Ngày đăng: [Tuesday, April 30, 2013]
Bài chép lại từ google cache
Chuyện họ Trương bị bắt chả biết là thật hay giả, nhưng trước tiên là cái tàng kinh các của tớ bị mất mát thì có thật. :'(
Bất tử có nghĩa là không chết, sống mãi với thời gian. Lịch sử qua đi có bao nhiêu điều để lại, những sự kiện, những con người và những dấu tích lịch sử, văn hóa không mất với thời gian. Đó là những sự kiện, dấu tích lịch sử, những tác phẩm văn hóa bất tử.
Hơn trăm năm qua, đất nước và dân tộc Việt có những con người bất tử. Có những sự kiện bất tử và có những tác phẩm bất tử với thời gian.
Tất cả những cái bất tử ấy, cái nào nói lên đúng tâm trạng và hằng mong của dân tộc Việt là cái trường tồn và vĩnh hằng với thời gian.
Trong ba mươi tám năm qua, và xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt, có lẽ bản nhạc Triệu con tim, Một tiếng nói - Milion Hearts, One Voice - của nhạc sỹ Trúc Hồ là tác phẩm vượt lên tất cả mọi thời đại, cho dù hơn nửa thế kỷ qua, từ nhạc vàng đến nhạc đỏ của Việt Nam không thiếu những tác phẩm để đời của các bậc thầy hành khúc như Lưu Hữu Phước, bậc thầy tình ca như Hoàng Hiệp, bậc thầy sử ca như Lê Thương, bậc thầy đa nhân cách trong âm nhạc như Phạm Duy, và bậc thầy nói về thân phận con người như Trịnh Công Sơn.
Ngày này, tôi lại muốn nghe, và viết lại những dòng tâm sự về tác phẩm âm nhạc của nhạc sỹ Trúc Hồ. Nó như một dấu lặng nặng lòng về đất nước và lịch sử của dân tộc mình. Mặc dù tôi đã viết về tác phẩm này trong một entry cách đây 2 tháng. Mặc dù, tôi đã nghe đi, nghe lại tác phẩm này đã đến hàng ngàn lần, nhưng chưa bao giờ thấy chán, mà càng ngày càng thấy ray rứt, đau lòng đến rơi lệ, khi mỗi lần nghe lại để nghĩ về vận nước Việt trong thế kỷ qua, và trong gần 3.000 năm dựng và giữ nước đã qua.
Có lẽ, tác phẩm này nó như một tiếng chuông gióng lên báo hiệu một thời điểm lịch sử của dân tộc Việt đang có những chuyển mình để đổi thay, chuyển mình để tốt đẹp hơn. Nó như một điềm báo tốt đẹp hay là chết đã đến, sau bao nhiêu năm lầm than và ô nhục dưới gót giày ngoại xâm, và cả dưới cái vòng kim cô mà người mình tự tròng lên cả dân tộc mình.
Có lẽ, đã đến lúc dân tộc Việt với gần 3.000 năm lịch sử, một dân tộc mà chưa bao giờ biết ngồi lại với nhau đồng thuận lúc bình yên, vì sai lầm do thiếu hiểu biết, và vì bản tính khát máu của một dân tộc có bản sắc văn hóa chiến tranh, đã đến lúc phải biết ngồi lại với nhau để chung tay gầy dựng tổ quốc này. Nếu không, họa ngoại xâm giày xéo tổ quốc sẽ không xa.
Triệu con tim, Một tiếng nói sẽ là một nhạc phẩm bất tử, vượt qua mọi thời đại với giai điệu và lời thuộc về máu thịt của dân tộc Việt, dù mai sau lịch sử có đổi thay.
Nếu Ba mươi tháng Tư là một dấu mốc lịch sử bất tử, thì nhạc phẩm này sẽ là một dấu ấn văn hóa bất tử với thời gian.
Nếu Ba mươi tháng Tư là một dấu mốc lịch sử bất tử, thì nhạc phẩm này sẽ là một dấu ấn văn hóa bất tử với thời gian.
