Ngày đăng: [Tuesday, July 19, 2016]
7 bài bất tuân dân sự
Dân Serbia lật đổ nhà độc tài Slobodan Milosevic bằng BTDS
Theo Albert Einstein Institute có đến 198 phương án đấu tranh bằng con đường Bất tuân Dân sự. Tôi xin dịch bài tóm tắt này để cụ thể hóa các phương án nhằm cho người dân hiểu và sử dụng sức mạnh làm chủ của mình để đấu tranh ôn hòa với nhà cầm quyền độc tài vô pháp luật ở Việt Nam, khi mà 2 cháu ăn cắp 1 ổ bánh mì chỉ đáng giá vài ngàn đồng vì đói thì bị đi tù, nhưng lãnh đạo Vinaconex làm hại tiền thuế của dân lên đến hàng ngàn tỷ ở đường ống cấp nước Sông Đà cho Hà Nội vỡ đến 18 lần, nhưng vì họ là con cháu của các đồng chí nên được miễn tội hình sự.
Dân là chủ thực sự của đất nước. Chính quyền là kẻ làm thuê của dân, được dân trả lương bằng thuế. Một chính quyền độc tài, thói nát làm cho ngu dân không thấy vai trò và sức mạnh ông chủ của mình để tham nhũng và ngồi trên luật pháp. Bất tuân dân sự cung cấp lại vũ khí và sức mạnh không gì ngăn cản được cho dân buộc chính quyền độc tài phải quy hàng và sụp đổ, mà không cần tốn sức lực.
198 phương pháp đấu tranh bằng con đường BTDS và Bất Bạo Động là tinh hoa của nhân loại văn minh và nhân bản được chia thành 5 chương và 33 thể loại sau đây.
I. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHẢN ĐỐI VÀ THUYẾT PHỤC
A. Thông báo chính thức bằng:
1. Phát biểu nơi công cộng
2. Thư phản đối hoặc ủng hộ
3. Các tuyên bố của các tổ chức và các Viện
4. Lấy chữ ký tuyên bố công khai
5. Tuyên bố bản cáo trạng và ý định
6. Những kiến nghị của nhóm hoặc tổ chức
B. Truyền thông rộng rải đến cộng đồng bằng:
7. Các khẩu hiệu, tranh biếm hoạ, và các biểu tượng
8. Biểu ngữ, áp phích, và truyền thông tin triển lãm
9. Tờ rơi, bài hịch, sách báo
10 báo và tạp chí
11. Ghi âm, đài phát thanh, và truyền hình
12. Viết lên bầu trời và Viết lên mặt đất những lời kêu gọi
C. Các tổ chức, nhóm
13. Đại diện, đại biểu, phái đoàn
14. Giải thưởng chế giễu
15. Nhóm vận động hành lang
16. Nhóm canh gác bảo vệ
17. Lập những cuộc bầu cử chế giễu
D. Hành vi công cộng mang tính biểu tượng
18. Hiển thị các cờ và màu sắc tượng trưng
19. Đeo các biểu tượng
20. Cầu nguyện và thờ phượng
21. Cung cấp vật tượng trưng
22. Khỏa thân chống đối
23. Vườn không nhà trống
24. Biểu tượng bằng đèn
25. Hiển thị các bức chân dung
26. Sơn hình vẽ biểu tình
27. Tên và dấu hiệu mới
28. Hô khẩu hiệu biểu trưng
29. Những biểu tượng kháng nghị
30. Những cử chỉ thô lỗ
E. Áp lực về Cá nhân
31. "Quấy rầy ám ảnh" quan chức
32. Chế nhạo các quan chức
33. Kết thân lôi kéo
34. Các cuộc cầu nguyện
F. Kịch và âm nhạc
35. Tiểu phẩm hài hước và những trò giễu cợt
36. Màn trình diễn của vở kịch và âm nhạc
37. Ca hát
G. Diễu hành
38. Diễu hành trường kỳ
39. Tập trung biểu dương lực lượng
40. Diễu hành tôn giáo
41. Hành hương
42. Diễu hành bằng mô tô
H. Tôn vinh người chết
43. Để tang chính trị
44. Để tang giễu cợt
45. Tuần hành quan tài
46. Kính lễ tại nơi chôn cất
I. Lễ hội cộng đồng
47. Ngày hội phản đối hoặc ủng hộ
48. Họp biểu tình
