Ngày đăng: [Friday, February 18, 2011]
" Nghi quá! Nị nói vậy mà có nghĩ vậy không ta..."
Chỉ trước Tết Tân Mão hai tuần, theo chương trình được sắp sẵn lâu rồi, chủ tịch Hồ Cẩm Đào mang các đại xì thẩu nghênh ngang vào Bạch Cung dự quốc yến đầu năm của nước Mỹ.
Ông Obama từng loạng quạng khi bắt tay ông Hồ. Sáu năm trước, khi tới Bạch Cung, Hồ Chủ tịch (Tầu) bị biểu tình, bỏ đói trong khi quốc yến Mỹ dành cho vị Thủ Tướng Ấn Độ. Lần này, chắc Hồ Chủ tịch được đền bù. Để coi đằng sau túi bạc kè kè mà các đại xì thẩu mang sang Mỹ vung vít, thực sự là cái gì. Nhưng đầu Xuân ta hãy nói chuyện trăm năm đã.
Chuyện Trăm Năm Tầu
Cách đây trăm năm, cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 đã kết thúc mấy chục thế kỷ quân chủ và mở sang một trang khác của lịch sử Trung Quốc. Các nho sĩ Việt Nam từng thấy đây là tấm gương để tôn thờ. Thực tế ra sao?
Suốt nửa thế kỷ sau Cách mạng, chính thể cộng hoà của Trung Hoa Dân Quốc lâm đại loạn, xứ này bị ngoại xâm rồi nội chiến, trước khi đảng Cộng sản Trung Quốc thống nhất được Hoa lục vào năm 1949.
Ba chục năm sau đó, Trung Quốc lại bị khủng hoảng vì tinh thần hoang tưởng của chủ nghĩa cộng sản và mưu lược gian hùng của Mao Trạch Đông. Mãi đến đầu năm 1979, mà phần nào là cũng do những thất bại mười mươi của Mao, Đặng Tiểu Bình mới tiến hành cải cách bằng những quyết định táo bạo.
Qua ba chục năm tăng trưởng mạnh, với tốc độ hàng năm gần hoặc quá 10%, sản lượng kinh tế Trung Quốc đã lớn mạnh và chính thức vượt qua Nhật Bản vào tháng Tám năm 2010, để thành nền kinh tế đứng hàng thứ hai thế giới, sau Hoa Kỳ, trước Nhật và Đức.
Nhu cầu nguyên nhiên vật liệu và nông sản của một quốc gia có hơn một tỷ 300 triệu dân đã ảnh hưởng tới giá cả thương phẩm - commodities - thế giới. Nền kinh tế này xuất cảng mạnh nhất địa cầu, khoảng 1.200 tỷ đô la vào năm 2009, trước Đức, Hoa Kỳ và Nhật Bản (lần lượt là 1.060 tỷ, 1.033 tỷ và 542 tỷ) và thu về cho nhà nước một lượng dự trữ ngoại tệ cuối năm 2010 thì tương đương với 2.600 tỷ Mỹ kim. Doanh nghiệp Trung Quốc bung ra cạnh tranh với các tổ hợp đa quốc và mua đất hoặc đầu tư vào nhiều dự án trên toàn thế giới, kể cả Phi châu và Nam Mỹ.
Song song cùng thế lực kinh tế, Trung Quốc cũng bành trướng thế lực ngoại giao chính trị. Quân đội xứ này đã bung ra tham gia nhiều chương trình "bảo an" của thế giới. Nhưng cũng đe dọa các lân bang.
Trong chiều hướng ấy, Trung Quốc bày ra một mâu thuẫn đầu tiên. Hành xử như một đại cường kinh tế có tham vọng bá quyền trong khu vực, mà vẫn tự xưng là quốc gia hiếu hòa đang phát triển -t ức là còn nghèo - nên phải được cộng đồng thế giới thông cảm mà chấp nhận cho những điều kiện đặc miễn.
Tuy nhiên, mâu thuẫn chính của Trung Quốc lại nằm ở bên trong.
Bài Học Rồng Cọp
Suốt nửa thế kỷ sau Cách mạng, chính thể cộng hoà của Trung Hoa Dân Quốc lâm đại loạn, xứ này bị ngoại xâm rồi nội chiến, trước khi đảng Cộng sản Trung Quốc thống nhất được Hoa lục vào năm 1949.
