Ngày đăng: [Wednesday, July 28, 2010]
Bài liên quan:
+ Xới lại một vấn đề văn hóa
+ Văn hóa và sự phát triển
+ Chu kỳ văn hóa
Để tiếp nối chủ đề văn hóa tôi xin viết vấn đề văn hóa tranh luận trên cộng đồng. Một đề tài mà tôi đã trăn trở suốt hơn 10 năm qua. Hôm nay nhân cuộc tranh luận của cụ Nguyễn Phú Đạt với GS Nguyễn Văn Tuấn về việc đề thi tuyển sinh tiếng Anh vào đại học tháng 7/2010 có đạo văn được đăng trên báo Thanh Niên ngày 19/7/2010. Trong đó, cụ Đạt dùng văn hóa nông nghiệp lúa nước, làng xã, duy tình chụp cho cái mũ rất kêu, rất "có văn hóa" trong tranh luận trên cộng đồng. Để mọi người dễ theo dõi tôi xin tóm tắt cuộc tranh luận này như sau:
+ Xới lại một vấn đề văn hóa
+ Văn hóa và sự phát triển
+ Chu kỳ văn hóa
Để tiếp nối chủ đề văn hóa tôi xin viết vấn đề văn hóa tranh luận trên cộng đồng. Một đề tài mà tôi đã trăn trở suốt hơn 10 năm qua. Hôm nay nhân cuộc tranh luận của cụ Nguyễn Phú Đạt với GS Nguyễn Văn Tuấn về việc đề thi tuyển sinh tiếng Anh vào đại học tháng 7/2010 có đạo văn được đăng trên báo Thanh Niên ngày 19/7/2010. Trong đó, cụ Đạt dùng văn hóa nông nghiệp lúa nước, làng xã, duy tình chụp cho cái mũ rất kêu, rất "có văn hóa" trong tranh luận trên cộng đồng. Để mọi người dễ theo dõi tôi xin tóm tắt cuộc tranh luận này như sau:
Ngày 13/7/2010, sau cuộc thi đại học, GS Nguyễn Văn Tuấn có một bài: Bộ giáo dục và đào tạo có đạo văn?. Trong đó tác giả phân tích các đoạn văn đạo từ những cuốn luyện thi Toefl từ năm 2006 đến năm 2009 và các đề thi lớp 11 của Trung quốc, đồng thời phân tích một số điểm thiếu sót về văn phạm theo hiểu biết của tác giả. Tờ báo trẻ trung nhanh nhảu lấy bài viết của GS Tuấn làm cái tít giật gân không kém vào ngày 19/7/2010: Nhiều lỗi trong đề thi đại học môn tiếng Anh, trong đó có kèm thêm lời bàn của TS Vũ Thị Phương Anh về cả 2 vấn đề đạo văn và văn phạm. Bộ giáo dục và đào tạo yên lặng, thừa thắng xông lên tờ Thanh Niên lao tới với bài: Về sai sót trong đề thi và đáp án trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ: Bộ giáo dục cần trả lời chính thức vào ngày 22/7/2010. Trong bài này lại có thêm một lời bàn của vị giáo sư khả kinh Phó chủ tịch tịch ủy ban giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, một giáo sư ngữ văn Việt cho là "rất đáng để chúng ta phải quan tâm". Cứ tưởng bở, GS Nguyễn Văn Tuấn lại thừa thắng xông lên với môt bài khác trên blog riêng của mình: Tại sao bộ giáo dục đào tạo đạo văn? Trong đó, tác giả đưa ý kiến một bức thư của một người có nick là Đ cho rằng 2 nguyên nhân là: nhận thức và năng lực. Do nhận thức việc copy của người ta ở Việt Nam là bình thường, và do năng lực của các giáo viên tiếng Anh ở Việt Nam là dưới trung bình, nên copy một đề thi của người nói tiếng Anh là an toàn. Mặc dù, quá trình ra đề thi của bộ giáo dục đào tạo là rất nghiêm ngặt và bí mật đến phút chót, khó lòng bị lộ.