49. Họp ngụy trang của cuộc biểu tình
50. Hội thảo
K. Bãi công và Từ bỏ
51. Bãi công
52. Quyền yên lặng trước điều tra
53. Từ bỏ đảng
54. Quay lưng với chính phủ
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP BẤT TUÂN XÃ HỘI
A. Tẩy chay của con người
55. Tẩy chay đoàn thế
56. Tẩy chay đoàn thể có chọn lọc
57. Ngưng quan hệ tình dục đòi nữ quyền
58. Rút phép thông công
59. Ngăn chặn đường giao thông
B. Bất hợp tác với các sự kiện xã hội, tục lệ và các tổ chức
60. Đình chỉ những hoạt động xã hội và thể thao
61. Tẩy chay các vấn đề đoàn thể
62. Sinh viên ngưng đến giảng đường
63. Bất tuân đoàn thể
64. Rút tên khỏi các tổ chức đoàn thể
C. Rút khỏi hệ thống xã hội
65. Cự tuyệt tại gia
66. Bất hợp tác toàn cá nhân toàn diện
67. "Gây hỗn loạn" của công nhân
68. Thực hiện quyền được bảo hộ
69. Tạo ra sự kiện mất tích tập thể
70. Di dân kháng nghị (phong trào hijrat ở Afghanistan hoặc thuyền nhân Việt Nam, di dân châu Âu từ cuộc chiến Syria hiện nay)
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP BẤT HỢP TÁC KINH TẾ: TẨY CHAY KINH TẾ
A. Hoạt động của người tiêu dùng
71. Người tiêu dùng tẩy chay các tổ chức kinh tế và sản xuất hàng hóa của nhà cầm quyền
72. Tẩy chay không tiêu thụ hàng hóa
73. Chính sách thắt lưng buộc bụng
74. Thỏa thuận riêng về hợp đồng thuê để khấu trừ thuế
75. Từ chối luật thuê đất
76. Người tiêu dùng tẩy chay trên toàn quốc gia
77. Người tiêu dùng tẩy chay toàn thế giới
B. Hành động của người lao động và sản xuất
78. Tẩy chay của giới thợ thuyền với giới chủ
79. Tẩy chay của nhà sản xuất với chính quyền
C. Hành động của giới trung gian
80. Tẩy chay của các nhà cung cấp và phân phối sản phẩm
D. Hành động của chủ sở hữu và quản lý
81. Tẩy chay của thương nhân
82. Từ chối để cho hoặc bán tài sản
83. Đóng cửa doanh nghiệp
84. Từ chối hỗ trợ công nghiệp
85. "Cuộc tổng đình công" của các thương gia
E. Hành động của Chủ sở hữu nguồn tài chính
86. Rút tiền gửi ngân hàng
87. Từ chối trả tiền phí, lệ phí, và thuế quy định
88. Từ chối trả nợ hoặc lãi suất
89. Ly khai với dòng vốn và tín dụng
90. Từ chối huê lợi
91. Từ chối tiền của chính phủ
F. Hành động của Chính phủ trên thế giới đối với chính quyền độc tài
92. Cấm vận nội địa quốc gia độc tài
93. Danh sách đen của thương nhân sân sau của chính phủ độc tài
94. Cấm vận buôn bán quốc tế với quốc gia độc tài
95. Cấm vận nhập hàng quốc tế
96. Lệnh cấm vận thương mại quốc tế
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP BẤT HỢP TÁC KINH TẾ: ĐÌNH CÔNG BÃI THỊ
A. Những đình công biểu tượng
97. Kháng nghị đình công
98. Đình công chớp nhoáng
B. Đình công nông nghiệp
99. Nông dân đình công
100. Đình công người làm công cho nông trại
C. Cuộc đình công của các nhóm đặc biệt
101. Từ chối lao động cưỡng bách
102. Đình công tù nhân
103. Đình công thợ thủ công
104. Đình công các chuyên viên
D. Đình công công nghiệp thông thường
105. Đình công hãng buôn
106. Đình công công nghiệp
107. Đình công cảm tình với các hãng xưỡng trong hiệp hội bị chèn ép.
