TRUNG ĐÔNG ĐANG BỪNG TỈNH

Ngày đăng: [Saturday, February 26, 2011]

Bài viết của Joschka Fischer, là ngoại trưởng và là phó thủ tướng Đức trong giai đoạn 1998-2005, là một nhà lãnh đạo Đảng Xanh của Đức trong gần 20 năm.

BERLIN - Khi các cuộc nổi dậy dân chủ ở Tunisia thành công lật đổ chế độ cũ, thế giới đã phản ứng với sự ngạc nhiên. Có sự tồn tại một nền Dân chủ từ bên dưới trong thế giới Ả Rập hay không?

Sau khi lật đổ chế độ 30 năm tuổi của Hosni Mubarak tại Ai Cập, sự ngạc nhiên đã trở thành tất nhiên ở các vùng trung tâm của Trung Đông. Trung Đông đã được đánh thức và bắt đầu bước vào thế giới toàn cầu hóa của thế kỷ XXI. Tính đến nay, khu vực này(không bao gồm Israel và Thổ Nhĩ Kỳ) đã có ít nhiều những lần bỏ lỡ tiến trình lịch sử của hiện đại hoá toàn cầu.

Cho dù sự bừng tỉnh dân chủ của thế giới Ả Rập và Hồi giáo rộng lớn thực sự xảy ra hay sản phẩm chỉ làm thay đổi thành phần chóp bu của chế độ độc tài, hoặc nó sẽ dẫn đến một trật tự ổn định, hoặc sự hỗn loạn và cực đoan kéo dài, thì vẫn còn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, một điều đã rõ là: Ở một thời đại mà khu vực này còn đang ngủ thì những nơi khác hiện đại hóa đã kết thúc.

Tất nhiên là c
ác cuộc nổi dậy của nhân dân sẽ còn tiếp tục. Hầu như không có quốc gia nào trong khu vực sẽ thoát khỏi nó, tuy nhiên khi nào và nơi nào sẽ tiếp tục xảy ra vẫn còn chưa chắc chắn. Iran, Syria, và Saudi Arabia đều là ứng cử viên, nhưng với Arab Saudi có lẽ là khó diễn ra nhất.

Cũng như vậy, Israel nên được tư vấn để chuẩn bị cho sự thay đổi thời đại trong khu vực và cần cố gắng đạt được một giải pháp hòa bình với người Palestine và Syria càng nhanh càng tốt. Thế nhưng, có rất ít dấu hiệu cho thấy chính phủ Israel có tầm nhìn cần thiết để thực hiện được công việc này.

Các vấn đề đều giống nhau gần như ở khắp Trung Đông (với ngoại lệ của Israel và Thổ Nhĩ Kỳ): chính trị đàn áp, kém phát triển kinh tế và nghèo đói thê thảm (trừ 1 số nước nhỏ có dầu hoả), giáo dục thiếu thốn, tỷ lệ thất nghiệp cao, và áp lực dân số rất lớn, do dân số rất trẻ và gia tăng nhanh.

Những vấn đề này đã được đưa ra từng năm, trong báo cáo của chương trình phát triển Liên Hợp Quốc. Hơn nữa, tình hình càng trầm trọng hơn bởi sự bất tài của chế độ độc tài ở khu vực, nhưng họ đã không cung cấp cho những người trẻ tuổi bất kỳ triển vọng nào ngoài sự đàn áp. Vì vậy, cách mạng dân chủ chỉ là một vấn đề thời gian cho đến khi những thùng thuốc súng này được phát hoả.

Những mạch dẫn điện là các công nghệ thông tin mới của truyền hình vệ tinh và Internet, chẳng hạn như công ty truyền thông quốc tế Al Jazeera. Thật vậy, một lịch sử trớ trêu là nó không do quyền lực cứng của người Mỹ nhúng tay vào, ví dụ như, trong cuộc chiến tranh Iraq – mà đó là quyền lực mềm làm nên những cuộc cách mạng dân chủ - Twitter và Facebook – chúng quá thâm hiểm dưới bàn tay lông lá của TT George W. Bush và các cố vấn đa mưu(neocon) của ông. Có vẻ như, thung lủng Silicon có hiệu lực hơn Lầu Năm Góc.

Những công cụ kỹ thuật số từ Hoa Kỳ trở thành dụng cụ cho một cuộc nổi dậy của thanh niên vì tự do và dân chủ xuyên từ khối Ả Rập đến Iran. Và, mặc dù có nhiều dịch vụ ở Trung Đông đang ở trong tình trạng cung cấp ngắn hạn, nhưng không thiếu những người trẻ tuổi mất hy vọng, và số lượng truy cập sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới.

Thật vậy, Những sự kiện có tính chất giống nhau như biểu tình ở Quảng trường Tahrir Cairo đến sự kiện tháng 5/1968 tại Paris(1) và sự sụp đổ của Bức tường Berlin vào năm 1989, sẽ là quá sớm để tuyên bố rằng tự do đã thắng thế. Mặc dù hiện nay, các cuộc cách mạng này sẽ phụ thuộc phần lớn vào cách mà phương Tây phản ứng, bởi vì những gì đang bị đe dọa không chỉ là lật đổ của các bạo chúa, mà còn những biến đổi sâu sắc và hiện đại hóa toàn bộ các xã hội và các nền kinh tế. Nó là một sự việc đáng kinh ngạc.