Ba chục năm sau đó, Trung Quốc lại bị khủng hoảng vì tinh thần hoang tưởng của chủ nghĩa cộng sản và mưu lược gian hùng của Mao Trạch Đông. Mãi đến đầu năm 1979, mà phần nào là cũng do những thất bại mười mươi của Mao, Đặng Tiểu Bình mới tiến hành cải cách bằng những quyết định táo bạo.
Qua ba chục năm tăng trưởng mạnh, với tốc độ hàng năm gần hoặc quá 10%, sản lượng kinh tế Trung Quốc đã lớn mạnh và chính thức vượt qua Nhật Bản vào tháng Tám năm 2010, để thành nền kinh tế đứng hàng thứ hai thế giới, sau Hoa Kỳ, trước Nhật và Đức.
Nhu cầu nguyên nhiên vật liệu và nông sản của một quốc gia có hơn một tỷ 300 triệu dân đã ảnh hưởng tới giá cả thương phẩm - commodities - thế giới. Nền kinh tế này xuất cảng mạnh nhất địa cầu, khoảng 1.200 tỷ đô la vào năm 2009, trước Đức, Hoa Kỳ và Nhật Bản (lần lượt là 1.060 tỷ, 1.033 tỷ và 542 tỷ) và thu về cho nhà nước một lượng dự trữ ngoại tệ cuối năm 2010 thì tương đương với 2.600 tỷ Mỹ kim. Doanh nghiệp Trung Quốc bung ra cạnh tranh với các tổ hợp đa quốc và mua đất hoặc đầu tư vào nhiều dự án trên toàn thế giới, kể cả Phi châu và Nam Mỹ.
Song song cùng thế lực kinh tế, Trung Quốc cũng bành trướng thế lực ngoại giao chính trị. Quân đội xứ này đã bung ra tham gia nhiều chương trình "bảo an" của thế giới. Nhưng cũng đe dọa các lân bang.
Trong chiều hướng ấy, Trung Quốc bày ra một mâu thuẫn đầu tiên. Hành xử như một đại cường kinh tế có tham vọng bá quyền trong khu vực, mà vẫn tự xưng là quốc gia hiếu hòa đang phát triển -t ức là còn nghèo - nên phải được cộng đồng thế giới thông cảm mà chấp nhận cho những điều kiện đặc miễn.
Tuy nhiên, mâu thuẫn chính của Trung Quốc lại nằm ở bên trong.
Bài Học Rồng Cọp
Trung Cộng là một xứ độc đảng độc tài sử dụng phương pháp cộng sản để bảo vệ chế độ. Nhưng theo đuổi mô hình phát triển kinh tế đã học phần nào từ các nước tiên tiến Đông Á, tác giả của "phép lạ kinh tế Đông Á" thời xưa, như Nhật Bản, Đài Loan, Nam Hàn hay Singapore. Mô hình ấy nhắm vào việc bành trướng thị trường, với đà tăng trưởng chứ không phải doanh lợi là thước đo. Mô hình ấy có những ưu điểm của nó khi kinh tế thế giới còn tăng trưởng sung mãn điều hòa. Nhưng khó tránh hủng hoảng khi gặp hoàn cảnh khó khăn của toàn cầu.
Các nước rồng cọp Đông Á kể trên đều có bị khủng hoảng kinh tế, vào những năm 1990, 1997 hay 2008, nhưng nhờ áp dụng nguyên tắc dân chủ chính trị và tinh thần công bằng xã hội nên khủng hoảng không lan ra xã hội và dội lên chính trị thành đại loạn.
Trung Quốc đang đi vào chu kỳ đó với hậu quả nghiêm trọng gấp bội vì thể chế chính trị, vì đặc tính địa dư và vì hậu quả tích lũy của chiến lược theo đuổi suốt 30 năm qua: "xây dựng xã hội chủ nghĩa với màu sắc Trung Hoa".
Như mưu thuật tài chánh phi pháp, kiểu Ponzi vay tiền để trả nợ và trục lợi bất chánh - người ta có thể tạo ấn tượng phồn thịnh khi kinh tế còn tăng trưởng. Khi tình hình trở thành khó khăn thì Trung Quốc dễ gặp hiện tượng đổ giàn, sụp đổ dây chuyền.
Các nước rồng cọp Đông Á kể trên đều có bị khủng hoảng kinh tế, vào những năm 1990, 1997 hay 2008, nhưng nhờ áp dụng nguyên tắc dân chủ chính trị và tinh thần công bằng xã hội nên khủng hoảng không lan ra xã hội và dội lên chính trị thành đại loạn.
