Ngày đăng: [Sunday, April 22, 2012]
Bài đọc liên quan:
+ Trung Hoa và kết thúc cuộc chiến A Phú Hãn
+ Hành động dại dột của Trung Hoa trong trường hợp Syria
+ Hành động dại dột của Trung Hoa trong trường hợp Syria
Bài viết của bà Yuriko Koike, cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Cố vấn An ninh Quốc gia Nhật Bản, cựu chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do của Nhật Bản, và hiện đang lãnh đạo phe đối lập trong Quốc Hội.
TOKYO - Lúc 7:39 sáng ngày 13 tháng 4, giờ địa phương, Bắc Hàn đã bắn một tên lửa (mà nó được gọi là một vụ phóng vệ tinh) trong sự phản đối của gần như toàn bộ cộng đồng quốc tế. Trong một cách ngoan cố đó của Bắc Hàn, thế giới có cách của nó, bởi vì tên lửa đã phát nổ một phút sau khi cất cánh, mảnh vỡ của nó rơi vô hại xuống biển.
Bắc Hàn thường im lặng sau những lúc như vậy: vì "thất bại" không tồn tại trong từ điển chính trị của Bắc Hàn, do đó, thất bại này có thể không được báo cáo hoặc thảo luận. Phương tiện truyền thông của đất nước này thường xuyên che đậy bất kỳ những thất bại nào bằng những ca khúc thiết tha lòng yêu nước, ca ngợi khoa trương cho chế độ.
Nhưng lần này lại khác. Đằng sau những cảnh tượng ở Bắc Hàn thất bại. Trong những tuần tới, chúng ta có thể sẽ thấy một cuộc thanh trừng những người chịu trách nhiệm về việc phóng tên lửa. Thật vậy, cuộc sống của các kỹ sư và nhà khoa học liên quan đến nhiệm vụ khởi động tên lửa có thể như mành treo chuông.
Hơn nữa, Bắc Hàn không thể phủ nhận sự thất bại này, bởi vì chế độ đã mời các phương tiện truyền thông quốc tế tham dự sự kiện - thậm chí cho phép các phóng viên nước ngoài vào phòng kiểm soát nhiệm vụ - để hợp pháp hóa nó như là một vụ phóng "vệ tinh" và không phải là một cuộc thử nghiệm vũ khí. "Thất bại" không thể che dấu được, do đó, nó đã nhanh chóng được thừa nhận.
Những gì đã được coi là một kỷ niệm ngày sinh lần thứ 70 của Kim Chính Nhật(1), ngày 15 tháng 4, và bắt đầu chế độ mới dưới sự lãnh đạo của người nối ngôi ông, đứa con trai út, Kim Chính Ân, kết thúc là một màn buồn thảm. Thường dân tại Bình Nhưỡng nói với truyền thông nước ngoài, như một cái máy rằng, "thành công được sinh ra từ sự thất bại lặp đi lặp lại".
Đó là một ý kiến cảm tính. Các vụ phóng tên lửa được cho là một di sản của Kim Chính Nhật, người nhiệt thành tin tưởng rằng sự tồn tại của Bắc Hàn cần phải phát triển vũ khí hạt nhân và sinh hóa. Vì vậy, các vụ phóng tên lửa không thành công có lẽ có nghĩa là nối lại thử nghiệm hạt nhân theo sau những thử nghiệm trong những năm 2006 và 2009, là không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, các nguyên tố phóng xạ, chẳng hạn như Krypton-85 hoặc Xenon-135, không được phát hiện trong bầu khí quyển sau những kiểm tra trước đó. Cũng như miền Bắc gọi tên lửa gần đây, là một "vệ tinh", một vụ nổ dưới lòng đất gây ra bởi những chất nổ thông thường không thể được sử dụng như là một con bài mặc cả, trừ khi nó được gọi là một "thử nghiệm hạt nhân". Một cuộc thử nghiệm hạt nhân kế tiếp tương đương với 500-1.000 tấn thuốc nổ đã được đảm bảo bỡi Bắc Hàn có thể sẽ thực hiện sớm.
Việc ra mắt không thành công lần này cũng đánh dấu cho sự thất bại an ninh của Bắc Hàn, khi một chiến lược gia Hàn Quốc có được các đơn đặt hàng cuối cùng về di chúc của Kim Chính Nhật ở Bắc Hàn. Những chỉ thị trong di chúc này tầm thường đến mức được gọi chỉ là công việc của gia đình họ Kim. Di chúc chỉ ra rằng "các lời giáo huấn phải được thực hiện bởi Kim Kyong Hui" (em gái Kim Chính Nhật), "Kim Kyong Hui và Kim Chính Ân cần phải bảo bọc gia đình," và rằng "Kim Kyong Hui phải nắm lấy sự quản lý tất cả các tài sản hoàng tộc Kim trong và ngoài nước".