E. Đình công hạn chế
108. Đình công chi tiết
109. Đình công Bumper:
Đình công Bumper là loại mà năm 1879, các nhà sản xuất đàn piano tại các nhà máy trên khắp thành phố New York đã tiến hành đình công đòi tiền lương tốt hơn. Thay vì tất cả cùng một lúc, cuộc đình công đã được thực hiện mỗi nhà máy thực hiện đình công tại một thời điểm luân phiên nhau.
110. Đình công làm giảm sản lượng và chất lượng sản phẩm
111. Làm việc theo luật đình công
112. Báo cáo "ốm"
113. Đình công bằng từ chức
114. Đình công có giới hạn
115. Đình công có chọn lọc
F. Đình công đa công nghiệp
116. Đình toàn diện ở một ngành công nghiệp tiêu biểu cuộc đình công của công nhân ngành khí gas Bolivia năm 2003, khi chính phủ quốc hữu hóa ngành này từ tư nhân về tay nhà nước.
117. Đình công toàn xã hội ở cả chính trị công thương nghiệp. Tiêu biểu cuộc đình công toàn xã hội Anh năm 1926. Nó buộc chính phủ phải thượng lượng và đầu hàng.
G. Kết hợp các cuộc đình công và đóng cửa hđ động kinh tế
118. Hartal là một thuật ngữ trong nhiều ngôn ngữ Nam Á ám chỉ cho hành động tấn công, lần đầu tiên được sử dụng trong các phong trào đòi độc lập Ấn Độ do Gandhi khởi xướng. Đây là cuộc biểu tình đại chúng thường liên quan đến ngưng tất cả không làm việc, văn phòng, cửa hàng, tòa án của pháp luật như một hình thức của sự bất tuân dân sự.
119. Ngưng hoạt động Kinh tế: Trong kinh tế, một công ty sẽ chọn đóng cửa sản xuất khi doanh thu nhận được từ việc bán hàng hoá, dịch vụ sản xuất không thể trang trải các chi phí cố định của sản xuất. Nhưng trong ngưng hoạt động để đình công thì công ty vẫn lợi nhuận mà chủ công ty vẫn xin đóng cửa một thời gian hoặc vĩnh viễn, sau đó mở công ty khác để giảm chi phí và được ưu đãi thuế.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP BẤT HỢP TÁC CHÍNH TRỊ
A. Từ chối với nhà cầm quyền
120. Từ chối hoặc rút lui lòng trung thành
121. Từ chối ủng hộ những hoạt động công cộng
122. Diễn văn và bài phát biểu ủng hộ đối kháng với chính quyền
B. Bất hợp tác của công dân với Chính phủ
123. Tẩy chay các cơ quan lập pháp
124. Tẩy chay các cuộc bầu cử
125. Tẩy chay việc làm và các vị trí của chính phủ
126. Tẩy chay các ban ngành, và các cơ quan khác của chính phủ
127. Rút lui ra khỏi các tổ chức giáo dục của chính phủ
128. Tẩy chay của các tổ chức ủng hộ chính phủ
129. Từ chối hỗ trợ cho các cơ quan độc quyền thực thi chính sách
130. Loại bỏ các ký hiệu và dấu hiệu riêng độc quyền của chính phủ, tạo ra ám hiệu riêng cho dân hoạt động bất hợp tác. Việc này năm 1968, khi Liên Xô xâm lược CH Cezch, người dân đã tạo ra ám hiệu riêng bằng những hình vẽ trên đường, trên tường cho mình để hoạt động chống lại sự cai trị của Liên Xô.
131. Từ chối sự chấp nhận các quan chức được bổ nhiệm
132. Từ chối để giải thể thể chế hiện hành
C. Lựa chọn cách để tuân thủ pháp luật
133. Miễn cưỡng và tuân thủ chậm các sắc luật độc tài
134. Không tuân thủ khi không có sự giám sát trực tiếp
135. Không tuân thủ toàn dân với luật vi hiến
136. Bất tuân trá hình: tức là vẫn hợp tác nhưng không thực thi nhiệm vụ tốt để tồn tại và ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
137. Từ chối họp hành đến giải tán
138. Phong trào tọa kháng do Mục sư James Lawson thực hiện trong phong trào chống lại các nhà hàng khách sạn khu giải trí không tiếp người da đen ở Hoa Kỳ và đã thành công sau 2 tháng.
