CÓ NÊN ĐƯA TIẾNG HÁN VÀO TRƯỜNG HỌC?

Ngày đăng: [Sunday, September 04, 2016]


SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG VÀ THẾ GIỚI MẠNG

Cả tháng nay, các giáo sư bàn nhau về học tiếng Hán trong trường phổ thông là điều mà theo quan điểm của tôi là điều nên làm. Vì biết thêm một ngôn ngữ là không chỉ biết thêm một nền văn hóa, mà còn là cả chính trị, tư tưởng và cả kinh tế.

Cho đến hôm nay thống kê thế giới, có 7.102 ngôn ngữ được biết đến. Trong đó, có 10 ngôn ngữ được sử dụng thông dụng nhất trên thế giới theo thứ tự sau:

1. Tiếng phổ thông của Trung Hoa - mandarin - có đến 14.4% dân số toàn cầu sử dụng tiếng Hoa trong cuộc sống. Tuy rằng trên thế giới mạng nó đứng thứ 2 sau tiếng Anh. Chủ yếu 2 yếu tố: đông dân và kinh tế toàn cầu hóa tạo ra.

2. Tiếng Tây Ban Nha đứng thứ 2 với hơn 405 triệu người dùng.

3. Tiếng Anh đã từng đứng đầu được sử dụng trên thế giới, nhưng trong 10 năm qua tiếng Tây Ban Nha đã chiếm ngôi vị thứ 2 do nạn di dân và toàn cầu hóa tạo ra. 

Tiếp theo từ 4 đến 10 theo thứ tự là: Hindu/Urdu của Ấn Độ với 310 triệu; Arabic của khối Ả Rập với 295 triệu; Bồ Đào Nha với 215 triệu người; Bengali với 205 triệu người; Tiếng Nga với 155 triệu người dùng; Tiếng Nhật 125 triệu người dùng; Tiếng Punjabi ở vùng Tây Á là thứ 10 chiếm 102 triệu người dùng. Mười năm trước tiếng Đức đứng thứ 10 nhưng nay đã mất ngôi.


Tuy thế, theo thống kê năm 2016 trong thế giới mạng thì tiếng Anh đứng nhất với 948.6 triệu người dùng. Thứ 2 là Trung Hoa 751.9 triệu, và thứ 3 là Tây Ban Nha 277.1 triệu. Malaysia, Pháp và Đức lại theo thứ tự thứ 7, 9 và 10. (hình trên).

NGÔN NGỮ KHÔNG CHỈ LÀ VĂN HÓA

Trong Ký sự Hoa Kỳ tôi viết trong chuyến đi 2014, tôi thấy các quán phở ở Los Angeles tuyển nhân viên chạy bàn của người Hoa ghi quảng cáo đòi hỏi 3 thứ tiếng: Anh, Hoa và Việt. Ở những quán hủ tiếu Nam Vang tuyển nhân viên đòi hỏi 3 thứ tiếng: Miên, Anh và Việt. Tôi và một người cùng đi nói chuyện vừa tiếu lâm, vừa rất thật là, ở Hoa Kỳ đâu dễ sống, tuyển nhân viên bưng phở $9/h mà đòi hỏi thông thạo ngôn ngữ hơn cả bất kỳ giáo sư tiến sĩ nào hiện đang trong số 20.000 chất xám có học vị tiến sĩ ở Việt Nam! 

Một hợp chủng quốc đòi hỏi chuyện một công dân biết nhiều ngôn ngữ là chuyện bình thường. Nó cho thấy, ngôn ngữ không chỉ là văn hóa của một dân tộc, mà còn là kinh tế của mỗi cá nhân trong thế giới hiện nay. Các nhà nghiên cứu cho thấy, nếu biết thêm một ngôn ngữ ngoài ngôn ngữ bản xứ thì khả năng thất nghiệp của bạn sẽ giảm đi 50%. Đó là sự thật.

Biết thêm một ngôn ngữ là ta có thêm một con người khác, một văn hóa sống khác, và thêm nhiều cơ hội khác đến với ta. Tư duy và hành vi ta sẽ ở đẳng cấp cao hơn so với người chỉ biết một ngôn ngữ duy nhất.

Chúng ta vẫn thường nghe "Công dân toàn cầu" có nghĩa là những con người không chỉ hiểu biết nhiều nền văn hóa sống khác nhau trên thế giới để ứng xử hợp lẽ, mà còn là người phải biết ít nhất 2 ngôn ngữ trở lên để sử dụng trong cuộc sống giao tiếp với các cuộc làm ăn, giao thương, học tập và sống với nhiều chủng tộc khác nhau trên thế giới.

