sống đông nhất cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại. Sống ở California chúng ta không cần biết tiếng Anh cũng sống được, nếu chịu khó làm ăn. Cho nên, bỏ quên một Văn phòng Đại diện của Go West Foundation là một sai lầm không thể chấp nhận được. Muốn đi thăm University of California - Berkeley, một MIT ở Bắc California, nhưng không kịp.
Cầu Cổng Vàng với mù sương lúc 10h sáng ngày 29/8/2014 ở thành phố San Francisco - với Nguyễn Phi.
Chúng tôi đến Cầu Cổng Vàng cũng vừa lúc 11h sáng 29/8. Chỉ còn đủ thời gian chạy qua cầu và quay lại để trở về phi trường LAX, để tôi trở lại Việt Nam. Điều vĩ đại của cầu Cổng Vàng là, nó được làm từ 1933, và hoàn thành năm 1937, với 6 làn xe, chi phí hơn 35 triệu đô la. Một số tiền tương đương nửa tỷ đô la thời giá hiện nay. Điều đáng để thấy cái vĩ đại của dây cáp treo cầu là 1 khối tròn của 27.572 dây thép nhỏ có đường kính 5mm bện lại thành sợi cáp có đường kính 92,4cm.
Cáp treo Cầu Cổng Vàng với 27.572 dây thép nhỏ có đường kính 5mm bện lại thành sợi cáp có đường kính 92,4cm. Mỗi sợi cáp treo nặng 24.500 tấn thép. Nếu tính chiều dài của 27.572 sợi thép có đường kính 5mm, thì đạt chiều dài 128.748km cho mỗi sợi cáp.
Đi chỉ một lượt qua Cầu Cổng Vàng, tôi bất chợt nhớ đến bài thơ ngắn của Cao Tiêu - tức Hoàng Ngọc Tiêu (1929 - 14 tháng 2, 2012) - là một đại tá trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa cùng là cục trưởng Cục Tâm lý chiến trong Tổng cục Chiến tranh Chính trị. Ông còn được biết đến là một nhà văn và nhà thơ. làm vào thập niên 1940s, cũng đúng tâm trạng của tôi lúc này - một kẻ tha hương đi tìm nguồn sống cho các thế hệ trẻ Việt Nam:
Cao Tiêu - tức Hoàng Ngọc Tiêu (1929 - 14 tháng 2, 2012) - là một đại tá trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa cùng là cục trưởng Cục Tâm lý chiến trong Tổng cục Chiến tranh Chính trị. Ông còn được biết đến là một nhà văn và nhà thơ. Bài thơ Quá Kim Môn Kiều Ông làm vào thập niên 1940s khi là người tu nghiệp Hoa Kỳ lo cho vận nước còn lặn ngụp trong cảnh chiến tranh và nô lệ. Ảnh của báo Người Việt.
Quá Kim Môn Kiều của Cao Tiêu
Hàn vân sơn thượng hội
Nguyệt ảnh tịnh loan tâm
Trường kiều tư bất đoạn
Ly quốc độc hoài ngâm!
Bài thơ Qua cầu Cổng Vàng, một bài ngũ ngôn tứ tuyệt bất hủ của Ông Cao Tiêu, do Phí Minh Tâm dịch thành lục bát như sau:
Qua Cầu Kim Môn
Đầu non lạnh lẽo mây dừng
Bóng trăng lòng vịnh xem chừng không đi
Cầu dài buồn nối lê thê
Một mình ngâm khúc xa quê bồi hồi.
Đoạn đường 385miles từ Golden Gate Bridge về lại LAX Air Port, tôi và Khiêm Nguyễn vừa đi, vừa tranh thủ ngủ dọc đường, cũng như ăn lót dạ khi qua những thành phố du lịch ven bờ Tây trên xa lộ Liên Bang 101. Đến 22h đêm ngày 29/8/2014 là chúng tôi đến LAX Air Port. Khiêm Nguyễn bảo, vẫn còn 4hrs đồng hồ mới lên máy bay, để em đưa anh vào Walmark mua ít trái cây mang về cho chị. Chúng tôi mua cherry, táo và nho, mỗi lại 4 pounds. Cherry Mỹ ở California rất rẻ, chỉ $2/pound, vị chi mỗi kg chỉ khoảng $4,2. Khi về Việt Nam giá của cherry Mỹ lên đến > 500.000VNĐ, tương đương khoảng $25/kg!
Nhưng khi đến phi trường LAX, hành khách không được ký gửi quá 2 thùng hành lý. Nên đành bỏ lại thùng trái cây tặng cho đoàn tiếp viên EVA airline ở LAX. Với tôi, ở Hoa Kỳ, Nguyễn Thiện Khiêm là người hết lòng với Go West Foundation, và với cá nhân tôi. Tôi rất cảm kích tấm lòng của Khiêm, một người ly hương từ tuổi lên 13, một mình bươn trải đi lên giữa xứ lạ, nhưng luôn đau đáu với quê nhà.
01h55' sáng ngày 30/8/2014, tôi lên chuyến bay EVA BR 12 trở lại Việt Nam, quá cảnh Đài Bắc và trung chuyển sang chuyến bay EVA BR 395 đến Sài Gòn lúc 9h30' sáng 31/8/2014, mà bên tai vẫn văng vẳng giọng ngâm của mình bài thơ của Cao Tiêu làm từ thập niên 1940s, và những tâm sự của những người bạn Việt bên kia bờ đại dương vẫn đau đáu nhìn về đất nước đang tao loạn nhân tâm.
Asia Clinic, 17h50' ngày thứ Hai, 01/9/2014
0 Nhận xét