139. Bất hợp tác với nghĩa vụ quân sự
140. Che đậy, trốn thoát, và dùng danh tính giả để hành động bất tuân dân sự
141. Bất tuân dân sự với pháp luật "bất hợp lý"
D. Hành động của cán bộ Chính phủ
142. Các trợ lý của chính phủ phải biết từ chối sự hỗ trợ có chọn lọc với chính sách phi pháp
143. Tấn công mạng bỡi các nhóm nặc danh vô hình để cản trở những mệnh lệnh sai trái của chính phủ.
144. Trì hoãn và cản trở những hoạt động gây hại xã hội từ các hoạt động đầu tư gây hại môi trường. Trên thế giới có nhiều đầu tư FDI gây ô nhiễm môi trường ở các quốc gia chậm phát triển do các tập đoàn như Formosa đã bị công nhân và nhà quản lý cùng hợp tác đình công, gây khó khăn về thủ tục, giấy phép, ngăn chặn hoạt động, cản trở giao thông và đã rất thành công.
145. Bất hợp tác quản lý chung, đây là việc dành cho chính phủ bất hợp tác với ngoại xâm. Vẫn ký kết văn bản hợp tác để bảo toàn lãnh thổ và sự an nguy dân tộc, nhưng không thực hiện những gì ngoại xâm yêu sách khi vận nước yếu.
146. Bất hợp tác tư pháp, đây là cách mà chính phủ Phần Lan đã sử dụng để chống lại Nga hóa để giành lại quyền tự do ngôn luận và hội họp của mình khi bị Nga xâm lược.
147. Cố ý làm việc không hiệu quả và bất hợp tác có chọn lọc bởi những quy định độc tài.
148. Đảo chính, chỉ dành cho quân đội và các nhóm của chính phủ tập hợp lại để thực thi chống lại chính quyền thói nát hiện hành, nhằm xây dựng lại chính quyền mới tốt đẹp hơn.
Chính phủ hành động trong nước
149. Cái gì không cấm thì các thành viên chính phủ cứ làm, chưa có luật thì hành động hoặc tránh né hoặc chậm trễ thực thi những quyết định của chính phủ ộộc tài đưa ra.
150. Bất hợp tác của những thành viên đơn vị chính quyền về những quyết định sai trái của chính quyền đưa ra. Ví dụ, các ban ngành bộ của chính phủ Việt Nam hiện nay có thể bắt chính phủ phải óóng cửa Formosa Hà Tĩnh vì nó đã quá nhiều sai phạm bằng cách bất hợp tác việc chính phủ ủng hộ Formosa tái hoạt động.
