Ngày đăng: [Sunday, January 06, 2013]
Bài dịch của Mai Hướng Dương
Bài viết gốc: The Price of War with Iran
Bài viết của 2 tác giả Geoffrey Kemp và John Allen Gay.
+ Geoffrey Kemp, Giám đốc Chương trình An ninh khu vực tại Trung tâm lợi ích dân tộc(The National Interest), là đồng tác giả, với Gay John Allen về cuốn sách sắp tới về Cuộc chiến tranh với Iran: chính trị, quân sự, kinh tế và hậu quả(War with Iran: Political, Military, and Economic Consequences).
+ John Allen Gay, một trợ lý biên tập viên tại The National Interest, là đồng tác giả, với Geoffrey Kemp, cuốn sách sắp tới về cuộc chiến tranh với Iran: chính trị, quân sự, kinh tế và hậu quả.
Thủ đô Washington – Một trong những thách thức lớn nhất mà Tổng thống Mỹ Barack Obama phải đối mặt trong nhiệm kì thứ hai của ông là việc theo đuổi công nghệ vũ khí hạt nhân của Ba Tư. Trong khi Ba Tư với nền vũ khí hạt nhân có thể gây tổn hại cho vị trí chiến lược của Mỹ ở vùng Trung Đông thì hành động ngăn chặn quá trình phát triển hạt nhân tại Ba Tư có thể mang đến những hậu quả chiến lược và kinh tế nghiêm trọng.
Được trang bị vũ khí hạt nhân, Ba Tư có thể gây ảnh hưởng, dọa nạt các nước láng giềng, và bảo vệ chính Ba Tư. Do đó, các đồng minh với Mỹ trong khu vực có thể cần những bảo đảm an ninh mới. Tuy nhiên, trong khi Mỹ cần các nguồn phòng thủ hỗ trợ cho lợi ích của Mỹ tại Đông và Đông Nam Á thì mức độ gia tăng sự có mặt của Mỹ cũng có thể chọc giận các nhóm cấp tiến khác.
Một vài nhà phê bình bảo thủ của Obama tin rằng ông sẽ cho phép Ba Tư phát triển chương trình vũ khí hạt nhân cấp cao nếu như Ba Tư không thực sự dùng nó để chế tạo bom nguyên tử. Tuy nhiên, không có một tổng thống Mỹ nào muốn rằng những điều họ làm được trong nhiệm kì của họ bao gồm cả việc cho phép một chế độ không thân thiện có thể sở hữu vũ khí hủy diệt nguy hiểm – thậm chí nếu như làm như thế có thể tránh được những tổn thất chiến lược quan trọng.
Thật ra, Obama đã nhiều lần tuyên bố rằng ông sẽ ngăn chặn khả năng sở hữu vũ khí hạt nhân của Ba Tư còn hơn là cho phép đất nước này phát triển chương trình vũ khí hạt nhân và sau đó phụ thuộc vào vũ khí hạt nhân này để phòng thủ cũng như họ đã làm với các năng lượng hạt nhân khác. Tuy nhiên, sự hùng biện cứng rắn này có thể tạo ra một tình huống tiến thoái lưỡng nan cho Obama.
Nếu như Ba Tư tiếp tục tiến hành trang bị vũ khí hạt nhân thì chiến tranh là một điều không thể tránh khỏi bất kể là do sự xúi giục của Israel hoặc Mỹ, hay do sự chọc giận bởi chính sách ngoại giao kì lạ của Ba Tư. Mặc dù chi phí cho chiến lược ngăn chặn có thể đáng kể, nhưng cái giá cho một cuộc chiến tranh còn cao hơn nhiều.
Ba Tư đã đe dọa sẽ đóng Eo biển Hormuz – nơi đầu mối cho 20% sản lượng dầu buôn bán trên thế giới đi ngang qua – nếu như họ bị tấn công. Mặc dù Ba Tư có thể gặp khó khăn trong việc phong tỏa eo biển này về lâu dài, nhưng nếu như họ cố gắng làm như thế thì việc thông thương ở eo biển này sẽ trở nên không an toàn vì các cuộc tấn công bằng tàu nhỏ, các mỏ dầu trên biển và các tên lửa được phóng từ những vùng núi ven biển.
