Ngày đăng: [Tuesday, January 05, 2010]
Tôi còn nhớ vào tháng 7/2009, khi cả thế giới nhộn nhạo và quay cuồng vì cúm gia súc (cúm lợn, H1N1: swine flu). Ngay cả WHO cũng lùm sùm vì nó, nào hết kêu gọi sự lo sợ đại dịch toàn cầu. Đến việc kêu gọi các nước ngoài việc kiểm tra ở các cửa khẩu và ngay cả kêu gọi các quốc gia trên thế giới cần dự trữ đủ liều vaccin cho cúm H1N1. Một số tờ báo trong nước cũng tác nước theo mưa còn bảo là cúm A H1N1 còn nguy hiểm hơn H5N1 (cúm gia cầm hay cúm gà: bird flu), trong khi đó không ai biết mức độ nguy hiểm của cúm A H1N1 còn không bằng cúm thông thường là cúm B mà vẫn thường hay mắc phải trong một bài viết của tôi về: Đại dịch cúm H1N1 hay là sự thổi phồng? Bài viết này đã có nhiều ý kiến của một số nhà chuyên môn ở hải ngoại bất đồng với tôi trên một vài diễn đàn khác rất sôi động. Và không hiếm người bảo tôi không biết gì, ở trong nước thì có kiến thức gì đâu mà bàn luận chuyện chuyên môn lớn.
Đành rằng nhờ vào sự cảnh báo tích cực của WHO và công tác ngăn chặn cúm H1N1 của toàn cầu đã có công không nhỏ trong việc giới hạn cúm H1N1 trỡ thành đại dịch. Nhưng qua thống kê của CDC trong bài viết tháng 7/2009 của tôi cũng thấy là mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe và giảm chất lượng làm việc của H1N1 đến với con người nhiều hơn là nó gây tử vong như những trận đại dịch cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX trong một bài viết rất hay của GSBS Nguyễn Chấn Hùng.
Khác với vi trùng - giống như người, vi trùng có thể tự ăn, sinh sản bằng bộ nhiễm sắc thể của nó nhân đôi - Virus không làm được việc ấy, mà nó làm việc chỉ huy DNA hoặc RNA của tế bào người để ăn uống và sinh sản cho nó. Nên tùy theo mỗi loài virus mà có một dòng tế bào đích để tấn công. Ngoài ra, virus luôn thay đổi bộ gene để chống lại mọi kẻ thù tiêu diệt nó. Nên việc ngăn ngừa và điều trị đối với bệnh lý do virus gây ra còn là một vấn đề mở cho toàn nhân loại. Nhưng không phải lúc nào cũng thổi phồng quá lớn một vấn đề không đến nỗi nguy hại để rồi một số quốc gia nghèo lại tốn tiền của mua vaccin để quá hạn sử dụng và thuốc; trong khi họ đang thiếu tiền để lo cho người nghèo.
Hôm nay trên trang RFI có bài Pháp tìm cách bán bớt vaccin ngừa cúm A tồn kho quá nhiều, đó cũng là hậu quả của một sự thổi phồng không biết vì lý do an toàn sức khỏe nhân loại hay vì lợi nhuận của các hãng thuốc trong thời đại suy thoái? Tồn đọng đến 94 triệu liều vaccin tương đượng với 869 triệu Euro, tính ra hơn 1 tỷ USD với thời giá hiện tại là con số trả giá cho một chính phủ Pháp già cỗi và thiếu năng động hơn 300 năm qua. Mặc dù, gần đây vị tổng thống có nguồn gốc nhập cư từ Hungary: Nicolas Sarkozy có vẻ năng động hơn để tìm lại hình hài một đế quốc bẩn kiệt ngày nào? Họ ra khuyến cáo phải chích 2 liều cho mỗi người khi cúm H1N1 đang trong cơn dịch. Nhưng bây giờ họ lại năn nỉ các nước khác với chỉ 1 liều thôi là đủ để bán tống, bán tháo số vaccin tồn đọng có nguy cơ quá hạn sử dụng!!!
Như một bài viết trước đây, y học triết học không chỉ dừng trong việc đào tạo mặt triết học cho người hành nghề y có một tư duy logic mọi vấn đề y học và đời sống vật chất lẫn tinh thần. Mà y học triết học còn bao trùm cả những lĩnh vực về môi trường học và dịch tễ học cộng đồng. Việc ngăn ngừa cúm lan rộng và chống dịch cúm là một mảng nhỏ trong y học nói chung và y học triết học nói riêng. Nhưng không nên vì quá sốt sắng để mất bình tĩnh, hay vì 1 lý do lợi nhuận cho 1 cá nhân quản lý ngành, mà dẫn đến những ảnh hưởng đến kinh tế cho các nước nghèo. Cũng như có sự tham gia của các hãng thuốc trong việc kiếm lợi nhuận vì lý do sợ đại dịch gây ra.
Đây cũng là một bài học mà ngành Y Việt Nam phải rút kinh nghiệm. Thời buổi bây giờ, vì lợi nhuận con người có thể làm những cú scandal bạc tỷ một cách chính danh, mà không ai có thể bắt bẻ được về mặt pháp lý. Ở thời đại kim tiền ngày nay, hơn thua nhau của quản lý là phải có tầm nhìn bằng một kiến thức đủ và đúng tầm, để tiên lượng việc tốt xấu nên làm. "Rùa không thể thắng thỏ trong cuộc đua lần thứ hai" (mượn câu này của nhà báo Cát Khuê - báo Thanh Niên).
Asia Clinic, 13h30 - 05/01/2010
Đây cũng là một bài học mà ngành Y Việt Nam phải rút kinh nghiệm. Thời buổi bây giờ, vì lợi nhuận con người có thể làm những cú scandal bạc tỷ một cách chính danh, mà không ai có thể bắt bẻ được về mặt pháp lý. Ở thời đại kim tiền ngày nay, hơn thua nhau của quản lý là phải có tầm nhìn bằng một kiến thức đủ và đúng tầm, để tiên lượng việc tốt xấu nên làm. "Rùa không thể thắng thỏ trong cuộc đua lần thứ hai" (mượn câu này của nhà báo Cát Khuê - báo Thanh Niên).
Asia Clinic, 13h30 - 05/01/2010
0 Nhận xét