E. Hành động quốc tế của chính phủ
151. Những thay đổi của các cơ quan đại diện về ngoại giao và các cơ quan khác để ááp ứng với tình hình mới.
152. Làm chậm trễ và hủy bỏ các sự kiện ngoại giao để gây áp lực chính phủ phải chuyển đổi
153. Từ chối những hoạt động ngoại giao không có lợi cho đất nước
154. Ngưng tạm thời quan hệ ngoại giao
155. Rút lui khỏi các tổ chức quốc tế khi không có lợi cho đất nước
156. Từ chối thành viên trong các cơ quan quốc tế
157. Trục xuất các tổ chức quốc tế khi chúng xâm phạm quyền lợi âất nước.
V. CÁC PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP BẤT BẠO ĐỘNG
A. Can thiệp tâm lý
158. Tự tiếp xúc với các nhân tố cần tuyên truyền
159. Tiếp cận nhanh:
a) Dùng luân lý đạo đức tiếp cận nhanh
b) Đình công tiệt thực
c) Phong trào ăn chay phản đối Satyagrahic fast
160. Làm đơn kháng cáo lên tòa về những điều luật vi hiến
161. Quấy rối bất bạo động
B. Can thiệp vật lý
162. Tọa kháng chiếm quảng trường của một số lượng người lên đến hàng trăm ngàn kéo dài nhiều ngày tháng để đòi hỏi chính quyền độc tài phải hợp tác và thay đổi - Sit-in
163. Đứng kháng giống như tọa kháng ở mục 162 - Stand-in
164. Dùng phương tiện giao thông để kêu gọi phản đối - Ride-in
165. Xâm nhập vào một khu đông úúc để chiếm cứ và đấu tranh bất bạo động kéo dài - Wade-in
166. Chấp trì chân lý như Gandhi ở Ấn Độ - Mill-in
167. Tổ chức cầu nguyện - Pray-in
168. Cuộc biểu tình du kích bất bạo động
169. Tạo những cuộc đột nhập từ trên không ngăn trở những cuộc giải trí lớn của nhà cầm quyền để đòi hỏi nhà cầm quyền những yêu sách như là cuộc ngăn trở trận bóng bầu dục liên quan đến đội Springboks đang diễn ra, để đạt được sự công khai chống chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid hồi tháng 7/1981 tại Nam Phi.
170. Bất bạo động đòi thay đổi luật - Nonviolent invasion. Đây là phong trào đòi hỏi quyền được chăm sóc sức khỏe của người khuyết tật bắt đầu từ Hoa Kỳ vào ngày 14/7/2002, sau này diễn ra ở khắp nơi, họ buộc chính quyền phải ra đạo luật riêng cho những ưu tiên dành cho người khuyết tật, kể cả nơi ậậu xe cũng dành ưu tiên, mà bất kỳ ai cũng không được đậu xe vào vạch dành cho họ.
171. Tạo thành trung tâm của đấu tranh bất bạo động - Nonviolent interjection, xem mục 170. Những người khuyết tật năm 2002 ãã biết biến sự kiện đấu tranh đòi hỏi quyền được chăm sức sỏc khỏe cìa mình thành trung tâm sự kiện của nước Mỹ.
172. Bất bạo động làm ngưng dự án, công trình có hại. Ví dụ dân Uruguay và Argentina đã đấu tranh đưa ra tòa án quốc tế không cho 2 tập đoàn của chính Uruguay và Argentina xây dựng 2 nhà máy giấy làm gây hại môi trơờng con sông Uruguay đang nuôi sống họ. Dân Việt có thể dùng phương án này làm ngưng nhà máy giấy Hậu Giang.
173. Chiếm đóng bất bạo động. âây là hình thức đấu tranh cổ xưa nhất có từ thời La Mã cổ đại đã được thực hiện thành công bởi Đức Giám Mục Ambrose trong tuần lễ Phục sinh, 385 sau Công Nguyên, khi ông bất chấp lệnh của chính phủ hoàng đế của đế chế La Mã trong những nhà thờ lớn ở Milan của các Kitô hữu Arian. Nó đòi hỏi toàn bộ dân cùng ồồng hành êể không bị xé lẻ. Sau này các cuộc đấu tranh này được sử dụng đi đến thành công ở khắp nơi có chính quyền độc tài. Ở Việt Nam, lâu nay đã sử dụng chống nhà cầm quyền và các tập đoàn sân sau của đảng cộng sản cướp ấất của dân, nhưng không được tư chốc tốt và dân địa phương khắp nơi chưa đồng lòng, nên thất bại.
C. Can thiệp xã hội
174. Xây dựng mô hình xã hội mới
175. Tạo ra sự quả tải với chính quyền. Cách đấu tranh này được người Mỹ gốc Phi ở Selma, Alabama, năm 1963 đến văn phòng đăng ký cho một cơ hội để đăng ký bỏ phiếu tràn ngập. Khi chính quyền thành phố bắt họ, họ cũng đã tràn ngập vào các nhà tù làm quá tải để đòi quyền đi bầu của người da đen.
176. Gây đình trệ mọi hooạt động chính phủ - Stall-in
177. Kêu gọi ngưng dự án gây hại bằng truyền thông chính thống - Speak-in
178. Tổ chức sân khấu ngoài trời kiểu du kích để tuyên truyền - Guerrilla theater
179. Các tổ chức xã hội thay thế cho các lĩnh vực như giáo dục, y tế, ... để thay thế những gì các tổ chức chính thống của chính quyền không đáp ứng hoặc đáp ứng nhưng chỉ dành cho nhà giàu. Ở Việt Nam hiện nay các tổ chức từ thiện do dân làm ra là những ví dụ điển hình.
