Ngày đăng: [Wednesday, October 19, 2011]
Tư duy giáo dục miền sơn cước
Tư duy giáo dục bậc phổ thông
Tư duy giáo dục bậc đại học
Một vài suy nghĩ về mục tiêu giáo dục Việt Nam đến năm 2020
Tư duy giáo dục bậc phổ thông
Tư duy giáo dục bậc đại học
Một vài suy nghĩ về mục tiêu giáo dục Việt Nam đến năm 2020
Xếp hạng đại học ở mỗi quốc gia thì có nhiều. Mỗi quốc gia có một cách xếp hạng dựa theo những tiêu chí khác nhau. Nhưng một bảng xếp hạng đại học để chuẩn hóa thứ hạng cho tất cả các trường đại học trên toàn cầu thì rất hiếm có trang uy tín. Một trang uy tín hàng đầu thế giới ra đời đã 8 năm nay đó là trang Times Higher Education (THE) của Anh quốc.
Sau khi THE ra đời khoảng 4 năm thì một trang xếp hạng đại học của đại học giao thông Thượng Hải cũng cho ra đời một bảng xếp hạng dựa theo 4 tiêu chí chính của THE, nhưng thay đổi tỷ lệ % đánh giá cho mỗi tiêu chí. Nhưng năm nay, THE bắt đầu đổi mới những tiêu chí của mình chi tiết hơn và phù hợp hơn với tình hình tầm nhìn của thế giới.
Bảng xếp hạng của THE năm nay dựa trên 5 tiêu chí lớn: (xem hình biểu tượng của bài viết)
1. Giảng dạy và môi trường học tập: chiếm 30% tổng số điểm đánh giá.
2. Nghiên cứu và mức độ danh tiếng cùng thu nhập của trường: chiếm 30% tổng số điểm đánh giá.
3. Ảnh hưởng của nghiên cứu và số lượng tài liệu được trích dẫn nguồn: chiếm 30% tổng số điểm đánh giá.
4. Triển vọng quốc tế của trường về nhân lực và nghiên cứu có tính liên kết toàn cầu: chiếm 7,5% tổng số điểm đánh giá.
5. Sự đổi mới và thu nhập từ ngành công nghiệp nhờ vào áp dụng thực tế các nghiên cứu của trường: chiếm 2,5% tổng số điểm đánh giá.
Sau khi làm việc 1 năm bằng những thay đổi trong cách xếp hạng mới, bằng cách thu thập dữ liệu từ 137 quốc gia và hơn 17.000 chuyên gia giáo dục hàng đầu thế giới, cùng với hàng chục ngàn bảng khảo sát. Năm nay, THE cho ra một bảng xếp hạng có sự đảo lộn trật tự ở các hạng đầu của các đại học hàng đầu thế giới. Mặc dù, nước Mỹ vẫn giữ vị trí siêu cường ở bậc giáo dục đại học.
Điều đáng khích lệ đối với tôi là, California Institute of Technology, một trường đại học mà tôi đã từng đánh giá cao thuộc loại bậc nhất toàn cầu trên blog này hồi năm 2010, lại vượt lên tất cả các anh tài như: Harvard University, Stanford University, University of Oxford, University of Cambridge, Massachusetts Institute of Technology, v.v... để đứng số 1 thế giới.
Điều tôi đáng để ngậm ngùi là, trong top 400 của bảng xếp hạng trong 8 năm qua chưa bao giờ thấy hai chữ Việt Nam có mặt. Mặc dù mặt mũi các anh tài như: Singapore, Hongkong, Đài Loan, Đại Hàn - những lục địa mà trước ngày 30/4/1975 giáo dục của họ không hơn nền giáo dục của chế độ Việt Nam Cộng Hòa - họ đã có mặt ở top 100, thậm chí top 50!
Như vậy, chỉ hơn 2 năm sau ngày các nhà cách mạng hừng hực khí thế thống nhất giang sơn, Việt Nam đã có tên là thành viên Liên Hiệp Quốc vào ngày 20/9/1977. Nhưng mãi hơn 36 năm với chuyện loay hoay "cải cách", nhiều "sáng kiến" của họ mà, bảng đồ giáo dục thế giới vẫn chưa thấy bóng dáng một Việt Nam.
Giáo dục Việt Nam chờ đến bao giờ?
Asia Clinic, 13h33' ngày thứ Tư, 19/10/2011
0 Nhận xét