Trung Quốc đang đi vào chu kỳ đó với hậu quả nghiêm trọng gấp bội vì thể chế chính trị, vì đặc tính địa dư và vì hậu quả tích lũy của chiến lược theo đuổi suốt 30 năm qua: "xây dựng xã hội chủ nghĩa với màu sắc Trung Hoa".
Như mưu thuật tài chánh phi pháp, kiểu Ponzi vay tiền để trả nợ và trục lợi bất chánh - người ta có thể tạo ấn tượng phồn thịnh khi kinh tế còn tăng trưởng. Khi tình hình trở thành khó khăn thì Trung Quốc dễ gặp hiện tượng đổ giàn, sụp đổ dây chuyền.
Cũng Hàng Không Mẫu Hạm như ai
Do địa dư hình thể, Trung Quốc có ba khu vực và thực tế là ba nền kinh tế dị biệt.
Thứ nhất là các tỉnh phì nhiêu miền Đông nay có sản lượng kinh tế gần hai phần ba toàn quốc. Đây là nơi đất chật người đông - 500 triệu dân với diện tích canh tác một đầu người chỉ bằng một phần ba của trung bình thế giới. Thứ hai là khu vực bát ngát mà kém phát triển miền Tây - bị khoá trong lục địa, khó thông thương ra ngoài - có sản lượng gần 30% của toàn quốc từ dân số 450 triệu. Sau cùng là khu vực biên trấn hiểm trở vì núi đèo và thảo nguyên sa mạc, gồm 400 triệu dân, được dựng thành vùng trái độn quân sự. Tại khu vực ấy, Hán tộc được đưa đến sinh sống rất đông để dần dần đồng hóa các dị tộc tập trung trong các khu tự trị hành chánh.
Vì địa lý thiên nhiên, từ ngàn xưa lãnh đạo Trung Quốc phải có hệ thống trung ương tập quyền và một bộ máy thư lại có thể vươn tới từng quận huyện, thôn làng, xã ấp - và sống nhờ trưng thu người dân. Chuyện "trị" và "loạn" hay lẽ "hợp-tan" của xứ này cũng bắt nguồn từ đó.
Quyền lực trung ương vững mạnh thì quốc gia "ổn định" mà dân khó thở, xứ sở kém tiến hóa. Khi trung ương suy yếu thì bộ máy hành chánh lại bành trướng và cần tới sức dân - qua thuế khóa sưu dịch - nên tương đối xã hội có biến đổi. Nhưng bộ máy hành chánh ấy lại có thể cát cứ từng vùng để tranh đoạt quyền lực với nhau, thậm chí với trung ương.
Khi ấy, Trung Quốc có loạn, thực tế thì trong lịch sử bị loạn nhiều hơn trị.
Trải qua nhiều thế kỷ, Trung Quốc tồn tại trong sự ổn định giả tạo dựa trên sự quân bình giữa quyền lực trung ương - có vẻ kiểm soát được toàn lãnh thổ một cách chính thức - và các thế lực địa phương chấp nhận biểu hiện lãnh đạo của triều đình nhờ quyền lợi được phân phối hay phân phong. Khi kinh tế gặp khó khăn, vì thiên tai dịch bệnh chẳng hạn, cái thế quân bình tạm bợ ấy bị đe dọa. Do nhu cầu phân phối tài nguyên cho các khu vực nghèo khốn bị nạn, trung ương có thể yêu cầu các địa phương trù phú đóng góp thêm phẩm vật và gây mâu thuẫn với địa phương. Có khi gặp loạn. Thường thì là loạn sứ quân, kiểu "ngũ đại thập quốc", "Nam-Bắc triều". Hay các lãnh chúa thời nội chiến sau Cách mạng Tân Hợi.
Chiến lược phát triển với xuất cảng là đầu máy đã tạo sức đẩy cho 11 tỉnh duyên hải và càng đào sâu dị biệt về lợi tức, nhận thức và quyền lực cho một khu vực trù phú nhất - mà cũng có mật độ dân số cao nhất. Các đảng viên cán bộ miền Đông thì sống và suy nghĩ theo kiểu toàn cầu hóa, chặt chẽ hợp tác với ngoại quốc để phát triển - và kiếm lời. Hai khu vực kia thấy như bị lãng quên trong khi dân cư nơi đó nườm nượp "Đông tiến" thành "dân công". Họ đi kiếm việc ngoài duyên hải để gửi tiền về nhà cho gia đình. Vì nhu cầu an ninh, chế độ "hộ khẩu" thời xưa vẫn chưa được cải tiến hay hủy bỏ nên gây bất công cho dân công phải sống và lao động trong bất trắc - nhất là khi thị trường xuất cảng bị co cụm - và lại chứng kiến sự giàu có lớn mạnh củamiền Đông, của các đảng viên cán bộ nơi ấy.