Trước 30/4/1975 ở 2 miền đàng Trong và đàng Ngoài vẫn tồn tại những trường dạy phổ thông bằng tiếng Hoa rất hàn lâm, kể cả trong đại học và sau đại học, và những người sống và sinh ra trước thời điểm này viết và nói sử dụng từ rất chính xác cho những gì họ đang sống. Nhưng không vì thế mà họ bị hòa tan trong ngôn ngữ khác - đặc biệt là tiếng Hoa.

Sau 30/4/1975 có một giai đoạn dài 15 năm, tất cả các trường phổ thông ở cả nước bắt buộc học sinh học tiếng Nga, rất ít học sinh học tiếng Anh và tiếng Pháp. Ở miền Trung quê tôi, thời đó, ai học tiếng Anh, tiếng Pháp bị cho là bọn phản động, học mấy thứ tiếng đó để đi vượt biển hả? Tất cả các trường Hoa ngữ bị chuyển sang dạy tiếng Việt. Nhưng tới nay, chỉ còn tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Hoa là được học sinh học thịnh hành nhất để cho cuộc sống mưu sinh của mình. Gần đây, tiếng Nhật, tiếng Hàn, Đức và tiếng Đông Âu cũng bắt đầu được giới trẻ quan tâm do nhu cầu cuộc sống và công việc. Học ngoại ngữ còn là nhu cầu tiếp cận khoa học kỹ nghệ tiên tiến và nghiên cứu khoa học.

Khi cỡi trói vào năm 1986, thì người lớn, trẻ con đua nhau học tiếng Anh và tiếng Hoa để dễ kiếm việc làm có lương hậu hơn lương nhà nước. Tôi có người thân, từ cô giáo dạy văn trong phổ thông là người Hoa bỏ nghề giáo của nhà nước ra mở lớp dạy Hoa văn tại nhà, các công ty mời mọc đi thông dịch bận tối mắt, tối mũi nuôi dạy đàn con 5 đứa sung túc hơn trăm lần ngày còn làm giáo viên dạy văn! Giờ chị đã 71 tuổi mà lớp Hoa văn tại nhà của chị chật kín dân doanh thương xin học, muốn nghỉ ngơi cũng không có thời gian để nghỉ.

Thời thập niên 1980 và 1990 tìm một người dạy Hoa văn giỏi như tìm kim trong đống rơm sau khi đánh Hoa kiều vì không còn bang giao và chiến tranh biên giới 1979.

Tôi có ông bạn ở Quy Nhơn trước 30/4/1975 học ban C Văn chương-Hán Nôm ở trường trung học, mỗi tuần học Hán Nôm 1 giờ trong chương trình giảng văn để hiểu văn chơơng ngày xưa nhyu7 Truyện Kiều, Thơ Hồ Xuân Hương, v.v.... Sau này vào Sư phạm Quy Nhơn, giờ mỗi lần tôi không hiểu về một từ nguyên tiếng Việt hoặc điển tích lịch sử chăm ngôn liên quan tới những câu thơ, văn học của Việt Nam cổ hoặc Trung Hoa tôi đều gọi anh để hỏi, mà không cần phải nhọc công tìm kiếm, mà đôi khi giáo sư Google cũng không có đáp án!

Tất cả các trơờng từ phổ thông đến đại học nổi tiếng trên thế giới đều dạy cho học sinh sinh viên ít nhất 1 ngoại ngữ chính và 1 ngoại ngữ phụ. Trước 30/4/1975 hầu hết các trường phổ thông ở đàng Trong học sinh học 2 ngooại ngữ chính vụ phụ - thường là Anh và Pháp - nhưng không hề quả tải. Ngày nay học sinh quá tải vì tham nhũng, vì chương trình dạy những điều vô bổ như lịch sử đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh, phòng chống tham nhũng, vì chạy đua thành tích, v.v... Hay nói cách khác nước Việt ngày nay chưa biết viết sách giáo khoa hoặc cố tình làm méo mó giáo khoa thư vì mục đích ngu dân của chính trị gia. Vì không có những chương trình vô bổ này dân tộc Việt vẫn có nhân tài như Hồ Chí Minh, vẫn trường tồn, đất nước Việt vẫn mở mang bờ cõi từ Thủy Chân Lạp như một bộ lạc, nay lại trải dài đến Mũi Cà Mau một quốc gia như bây giờ, chứ không mất biển đảo như chính quyền hiện nay.