Câu chuyện trên sẽ không có gì để nói, nếu hôm 26/7/2010 bộ giáo dục đào tạo không có bài: Về đề thi ĐH tiếng Anh: Bộ giáo dục đào tạo khẳng định "không có việc đạo văn" rồi hôm qua cụ Nguyễn Phú Đạt lại tiếp với bài: Không hề có chuyện nhiều lỗi trong đề thi đại học môn tiếng Anh. Tranh luận, nhưng cụ lại có những lời lẽ trịch thượng kiểu gia trưởng vì ỷ mình lớn tuổi, và đem tình cảm yêu ghét vào trong bài báo đăng trên báo Nông nghiệp ngày hôm qua, 27/7/2010. Để rồi hôm qua GS Tuấn lại có bài Bộ GD-ĐT "khẳng định không có việc đạo văn"
Như tôi đã viết một bài có tính tổng quan về văn hóa và sự phát triển chỉ cách nay 2 hôm thôi. Văn hóa nền của dân mình là văn hóa nông nghiệp, khi tranh luận hay chủ về duy tình, đem xúc cảm vào cuộc tranh luận. Nên thường sa đà vào đả kích cá nhân hơn là phân tích sự việc. Điều ấy sẽ làm cho chúng ta có chỉ số đồng thuận (EQ: Emotional Quotient: chỉ số cảm xúc) rất kém so với các dân tộc khác có nền văn hóa du mục trên thế giới. Cuối cùng của sự kém về EQ này dẫn đến câu chuyện 3 người cùng đi, 1 người lọt xuống hố thì 2 người còn lại muốn kéo lên thì bị kéo luôn xuống hố.
GS Tuấn là người viết nhiều chủ đề, tôi trân trọng ông ở tấm lòng. Tuy vậy, tôi cũng đã từng tranh luận về Tiểu đường với ông hồi đầu tháng 5/2010. Nhưng trong tranh luận trên mặt báo truyền thông chính thống, chúng tôi không hề đem cảm giác yêu ghét cá nhân vào vấn đề tranh luận như cụ Nguyễn Phú Đạt.
Khổng Khâu có câu: "Lục thập nhi nhĩ thuận", tức 60 tuổi là lỗ tai của mình nghe điều phải cũng như điều quấy mà không còn đếm xỉa đến nó nữa, vì đời người trãi qua 60 năm sống đã mắt thấy tai nghe nhiều chuyện đổi trắng thay đen quá rồi. Trong Phật học, các thầy tu thường có câu đầu môi: thiện tai, thiện tai, theo hiểu biết của tôi nó có nghĩa là chí phải, chí phải. Nói đúng cũng phải, nói sai cũng phải ấy là phải vậy. Vì nó vậy, nó phải là vậy. Gà phải gáy và mèo phải ngao. Mèo không thể gáy và gà không thể ngao được phải không cụ?
Ấy thế mà nghe bảo cụ đã thượng thọ đến 80 nhưng cụ vẫn phải "trăn trở" với giáo dục nước nhà, điều mà hiếm thấy ngày nay. Nhưng nếu cụ trăn trở với cách nhìn theo văn hóa du mục, duy lý mà không duy tình thì hay biết mấy? Đã thế, cụ còn mang trong lòng quan niệm gia trưởng khi cụ xưng mình: "Chắc ông còn trẻ hơn tôi, ông chưa già mà sao ông nhanh quên thế?" khi cụ tranh luận về học thuật. Trong tranh luận khoa học và học thuật không nên đem tuổi tác để áp đảo người tranh luận. Đó là nguyên tắc tối thiểu trong tranh luận mà cụ mắc phải, ngoài lỗi dùng lắm từ mỉa mai cay độc trên phương tiện truyền thông chính thức. Thiển nghĩ, với 700 tờ báo nhà nước, hầu hết những tin ở mục "đọc nhiều nhất" trên online hầu hết các tin cướp, giết, hiếp có tần suất cao là một sai lầm của truyền thông hiện nay. Nó sẽ có tác hại đến văn hóa đọc và dân trí Việt sẽ lùn đi vì những kiểu đưa tin thiếu trách nhiệm của báo. Nhưng cụ đã qua cái thất thập cổ lai hy rồi, thiết nghĩ cụ viết cho người đọc trung dung, khoa học và đúng với vốn sống của cụ hơn là như thế để dạy cho thế hệ mai hậu.