Từ phương xa nhìn về Quê Hương
Đất nước tôi sau Bốn ngàn năm
Ải Nam Quan, nay không còn
Hoàng - Trường Sa, nay không còn
Mẹ Việt Nam ơi ...
Ngày hôm nay nhìn về Quê hương
đất nước tôi sao lắm nhiễu nhương
người yêu nước trong chốn lao tù,
Mẹ thương con, thiêu cháy thân mình,
Mẹ Việt Nam...đau !
Hãy biết yêu Quê Hương Việt Nam,
hãy biết đau nổi đau người dân
Ải Nam Quan, Hoàng - Trường Sa ...
Một ngàn năm giặc phương Bắc
Quê Hương mình rồi sẽ ra sao ?
Hãy biết yêu Quê Hương Việt Nam,
hãy đứng lên cháu con rồng tiên
đừng thờ ơ, đừng làm ngơ
triệu con tim, cùng bước tới ...
chúng ta là dòng giống Lạc Hồng
Ngày hôm nay nhìn về Quê hương
đất nước tôi sao lắm nhiễu nhương
người yêu nước trong chốn lao tù,
Mẹ thương con, thiêu cháy thân mình,
Mẹ Việt Nam...đau !
Bạn cùng tôi nhìn về quê hương,
đất nước ta nay sẽ về đâu
người lầm than, kẻ không nhà ...
người dân oan trên khắp mọi miền
Mẹ Việt Nam đau !
Hãy biết yêu Quê Hương Việt Nam
hãy biết đau nổi đau người dân
Ải Nam Quan, Hoàng - Trường Sa
Một ngàn năm giặc phương Bắc
Quê Hương mình rồi sẽ ra sao ?
Hãy biết yêu Quê Hương Việt Nam,
hãy đứng lên cháu con rồng tiên
đừng thờ ơ, đừng làm ngơ
triệu con tim, cùng bước tới
chúng ta là dòng giống Lạc Hồng
Hãy là ngọn gió đổi thay
Hãy là ngọn gió đổi thay
Hãy biết yêu Quê Hương Việt Nam
hãy biết đau nổi đau người dân
Ải Nam Quan, Hoàng - Trường Sa
Một ngàn năm giặc phương Bắc
Quê Hương mình rồi sẽ ra sao ?
Hãy biết yêu Quê Hương Việt Nam,
hãy đứng lên cháu con rồng tiên
đừng thờ ơ, đừng làm ngơ
triệu con tim, cùng bước tới
chúng ta là dòng giống Lạc Hồng.
Hãy biết yêu Quê Hương Việt Nam,
hãy đứng lên cháu con rồng tiên
đừng thờ ơ, đừng làm ngơ
triệu con tim, cùng bước tới
Chúng ta là dòng giống Lạc Hồng.
Asia Clinic, 11h46' ngày thứ Ba, thời khắc lịch sử 30/4/2013
Giống như vậy, ông thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn càng đi vận động thuyết phục hòa hợp hòa giải dân tộc với bà con Việt Kiều ở nước ngoài thì chỉ tổ làm xấu tình hình hơn thôi. Tốt nhất là chính quyền Việt Nam nên trả lại nhà cửa, đất đai và cuộc đời của những gia đình bị nhà nước Việt Nam hiện nay gọi là "ngụy" thì mọi việc sẽ tốt đẹp, hơn là uốn ba tấc lưỡi kiểu Joseph Goebbells.
Tôi nói thế đồng bào và ông Nguyễn Thanh Sơn có nghe rõ không? Hehehe,
điều này nói lên vấn để gì?
thời giang tới có còn nữa không ?
Đời sống đất nước hội nhập sâu sắc, thế giới thay đổi hàng giờ, nói như GS Cao Huy Thuần thì sự lãnh đạo cũng phải thay đổi thích ứng. Hy vong mọi thứ diễn ra như trận pháo hoa!
