Ngày đăng: [Tuesday, June 05, 2012]
Bài đọc liên quan:
+ Đẳng cấp
+ Sự chuyển đổi của Miến Điện
+ Chuyện Đông, chuyện Tây và chuyện nước Việt
+ Cáo chung sự giao thoa thần quyền và thế tục cực đoan
Hôm nay tôi mời mọi người cùng xem và bàn luận về giải Nobel, PhD và bộ phim nổi tiếng về bà Aung San Suu Kyi - người đoạt giải Nobel Hòa Bình năm 1991 - bộ phim được hãng phim Europa cho ra mắt năm 2011, dựa theo câu chuyện có thật của bà chủ tịch Liên đoàn Quốc gia Dân chủ Miến Điện.
+ Đẳng cấp
+ Sự chuyển đổi của Miến Điện
+ Chuyện Đông, chuyện Tây và chuyện nước Việt
+ Cáo chung sự giao thoa thần quyền và thế tục cực đoan
Hôm nay tôi mời mọi người cùng xem và bàn luận về giải Nobel, PhD và bộ phim nổi tiếng về bà Aung San Suu Kyi - người đoạt giải Nobel Hòa Bình năm 1991 - bộ phim được hãng phim Europa cho ra mắt năm 2011, dựa theo câu chuyện có thật của bà chủ tịch Liên đoàn Quốc gia Dân chủ Miến Điện.
Sẽ không có entry này nếu không có câu chuyện diễn ra ở Diễn đàn kinh tế thế giới vừa mới tổ chức cuối tháng 5/2012 mà tôi đã giới thiệu trong entry: Đẳng cấp. Ngoài ra, lý do thứ hai mà tôi đưa bộ phim này lên vì, có những bạn trẻ đang làm PhD ở trời Tây cho rằng, tôi dùng chữ khôi nguyên giải Nobel cho bà Aung San Suu Kyi là sai. Vì họ không hiểu biết gì về cái giải Nobel được trao hằng năm cho các ứng viên là một cuộc thi có tính toàn cầu, rất quyết liệt và hơn cả một cuộc đệ trình luận án PhD nào trên thế giới, mà tôi đã sơ lượt lại trong một bàn luận ở bài: Sơ lược giải Nobel Y học 2011. Ai chưa đọc thì hãy đọc lại ở link đã chèn.
Giải Nobel được công bố vào đầu tháng 10 hằng năm kể từ năm 1901 đã có những đòi hỏi khắc khe cho người được vinh danh nó. Dù là khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội của 6 lĩnh vực được trao. Trong đó 5 lĩnh vực: Y học, vật lý, hóa học, văn chương, hòa bình được trao từ năm 1901, và lĩnh vực kinh tế được bổ sung vào năm 1968. Trong khi giải Nobel khác thì được xét duyệt ở Stockhom Thụy Điển, thì giải Hòa Bình lại được xét duyệt và trao ở Oslo của Na Uy, vì Ủy ban hòa bình thế giới nằm ở đây, và thời ông Alfred Nobel viết chúc thư, thì 2 nước này gần như một liên bang.
Mỗi ứng viên được Viện Hàn lân Hoàng gia Thụy Điển hoặc Nauy đưa vào xét duyệt hằng năm cần phải hội đủ 2 điều kiện cần và đủ: cần là phải có một nền tảng lý thuyết được viết ra bỡi tác giả được các nhà khoa học uy tín tập hợp và đề cử nộp cho Viện Hàn Lâm này. Đủ là lý thuyết đó đã được kiểm nghiệm trên thực tế khách quan là có hiệu quả và giúp cho nhân loại tốt đẹp hơn.
Khác với việc hoàn tất học vị PhD, việc phát minh cái mới của học vị này có thể chỉ để lồng trong tủ kiếng, mà không có hiệu quả thực tế, hoặc có thể có hiệu quả thực tế cho đời sống. Nhưng việc được lãnh giải Nobel bất kỳ lĩnh vực nào trong 6 lĩnh vực đã nêu, đều đòi hỏi người được nhận phải có công đưa ra lý thuyết nền tảng và lý thuyết đó đã được ứng dụng thành công cho nhân loại tốt đẹp hơn trong thời gian dài nhiều thập kỷ. Bà Aung San Suu Kyi cũng không ra khỏi ngoại lệ đó, khi hồ sơ đề cử của bà là công trình luận văn PhD dang dở về cha bà có tên: My Father, nói về con đường đấu tranh cho tự do và dân chủ bất bạo động cho Miến Điện hôm nay.