Về mặt ngôn ngữ, nó là một thành tố của văn hóa một cộng đồng của loài người. Đã là con người thì phải có tiếng nói, chữ viết, lao động và biết dùng lửa để nấu chín thức ăn. Đã là văn hóa thì không ai dám vỗ ngực xưng tên là mình hiểu hết, ngay cả là văn hóa của dân tộc mình. Vì thế mới có chuyện người Việt phải học môn Ngữ văn Việt, người Anh phải học môn Ngữ văn Anh, v.v... Cho nên theo tôi, câu chuyện đến giờ này đã rõ là hai năm, rõ mười. Không thể lấy Vietlish hay Chinalish để đi nói chuyện ở đây. Còn chuyện cụ bảo dân tộc Tày dùng tiếng Hoa là vì vay mượn tiếng Hoa là không đúng rồi cụ. Cụ có biết là dân tộc Tày là có nguồn gốc từ Trung quốc, và họ sử dụng tiếng Hoa là tiếng chính thống không? Họ ở xứ ta là vì họ di dân sang khác vùng địa lý thôi.
Chuyện tranh luận văn phạm tiếng Anh, ngữ nghĩa không phải là vấn đề phải xoáy vào để làm lạc đề cuộc tranh luận. Vì ngay từ đầu đề của GS Nguyễn Văn Tuấn là: "Bộ GD-ĐT có đạo văn? chứ không phải cái tít có tính giật gân của báo Thanh Niên là: "Nhiều lỗi trong đề thi đại học môn tiếng Anh". Đây cũng là một điều mà báo chí cần rút kinh nghiệm khi đặt tít đề bài để câu khách. Đó là văn hóa kiểu ăn xổi ở thì. Không nên chút nào.
Thêm nữa, bộ giáo dục cho rằng không có chuyện đạo văn như báo Thanh Niên đưa lời của ông Trần Văn Nghĩa - Phó cục trưởng cục khảo thí và kiểm định chất lượng của bộ GD-ĐT:
"Ban đề thi và các chuyên gia cho rằng trong đề thi, việc sử dụng một đoạn trích, một phát biểu nào đó để làm bài đọc hiểu, soạn ra các câu hỏi để đánh giá mức độ thí sinh hiểu nội dung của bài đọc là việc làm bình thường, không thể coi đây là “đạo văn”. Đề thi không phải một công trình khoa học, một luận văn hay một bài báo viết, bắt buộc phải dẫn nguồn nên việc không dẫn nguồn không thể coi là “đạo văn”".
Về mặt cộng đồng Việt nam đứng riêng một mình thì xã hội Việt là cái chung, mỗi cá thể là cái riêng phải đi theo luật lệ của cái chung của xã hội Việt Nam. Nhưng với toàn cầu, Việt Nam là một cá thể trong cộng đồng toàn cầu. Khi anh gia nhập toàn cầu, anh phải theo luật qui định của toàn cầu. Anh không thể đem luật riêng của mình để chơi với toàn cầu được. Cái anh cho là không đạo văn, nhưng cả thế giới cho là đạo văn thì anh có lỗi. Đó là điều chắc chắn, không thể phủ nhận theo kiểu cá nhân, địa phương để bao biện cho sai lầm và thiếu sót của mình. Làm như thế thì chúng ta sẽ giáo dục được ai? Nhất là trong hoàn cảnh giáo dục chúng ta đang đi rất chệch hướng như hiện nay?
Khác với kiểu tranh luận theo văn hóa nông nghiệp duy tình của ta, văn hóa tranh luận theo văn hóa du mục duy lý của người Tây là khi tranh luận một vấn đề duy lý là trên hết. Tuổi tác, cảm tính yêu ghét không đem vào. Nếu vấn đề quá lớn, họ sẽ chia nhỏ vấn đề thành từng vấn đề nhỏ để tranh luận và luôn luôn áp dụng 3 qui luật: lượng chất, mâu thuẫn và thống nhất các mặt đối lập để đi đến đồng thuận. Ở đây, tranh luận đã làm cho vấn đề đi xa hơn cái nguyên thủy và càng ngày càng khó đồng thuận hơn. Có nên chăng?
0 Nhận xét