"Trong ba mươi tám năm qua, và xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt, có lẽ bản nhạc Triệu con tim, Một tiếng nói - Milion Hearts, One Voice - của nhạc sỹ Trúc Hồ là tác phẩm vượt lên tất cả mọi thời đại, cho dù hơn nửa thế kỷ qua, từ nhạc vàng đến nhạc đỏ của Việt Nam không thiếu những tác phẩm để đời của các bậc thầy hành khúc như Lưu Hữu Phước, bậc thầy tình ca như Hoàng Hiệp, bậc thầy sử ca như Lê Thương, bậc thầy đa nhân cách trong âm nhạc như Phạm Duy, và bậc thầy nói về thân phận con người như Trịnh Công Sơn." Một Tác phẩm sác tác ca khúc như trên, khi được đánh giá như vậy liệu có quá lời?
Cá nhân em, vẫn không thích lắm những sản phẩm NT mang màu sắc chính trị! Giá trị của nó cần được đáng giá ở một góc độ nào đó rõ ràng hơn.
Dù sao chỉ là ngu ý của em.
Chúc bác Hồ sức khỏe!
Phải chăng nên bỏ ngày 30/4 và đổi thành ngày 30/5 như vtv hôm nay đã làm? (hình như họ có chút nhầm lẫn về ngày kỷ niệm này đang xôn sao trên mạng)
Vì sao bắt pháo hoa lại 3 đội Nhật, Mỹ, Vệ?
Vì sao Mỹ lại chiến Thắng?
Vì sao Ông Bá lại không phải truy thu khoảng tiền thuế?
Vì sao lại chọn DN để bắn pháo hoa? (Đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ vào Đà Nẵng (8-3-1965))
Vì sao từ đầu năm Nhật lại đổ quá nhiều tiền vào VN?
Hi vọng đời con chúng tôi lớn lên ko còn sợ ăn phải thức ăn độc Tàu, và nói tiếng nói của chúng nó.
Ngẫn ngày 30/4 rút kinh nghiệm tui không mở TV vì sợ sấp nhỏ thắc mắc ngày gì, khó giải thích.
Ở bài trước khi bác Hải có gợi ý về một chốn bình yên, làm cho tôi nhớ lại một người mà tôi rất kính trọng đã ngồi hàng giờ để nghe ca khúc Làng tôi, rồi lặng đi tiếc nuối nói rằng cái không gian êm ả, thấm đẫm nghĩa tình xóm làng đấy đã vỡ tan sau biến cố CCRĐ.
Ca khúc hay là ca khúc mang hơi thở thời đại, ca khúc vượt thời gian là ca khúc mang trong nó những giá trị lâu bền. Triệu con tim có âm vang thời đại, nhưng có trở nên như bác Hải viết còn do nó có ở trong nhiều nhiều triệu con tim hay kg? Chẳng hạn hùng ca Việt Nam Việt Nam của Phạm Duy rất tuyệt nhưng số lượng người trong nước biết đến còn khiêm tốn.
Trân trọng!
Tác phẩm nghệ thuật thuần nhất ra đời khi người nghệ sĩ có những xúc cảm thực thụ từ cuộc sống. Đó chính là những gì tinh túy, trong sáng nhất của nghệ thuật (loại này đây vẫn thích nhất). Bản thân nó không có tội. Có hay không chỉ là do cái cách nhìn nhận và đánh giá của người cảm nhận và trưng dụng nó. Biến nó trở thành công cụ và mục đích tuyên truyền, theo một ý đồ nào đó. Sản phẩm còn lại nếu có chủ ý của tác giả, mang tính tuyên truyền CT, chỉ là thứ tác phẩm bị biến tướng, bóp méo, mang tính ứng dụng tầm thường giống như sản phẩm thiết kế đồ họa ứng dụng trong nghệ thuật thị giác mà thôi. Ranh giới giữa 2 loại này cũng khá mong manh. Bởi khi nó được hình thành, số phận nó phụ thuộc con người, bên sử dụng, bên nhìn nhận nó!