Ở việc xét duyệt giải Nobel hằng năm không chỉ đơn thuần là trình một luận án PhD khoa học, mà còn là một cuộc thi và cuộc cạnh tranh khốc liệt diễn ra của nhiều ứng cử viên được đề cử khắp toàn cầu trong hàng chục năm trước đó, để hội đồng tuyển chọn trao giải Nobel của Viện Hàn Lâm Hoàng Gia Thụy Điển hoặc Na Uy. Nên việc dùng từ Khôi Nguyên là hoàn toàn không có gì sai.Tuy vậy, giải Nobel hòa bình là giải có nhiều tranh cãi nhất từ trước đến nay.
Sẵn đây, nói thêm về PhD cho các bạn trẻ được rõ là, học vị PhD chẳng là cái gì cả. Học xong đại học là đã là nền tảng cho mọi vấn đề khoa học. Học thạc sĩ là học thêm nghiên cứu khoa học và phương pháp luận khoa học. Làm PhD là làm cho một ý tưởng mới và chứng minh rằng mình có biết sử dụng phương pháp luận khoa học và nghiên cứu cho ý tưởng mới. Cả vạn ý tưởng mới của PhD trên toàn cầu mới có được một ý tưởng mới làm nên lịch sử khai phá tư tưởng thời đại mới cho khoa học xã hội và phát minh ra cái hữu dụng cho khoa học tự nhiên. Chỉ có những ý tưởng mới khai phá này mới được nhận Nobel. Còn lại là xếp xó mục ruỗng! Và có những giải Nobel đòi hỏi cả hàng chục đến hàng trăm cái PhD cộng lại. Ví dụ giải Nobel Y học 2011 là rất nhiều công trình, phát minh suốt hơn 40 năm nghiên cứu của 3 giáo sư và bao nhiêu cái PhD từ những học trò của họ, để bổ sung và hoàn thiện ý tưởng của họ.
Ở việc xét duyệt giải Nobel hằng năm không chỉ đơn thuần là trình một luận án PhD khoa học, mà còn là một cuộc thi và cuộc cạnh tranh khốc liệt diễn ra của nhiều ứng cử viên được đề cử khắp toàn cầu trong hàng chục năm trước đó, để hội đồng tuyển chọn trao giải Nobel của Viện Hàn Lâm Hoàng Gia Thụy Điển hoặc Na Uy. Nên việc dùng từ Khôi Nguyên là hoàn toàn không có gì sai.Tuy vậy, giải Nobel hòa bình là giải có nhiều tranh cãi nhất từ trước đến nay.
Sẵn đây, nói thêm về PhD cho các bạn trẻ được rõ là, học vị PhD chẳng là cái gì cả. Học xong đại học là đã là nền tảng cho mọi vấn đề khoa học. Học thạc sĩ là học thêm nghiên cứu khoa học và phương pháp luận khoa học. Làm PhD là làm cho một ý tưởng mới và chứng minh rằng mình có biết sử dụng phương pháp luận khoa học và nghiên cứu cho ý tưởng mới. Cả vạn ý tưởng mới của PhD trên toàn cầu mới có được một ý tưởng mới làm nên lịch sử khai phá tư tưởng thời đại mới cho khoa học xã hội và phát minh ra cái hữu dụng cho khoa học tự nhiên. Chỉ có những ý tưởng mới khai phá này mới được nhận Nobel. Còn lại là xếp xó mục ruỗng! Và có những giải Nobel đòi hỏi cả hàng chục đến hàng trăm cái PhD cộng lại. Ví dụ giải Nobel Y học 2011 là rất nhiều công trình, phát minh suốt hơn 40 năm nghiên cứu của 3 giáo sư và bao nhiêu cái PhD từ những học trò của họ, để bổ sung và hoàn thiện ý tưởng của họ.