180. Sử dụng hệ thống thông tin liên lạc thay thế cho hệ thống truyền thông chính thủng của nhà cầm quyền độc tài là một khâu quan trọng nhất trong đấu tranh bất bạo động. Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế tri thức, cuộc cách mạng thông tin đã đem đến những mạng xã hội rất tốt cho đấu tranh bất bạo động và bất tuân dân sự. Nó tạo ra sức mạnh thực sự của dân chúng không có gì cản được. Quốc gia nào có những trí thức dấn thân dẫn dắt dân tộc bằng mạng xã hội tốt sẽ dễ dàng xóa sổ chính quyền độc tài.
D. Can thiệp kinh tế
181. Đình công chống đối giới chủ
182. Đình công tại chỗ - Stay-in strike
183. Giữ đất bất bạo động - Nonviolent land seizure
184. Phá vòng vây của sự phong tỏa - Defiance of blockades - phải được hiểu theo nghĩa rộng ở mọi lĩnh vực từ luật pháp đến kinh tế, chính trị... bằng mọi chiến lược thực tế hành động chứ không riêng cho kinh tế hay biểu tình bất bạo động. Một sự kiện lớn về loại đấu tranh này điển hình trong tháng 6 năm 2010, một đội tàu nhỏ chở hàng nhu yếu phẩm đi từ Thổ Nhĩ Kỳ về phía Palestine, họ đã có một nỗ lực để phá vỡ sự phong tỏa của Israel và mang lại nguồn cung cấp rất cần thiết cho dãi Gaza.
185. Làm đồng tiền giả có tính chính trị để tuyên truyền
186. Đấu giá mua lại để ngăn cản dự án có hại - Preclusive purchasing - việc này chỉ có thể xảy ra á các quốc gia tôn trọng luật pháp. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, năm 2008, Chính phủ phê duyệt việc bán đấu giá các thửa đất liên bang, nhiều trong số đó gần công viên quốc gia, nhưng lại được bán để phát triển các dự án dầu hỏa gây hại môi trường. Nhà hoạt động môi trường Tim DeChristopher đã đến đấu giá và "mua" (bằng cách đặt thầu lớn hơn để được mua) trị giá gần 2 triệu đô la của đất để ngăn chặn dự án phá hoại môi trường được phát triển. Cuối cùng ông đã bị kết tội làm gián đoạn dự án, và quá trình tố tụng ông đã bị ở tù gần hai năm.
187. Thu giữ tài sản các chính trị gia ộộc tài tham nhũng gửi ở các ngàn hàng trên thế giới.
188. Đổ bỏ sản phẩm - Dumping - ví dụ, năm 2009, để phản đối giá sữa thấp một cách bất hợp lý, nông dân Bỉ đã đổ bỏ sữa của mình trên ngay tại cánh đồng của mình, thay vì phải bán nó ở một giá rẻ thua lỗ, cuối cùng chính quyền buộc phải điều chỉnh già vô hỗ trợ giá để nước Bỉ có sữa tiêu dùng.
189. Bảo trợ có chọn lọc - Selective patronage - Ví dụ, các đại diện nhà sản xuất đứng ra dàn xếp với các tổ chức phân phối, bán lẻ như siêu thị, chợ ưu tiên bán các sản phẩm xanh sạch bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và môi trường...
190. Thị trường thay thế - Alternative markets - gây áp lực ểể giảm sự tham lam của giới chủ phân phối bẻn lẻ, nếu cần tập hợp lại hành thành tổ chức mới để cạnh tranh.
191. Hệ thống giao thông thay thế để tiết kiệm và thắt lưng buộc bụng giảm thiểu sự tận thu của chính quyền.
192. Tổ chức kinh tế thay thế như phong trào chiếm phố Wall ở Hoa Kỳ năm 2011 do các học giả và các tổ chức khác, làm ra để khám phá giải pháp thay thế cho các hệ thống tài chính hiện tại đã không còn phù hợp.