Một ngôn ngữ mới ra đời sau luôn vay mượn ngôn ngữ gốc để mà thành. Ví dụ như trong tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Ý, v.v... cũng có nguồn gốc La Tinh và Hy Lạp, nên tiếng Anh phải mượn gốc La Tinh hoặc Hy Lạp để tạo ra những từ mới trong đời sống hoặc trong khoa học bằng những tiếp đầu ngữ và những tiếp vị ngữ khi cần. 

Alexandre de Rhodes (1591 - 1660) người được xem là ông tổ chữ viết tiếng Việt hiện nay.

Tiếng Việt ngay từ ban đầu cũng phải dùng chữ viết của tiếng Hán. Theo thời gian do yếu tố lịch sử, lần đầu Nguyễn Huệ đã yêu cầu La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp tạo ra chữ Nôm để tránh đồng hóa với Trung Hoa. Sau 100 năm bị đô hộ Pháp các nhà truyền giáo phương Tây - đặc biệt ông Alexandre de Rhodes - đã hooàn thành chữ Quốc ngữ cho phù hợp với phát âm tiếng Việt hiện nay, nhưng tiếng Việt vẫn thiếu từ phải vay mượn tiếng Hán để có những từ Hán Việt mà dùng hằng ngày trong nghe nói đọc và viết. Trong đó, một số nét văn hóa Việt cũng giống văn hóa Trung Hoa như ăn mặc, cúng quảy, và sinh hoạt cộng đồng....

Một tập tính quan trọng của người Hoa là chủ trương chỉ gã con gái mình cho con trai người Hoa, và con trai thì đi lấy con gái Việt hoặc Hoa tùy thích để giữ giống nòi và nhân rộng cộng đồng. Nhưng qua 1.000 năm đô hộ, những người Hoa di cư vào Việt Nam cũng không thể đồng hóa được dân tộc Việt, mà thậm chí tiếng Hoa nó lại là ngôn ngữ nền tảng để chữ Quốc ngữ ngày nay càng trong sáng và đầy ý nghĩa hơn, còn cộng đồng người Hoa thì ngày càng nhỏ đi từ thời 1.000 năm đô hộ, cho đến thời Mạc Cửu chiếm cứ Tây Nam Bộ đến nay, vì bị Việt hóa.

Vấn đề là chương trình giáo khoa soạn thảo thế nào, có ai nghiên cứu và đủ sức viết giáo khoa Hán Nôm Văn chương dạy trong trường phổ thông như nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa ãã từng làm chưa, chứ không phải sợ bị Hán hóa. Không có giáo khoa vào trường thì trẻ vẫn học ầm ầm để du học. Tôi khám và chứng nhận sức khỏe cho các cháu du học Trung Quốc nên tôi biết. Tại sao phải sợ?

Có một điều rất đặc biệt trong ngôn ngữ Việt là ngôn ngữ đơn âm, nhưng chữ viết La Tinh. Điều này răt đặc trưng nhưng chưa thấy nhà ngôn ngữ học nào nghiên cứu. Vì chữ La Tinh hầu hết dùng cho ngôn ngữ đa âm tiết như tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, v.v...

Tất cả những điều này cho thấy, quy luật cung cầu chi phối con người chọn lựa ngôn ngữ để học lớn hơn là vì sự trong sáng của tiếng bản xứ như các giáo sư tiến sĩ đang ngụy biện đưa ra để áp việc dạy tiếng Hán vào nhà trường.

KẾT

Vấn đề đưa tiếng Hán vào dạy trong phổ thông và đại học là đúng và rất cần, nhưng không có nghĩa là học tiếng Hán bị bắt buộc, mà phải là cho học sinh, sinh viên tự chọn học các ngôn ngữ mà mình yêu thích và thấy có lợi cho bản thân mình trong cuộc sống mai sau.

Giáo dục là lấy người học làm trung tâm chứ không phải lấy tư duy cực đoan và tham vọng cá nhân thấp hèn của chính trị gia ép buộc chương trình giáo dục. Những kẻ cực đoan cầm quyền đã đẩy đất nước này tăm tối hàng ngàn năm lịch sử chưa thấy hay sao? Tự do học thuật và tự chủ giáo dục là nhân bản và cấp tiến.

Tục ngữ Việt có câu: "Thương nhau củ ấu cũng tròn/Ghét nhau quả bồ hòn cũng méo", như thế là mù quáng và cực đoan. Nên đừng có suy nghĩ cực đoan là căm thù Trung cộng thì tẩy chay học tiếng Hoa, mà phải cần học tiếng Hoa để hiểu Trung cộng mà sống và bảo vệ đất nước tốt hơn.

Asia Clinic, 16h44' ngày Chúa nhựt, 04/9/2016

Đăng nhận xét

0 Nhận xét