Hơn nữa, so với Đông Âu vào năm 1989, Trung Đông trong năm 2011 thiếu bàn tay của những tổ chức tham gia làm ổn định từ bên ngoài - chẳng hạn như NATO và Liên minh châu Âu - mà chịu ảnh hưởng cải cách bằng tự thân của các thành viên xã hội. Những nỗ lực liên quan đến chuyển đổi lớn này đã đến từ bên trong các xã hội, và khả năng hiện thực cuộc cách mạng từ những đòi hỏi xã hội đã đến mức lượng chuyển thành chất.

Sau cuộc cách mạng Đông Âu 1989 đã làm mất thời gian và tiền bạc hơn so với những gì dự kiến ban đầu. Có nhiều người bị mất trong cuộc cách mạng này, và những người tổ chức lãnh đạo cuộc cách mạng dân chủ không tiếp tục thúc đẩy phát triển dân chủ và kinh tế sau đó. Với kinh nghiệm "Cách mạng Cam" của Ukraine năm 2004, cho thấy đã thất bại vài năm sau vì bất tài, ghẻ lạnh, và tham nhũng của các nhà lãnh đạo cách mạng.

Tóm lại, những hạn chế và giống nhau này cho thấy rằng phương Tây, đặc biệt là châu Âu, nên tập trung vào hỗ trợ lâu dài cho sự phát triển dân chủ và kinh tế của các nước tái sinh ở Trung Đông, cần quan hệ đối tác với tất cả các lực lượng hỗ trợ dân chủ hóa và hiện đại hoá ở đất nước của họ. Phương Tây không còn có thể tiếp tục với chính sách thực dụng (realpolitik) như đã từng làm.

Những nhiệm vụ này  gồm kêu gọi sự hào phóng, cả về tài chính và các mặt khác (ví dụ, tạo các cơ hội đi du lịch là tầm quan trọng sống còn trong các khát vọng dân chủ của Đông Âu sau năm 1989), và họ cần nhiều thập kỷ, chứ không phải tính bằng nhiều năm cho sự kiên trì. Hay nói cách khác, thành công sẽ rất tốn kém - rất đắt giá – mà chúng ta  sẽ được nhận lấy bất cứ điều gì rất phổ biến như trong khủng hoảng kinh tế hiện nay. Nhưng một nền dân chủ mà không chuyển đổi như việc chuyển đổi các món trong bữa ăn tối bình thường là một nền dân chủ bị ràng buộc với thất bại.

Viện trợ kinh tế, mở cửa thị trường EU và Hoa Kỳ, các dự án năng lượng chiến lược, cố vấn luật pháp và hiến pháp, và hợp tác giữa các trường đại học là những vấn đề nằm trong số các nguồn lực mà phương Tây phải cung cấp nếu muốn đóng góp vào sự thành công cho sự thức tỉnh dân chủ của Trung Đông.

Nếu cuộc bừng tỉnh này thất bại, kết quả sẽ là một Trung Đông cực đoan. Không thể có chuyện trở về nguyên trạng ban đầu. Vì Thần đèn là phải ở trong chai (2).

Bản quyền: Project Syndicate / Viện khoa học nhân văn, năm 2011.
www.project-syndicate.org
--------------------------------------------------
Ghi chú của người dịch: 
1. Sự kiện Paris tháng 5 năm 1968: Là một sự kiện gồm các cuộc biểu tình trên toàn thế giới gồm sinh viên và công nhân, bắt đầu từ Paris. Sự kiện này là sự kiện mà các nhà xã hội học đã đưa ra một lý thuyết cho quyền lực thứ 4 - thông tin truyền thông - Các thế hệ sinh ra trong hoà bình sau chiến tranh thế giới thứ II, được giáo dục trong một nền giáo dục tân tiến, được tiếp cận thông tin không bị cấm đoán, nhận thức của các thế hệ này nhân bản hơn với tư duy độc lập. Nên họ đòi hỏi các chính khách phải đối xử với không chỉ với dân tộc họ mà cả nhân loại toàn cầu cùng một triết lý nhân bản. Sự kiện này đã đưa đến các cuộc cách mạng xã hội cho các nước thuộc địa và ngay trong lòng các nước đi xâm lược. Nhưng có 2 xu hướng xảy ra từ các cuộc cách mạng xã hội của các thuộc địa. Một xu hướng tả khuynh đi đến con đường độc tài còn hơn bị trị của các thực dân như khu vực Trung Đông Bắc Phi và các tiểu quốc theo chủ nghĩa cộng sản. Còn xu hướng hữu khuynh đi theo tư bản chủ nghĩa thì thoát đói nghèo và hùng cường.

2. Câu chuyện ngụ ngôn của khu vực Ả Rập: Alladin và cây đèn thần, nói lên Thần đèn đầy quyền năng bị nhốt trong chai, nhưng ông có 1 lời nguyền là sẽ làm toi mọi cho bất kỳ ai mở nút chai để giải thóat cho ông. Nên thần đèn thà bị nhốt trong chai thì còn tốt hơn là Thần đèn ra khỏi chai nhưng bị làm toi mọi cho một hôn quân.

BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic, 17h52', ngày thứ Bảy, 26/02/2011

Đăng nhận xét

0 Nhận xét