Bộ phim The Lady là một bộ phim nói lên sự thật cuộc đời của bà Aung San Suu Kyi và gia đình bà. Hiếm có nhân vật lịch sử nào được lên phim trong lúc còn sống như Bà. Phim không chỉ là một tư liệu quý, mà còn giúp cho ta hiểu quá trình mà Bà được trao giải Nobel như thế nào, tuy chỉ lướt qua về việc này, nhưng khá đầy đủ trong nhiều tập phim từ lúc ông chồng bà đề nghị, đến nộp hồ sơ cho Ủy ban xét duyệt giải ở Na Uy, cho đến việc thông báo, và những khó khăn trong việc bà không được phép đến nhận giải do nhà cầm quyền độc tài đang là chư hầu của Trung Hoa. Và phải hơn 21 năm sau nhận giải Nobel Bà mới được đứng vào quốc hội Miến Điện, cũng như dân tộc Miến Điện sang một trang sử mới - dân chủ và nhân quyền của thế giới văn minh.
Ở Trung Hoa cũng vậy, ông Lưu Hiểu Ba cũng phải có Hiến chương 8, và sự đấu tranh kiên trì bền bỉ suốt hơn 20 năm qua, trong đó có cả tù đày, và máu của hàng nghìn dân Trung Hoa, giải này mới đến tay ông, khi ông trong ngục tù độc ác của nhà cầm quyền cộng sản Trung Hoa. Liệu có phải đến 11 năm cho dân tộc, đất nước Trung Hoa và ông Lưu như Miến Điện sau cái giải Nobel trao cho Bà Aung Sun Suu Kyi, hay là bao lâu để có nhân quyền, dân chủ và tư do cho ông Lưu, Trung Hoa và các chư hầu?
Khác với các giải Nobel khác, giải Hòa Bình phải trả giá bằng máu của nhân loại, hoặc một dân tộc. Máu ấy có thể lên đến hàng triệu người, như giải Nobel trao cho 2 người Kissinger của Mỹ và Lê Đức Thọ của Việt Nam vào năm 1973.
Qua tất cả, chúng ta thấy chủ nghĩa cộng sản - đặc biệt là chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Lê Nin ở Nga và Mao ở Trung Hoa - đã góp phần không nhỏ cho nhân loại phải đổ máu, phải chịu dưới gông xiềng nô lệ dưới chính dân tộc của mình, còn hơn cả ngoại bang đô hộ dân mình. "Thoát khỏi sự lo sợ" và "Có thể bạn không nghĩ về chính trị, nhưng chính trị luôn nghĩ về bạn". Điều mà đọng lại trong chúng ta về Bà Aung San Suu Kyi, về gia đình Bà đã làm nên lịch sử cho một cựu cường quốc Đông Á - Miến Điện thời thập niên 1960s.
Qua tất cả, chúng ta thấy chủ nghĩa cộng sản - đặc biệt là chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Lê Nin ở Nga và Mao ở Trung Hoa - đã góp phần không nhỏ cho nhân loại phải đổ máu, phải chịu dưới gông xiềng nô lệ dưới chính dân tộc của mình, còn hơn cả ngoại bang đô hộ dân mình. "Thoát khỏi sự lo sợ" và "Có thể bạn không nghĩ về chính trị, nhưng chính trị luôn nghĩ về bạn". Điều mà đọng lại trong chúng ta về Bà Aung San Suu Kyi, về gia đình Bà đã làm nên lịch sử cho một cựu cường quốc Đông Á - Miến Điện thời thập niên 1960s.
Youtube tập 1 không có link embed để nhúng vào blogspot, nên tôi đưa link, các bạn có thể mở nó ra xem, và tôi chỉ nhúng các video clip kể từ tập 2 trở đi. Tuy có vài sai sót về dịch thuật và phụ đề của bộ phim mà tôi đưa lên. Nhưng bộ phim không chỉ cho ta hiểu về nhiều vấn đề lịch sử, văn hóa và cuốc đấu tranh đi đến dân chủ hôm nay của không chỉ riêng bà Aung Kyi mà cả dân tộc Miến Điện. Nó còn là bài học cho ta hiểu về giải Nobel, và cho cả những nhà làm phim lịch sử trong nước cần phải học hỏi.
http://youtu.be/Qr-hUXyCGjo
Tập 1
Tập 2
Tập 3
Tập 4
Tập 5
Tập 6
Tập 7
Tập 8
Tập 9 và hết
Asia Clinic - 20h54' ngày thứ Ba, 05/6/2012
0 Nhận xét