Phương tiện truyền thông nước ngoài thường tập trung vào vai trò của Kim Kyong Hui là vợ của người nắm quyền cai trị bên trong Bắc Hàn Jang Sung Taek(2), nhưng, bà là em gái của Kim Chính Nhật, bà ta đã kiểm soát một cách chắc chắn trong quá trình thay đổi nhân sự Bắc Hàn kể từ cái chết của anh trai mình. Trong bảng thứ tự 232 thành viên của ban lễ tang của Kim Chính Nhật, bà đứng vị trí số 14, chồng của bà ở vị trí 19. Bà luôn được xếp hạng cao hơn chồng trong những biên bản chính thức. Thật vậy, Jang Sung Taek được đưa vào hàng Tướng lĩnh là quyết định của bà.
Vấn đề là Kim Kyong Hui có sức khỏe kém, do nhiều năm nghiện rượu. Hơn nữa, bà ta có tính khí thất thường và luôn tự nhận mình là nhân vật trung tâm, cho nên thậm chí Kim Chính Nhật cũng đã từng nghi ngờ và bắt giữ bà ta để kiểm tra. Do sức khỏe yếu kém của mình, không hiểu làm thế nào bà ta sẽ có thể tiếp tục tư vấn cho Kim Chính Ân, giữa một rừng các nhân viên quân sự mà trong những của thập niên 1970s và 1980s đã từng hỗ trợ triều đại trước. Kim Chính Ân cần cố vấn gần gũi với lứa tuổi của mình hơn, nhưng không có ai ở trong tay lúc này.
Những mối quan tâm đến triều vua hiện nay dường như là tối quan trọng cho chế độ. Đầu cơ đang gia tăng, ví dụ, cho dù Kim Sol Song(3) - con gái thứ hai của người vợ thứ ba của Kim Chính Nhật sẽ được chỉ định vai trò khi Kim Kyong Hui không còn có thể thực hiện nhiệm vụ của mình.
Trước khi qua đời, Kim Chính Nhật đã nhắc đi nhắc lại rằng, nên xây dựng ít nhất ba lò phản ứng hạt nhân. Ông cũng cảnh báo rằng Trung Hoa, mặc dù là đồng minh thân cận nhất của Bắc Hàn, nhưng cũng là nước đáng để thận trọng nhất. Bắc Hàn, ông nhấn mạnh, không cho phép tự bán mình cho Trung Hoa sử dụng.
Khi Kim Nhật Thành ("Lãnh tụ Vĩ đại Đời đời") qua đời vào năm 1994, Kim Chính Nhật đã dựa vào lời dạy của cha mình để củng cố quyền lực của mình. Thật vậy, không có cách nào biết được là liệu ý tưởng và chính sách trong suốt triều đại của Kim Chính Nhật có thực sự là của Kim Nhật Thành hay không. Có lẽ "Mười nguyên tắc để thành lập hệ thống Một Tư Tưởng" của Kim Chính Nhật nên được xem như là một tài liệu chính thức có quy định hướng dẫn làm theo khi nào, ở đâu, và bỡi ai. Trong trường hợp đó, người kế thừa ông, con chim non Kim Chính Ân chưa đủ lông, có thể khẳng định được hướng đi để làm theo lời ông.
Bắc Hàn thường xuyên tấn công bằng quân sự vào cộng đồng quốc tế xung quanh. Nhưng lại chính Bắc Hàn tự đẩy mình xoay quanh bởi những lời huấn thị của một bóng ma, việc này lại thuận tiện để sử dụng bởi những người cũ vẫn còn phụ trách ở Bình Nhưỡng. Liệu thế giới còn lại còn cho phép Bắc Hàn thời hạn bao lâu nữa để nó tự đẩy mình quanh một bóng ma?
@Project – Syndicate 2012
Ghi chú của người dịch:
1. Sinh nhật lần thứ 70 của Kim Chính Nhật: Đúng nó là ngày 16/02/2012 chứ không phải ngày 15/4/2012. Mà ngày 15/4/2012 là ngày sinh nhật thứ 100 của Kim Nhật Thành. Có lẽ tác giả và tòa soạn đã nhầm lẫn ở điểm này.
2. Jang Sung Taek: Em rễ của Kim Chính Nhật và là chồng của Kim Kyong Hui. Người nắm chức vụ phó chủ tịch ủy ban quốc phòng quốc gia Bắc Hàn, chỉ đứng sau Kim Chính Nhật và hiện chỉ đứng sau lãnh tụ trẻ 28 tuổi, Kim Chính Ấn.
3. Kim Sol Song: là người chị cùng cha khác mẹ của Kim Chính Ân. Theo như di chúc của Kim Chính Nhật để lại thì cô con gái này sẽ kế thừa vị trí quản lý tài sản của hoàng gia nhà họ Kim ở Bắc Hàn, khi bà em gái của Kim đệ nhị không còn khả năng kiểm soát tình hình. Song người con giá này của Kim Chính Nhật cũng chỉ mới xuất hiện hình ảnh trong đám tang của ông. Bắc Hàn là một xứ sở của những bí hiểm đến huyền thoại của loài người ở thế kỷ văn minh này.
BS Hồ Hải dịch – Asia Clinic – 7h35' Chúa Nhật, 22/4/2012
0 Nhận xét