Bên cạnh đó, Ba Tư rất có khả năng sẽ tấn công đường ống dẫn dầu vượt qua eo biển ở Các Tiểu Vương quốc Ả Rập. Một vài nhà máy chế biến dầu quan trọng chiến lược cũng nằm trong tầm bắn tên lửa và lực lượng đặc biệt của Ba Tư, bao gồm cả cơ sở sản xuất để nhằm ổn định sản lượng cung cấp dầu của Ả Rập Saudi đặt tại Abqaiq, nơi mà sản xuất ra bảy triệu thùng dầu mỗi ngày.
Với động thái đáp trả mạnh mẽ như thế của Ba Tư, giá dầu sẽ tăng đột biến – có thể tới 200$ cho một thùng trong thời gian ngắn. Một cuộc xung đột kéo dài có thể làm giá dầu duy trì ở mức 150$/thùng.
Giả định rằng người Mỹ tiêu thụ khoảng 18,5 triệu thùng mỗi ngày, thì với giá tăng 8$/thùng sẽ gây thiệt hại 1 tỉ đôla một tuần đối với nền kinh tế mới phục hồi một cách mong manh của Mỹ. Mỹ đã nợ tài trợ cho hai cuộc chiến tranh, điều đó làm gia tăng sự thâm hụt chính sách một cách đáng kể. Một cuộc chiến tranh khác sẽ loại bỏ niềm hi vọng nhỏ nhoi là ổn định số nợ mà không quyết liệt – và gây hại – đến việc cắt giảm chi tiêu (hoặc tăng thuế).
Việc tăng giá dầu cũng có thể đe dọa Châu Âu và các nước nhập khẩu dầu nhiều, như Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc; do đó sẽ giảm hoặc đảo ngược sự phát triển kinh tế của các nước này. Thậm chí cả nền kinh tế của Ba Tư cũng bị ảnh hưởng, ví họ chủ yếu là dựa vào việc xuất khẩu dầu.
Sự xung đột có khả năng vẫn cứ tiếp diễn khiến cho việc nhận định chiến thằng trong hoàn cảnh này rất mơ hồ. Liệu Mỹ có thể chiến thắng bằng cách phá hủy các cơ sở hạt nhân của Ba Tư thậm chí nếu như những cơ sở này được Ba Tư tái thiết nhanh chóng sau khi bị phá hủy? Điều gì sẽ xảy ra nếu như Ba Tư xúi giục hay tạo ra các bất ổn cho các nước láng giềng, gây nguy hiểm cho các nước đồng minh Mỹ trong khu vực? Liệu có đạt được sự thỏa hiệp với nhà cầm quyền Ba Tư, hay sự thay đổi chế độ có quan trọng đối với chiến thắng của Mỹ không? (Và, trong trường hợp lật đổ chính quyền Ba Tư, liệu Mỹ có làm theo mô hình của mình là lật đổ một chế độ chính phủ Trung Đông mà không có kế hoạch tiếp theo?)
Bất kể mục tiêu có là gì thì kết quả cuối cùng sẽ là sự xuất hiện của nhiều quân đội và tàu thuyền trong khu vực, thêm nhiều nguồn lực thích hợp cho việc chống lại các tổ chức khủng bố mới hoặc mới hồi sinh, và nhiều vũ khí hơn cho các nước đồng minh, trong đó có nhiều nước không ổn định. Sự ảnh hưởng của Mỹ ở Trung đông sẽ phát triển, phá hủy những nổ lực của mình để ổn định vị trí của mình ở Châu Á, nơi mà Mỹ hi vọng sẽ cân bằng với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Hoa.
Cùng sống với một nước Ba Tư sở hữu hạt nhân có thể cần đến những biện pháp đối phó đắc tiền và tạo ra các nguy cơ đáng kể khác. Tuy nhiên, việc tham gia chiến tranh để cản trở tham vọng hạt nhân của Ba Tư và các hỗn loạn kéo theo sau đó – bao gồm cả việc gia tăng giá dầu, việc gia tăng biến động ở khu vực, và sự linh động chiến lược của Mỹ bị giảm đi – nó có thể làm cho tốn nhiều chi phí hơn. Nếu như Obama giữ vững tuyên bố trong nhiệm kì đầu tiên của mình, thế giới sẽ phải trả một giá rất cao.
Asia Clinic – 9h32', Chúa nhật, 06/01/2013
0 Nhận xét