E. Can thiệp chính trị
193. Hacker làm quá tải của hệ thống hành chính. Ví dụ, đầu năm 2011, khi chính phủ Tunisia tiếp tục đàn áp những người biểu tình bằng tuyên truyền sai lệch trên phương tiện truyền thông của chính phủ, một nhóm hacktivist "Anonymous" công bố "Chiến dịch Tunisia," họ tấn công các trang web chính phủ Tunisia, làm tắc nghẽn thông tin, và buộc chính phủ phải tạm thời ngưng tuyên truyền dối trá. Một hình thức khác chính do bộ máy chính quyền cũng tiếp tay cho việc này khi họ thấy chính quyền không còn vì đất nước và dân tộc.
194. Tiết lộ danh tính lý lịch các nhên viên mật vụ do các nhóm đấu tranh bất bạo động là một phương án ghi sổ tội danh những tên tay sai khát máu của chính quyền độc tài. Việc này Hungary đã từng làm trong cuộc cách mạng Nhung.
195. Tạo ra phong trào ở nhù tù phản đối chính quyền. Ví dụ, ở Hoa Kỳ năm 1965, để phản đối sự cấm đoán người da đen đòi quyền đi bỏ phiếu, làn sóng biểu tình người da đen đã phớt lờ lệnh cấm ở Selma, Alabama, để bị bắt, và họ đã vào tù gây quá tải nhà tù đồng thời kêu gọi những tù nhân da đen trong tù nổi dậy.
196. Bất tuân dân sự của một nền pháp luật "mập mờ". Là thực thi quyền con người trong hiến pháp quy định mà bộ luật hình sự vi hiến và không rõ ràng.
197. Làm việc mà không có sự hợp tác. Ví dụ, các luật sư vẫn cứ làm bổn phận của mình, mặc dù không cự sự hợp tác của chính quyền để mang ra ánh sáng những điều khuất tất và vi phạm luật và hiến pháp của chính quyền độc tài cho dân và thế giới thấy.
198. Chủ quyền kép và chính phủ song song. Đây là việc cuối cùng, cần thiết, phải có mà các tổ chức dân sự đối lập với nhà cầm quyền độc tài phải chuẩn bị để thay thế và lắp vào sau cuộc cách mạng bất bạo động. Nên nhớ rằng, quân đội và bảo an luôn đứng về nhân dân khi có biến, và một chính quyền thói nát ắt sớm muộn phải sụp đổ, dù được xây trên lưỡi lê và họng súng nhà tù.
KẾT LUẬN
Một số lượng lớn các phương pháp bổ sung đã được sử dụng nhưng chưa được phân loại, và vô số các phương pháp bổ sung sẽ được tìm trong tương lai, nhưng có 3 bài học chính của phương pháp đấu tranh bất tuân dân sự: phản đối và thuyết phục bất bạo động, bất hợp tác và can thiệp bất bạo động.
Bất tuân dân sự nhân bản và là văn minh, khắc tinh của cách mạng vô sản do cộng sản tham tàn tạo ra. Cách mạng vô sản chỉ biết phá, mà không biết xây, nên con đường cách mạng vô sản cuối cùng phải quay về độc tài, cường quyền và tha hóa, không nhân bản, rồi kết thúc ở sụp đổ như Liên Xô Đông Âu và bao triều đại phong kiến xưa cũ.
Bất tuân dân sự nhân bản và là văn minh, khắc tinh của cách mạng vô sản do cộng sản tham tàn tạo ra. Cách mạng vô sản chỉ biết phá, mà không biết xây, nên con đường cách mạng vô sản cuối cùng phải quay về độc tài, cường quyền và tha hóa, không nhân bản, rồi kết thúc ở sụp đổ như Liên Xô Đông Âu và bao triều đại phong kiến xưa cũ.
Bất tuân dân sự phải được hiểu rõ ràng rằng hiệu quả nhất có thể cho mỗi cá nhân chọn lựa sử dụng thực hiện các chiến lược cho chính bản thân và gia đình mình nhằm mưu cầu hạnh phúc. Hơn bất kỳ phương pháp đấu tranh nào, bất tuân dân sự là phương pháp không chỉ tốt nhất cho việc đập bỏ độc tài không đổ máu, mà còn đủ khả năng xây dựng một xã hội mới của dân, do dân và vì dân đúng nghĩa.
Sài Gòn, 13h36' ngày thứ Ba, 19/7/2016
Sài Gòn, 13h36' ngày thứ Ba, 19/7/2016
0 Nhận xét