Mặt khác, chánh sách kinh tế của Trung ương từ bộ Chính trị xuống Quốc vụ viện (Hội đồng Chính phủ) - chủ yếu nhắm vào việc tạo ra việc làm để tránh động loạn xã hội, bất kể lời lỗ kinh doanh, phẩm chất cuộc sống và hàng họ hay điều kiện môi sinh, vệ sinh. Chánh sách ấy cũng khiến các doanh nghiệp thành "sở tìm việc", kém hiệu năng và dễ vỡ nợ nếu không có trợ cấp của chính quyền hay tín dụng nhẹ lãi của ngân hàng, cung cấp theo "diện chính sách".
Trong khi ấy, việc thu thập và tái phân phối tài nguyên từ các tỉnh giàu cho các tỉnh nghèo khổ thì vẫn bị ngấm ngầm cưỡng chống, hoặc phá hoại. Sau hơn 10 năm phát động và hâm nóng, mọi nỗ lực "Tây tiến" nhằm gia tăng đầu tư vào các tỉnh lạc hậu miền Tây đều chưa có kết quả. Sự khác biệt quá lớn về mức sống đã trở thành vấn đề xã hội và rủi ro chính trị cho chế độ.
Thế rồi tiến trình kỹ nghệ hóa và nhu cầu bành trướng xuất cảng lẫn thỏa mãn sự tiêu thụ của một thành phần dân chúng đã thành giàu có hơn khiến Trung Quốc càng phải vươn ra ngoài tìm nguyên nhiên vật liệu và thị trường. Kinh tế càng tăng trưởng thì xứ này càng lệ thuộc vào việc giao thương và giao dịch với bên ngoài, là điều chưa từng có cho một quốc gia đã mấy ngàn năm sống trong khuôn khổ tự cung tự cấp.
Nhu cầu giao thương ấy cũng khiến Trung Quốc phải bành trướng ảnh hưởng - hay sự kiểm soát trên luồng giao lưu với quốc tế, rồi vươn quaĐông hải, tới Ấn Độ dương, đến Trung Đông và Phi châu. Hiện tượng ấy xảy ra cho mọi quốc gia trên đà công nghiệp hóa và có thể - nhưng không nhất thiết - đã dẫn tới chiến tranh.
Trường hợp Trung Quốc thì khác.
Với bên ngoài, ảnh hưởng lan rộng của Trung Quốc có gây quan ngại cho nhiều nước, từ Nhật Bản tới Ấn Độ, từ Nam Dương đến Úc Đại Lợi, và các nước Đông Nam Á cùng Hoa Kỳ. Các quốc gia này vẫn bang giao buôn bán, nhưng không yên tâm. Vì ở bên trong, đảng Cộng sản Trung Quốc biện minh cho quyền lãnh đạo "chính đáng" của mình ở hai chuyện.
Đó là "áo cơm" và "tự ái dân tộc" sau gần hai thế kỷ lụn bại, xứ sở bị liệt cường xâu xé và dân tộc thiên hạ coi thường.
Chìm sâu hơn trong tiềm thức là nỗi sợ bị ngoại xâm như đã từng bị quá nhiều lần trong lịch sử, từ họa Hung Nô, Kim, Liêu, Mông, Mãn thời xưa tới... "giặc lùn" Nhật Bản vào thế kỷ 20. Nỗi sợ hãi ấy đã kết hợp hai xu hướng tư tưởng vào làm một: chủ nghĩa dân tộc Đại Hán và chủ nghĩa Mác xít chống Tây phương. Thành phần đang có quyền lực bị chi phối rất mạnh bởi hai luồng tư tưởng này và huy động tinh thần bài ngoại cố hữu của dân chúng. Một cách cụ thể hơn, lãnh đạo Trung Quốc đang mở rộng vùng trái độn truyền thống - trong các khu vực phiên trấn giáp ranh với nước khác tới các lân bang kém thế lực và ra ngoài lãnh hải. Vùng cận duyên - là biển xanh lục - phải trở thành vùng trái độn mới, không chỉ vì tài nguyên ở dưới. Và Trung Quốc còn ráo riết xây dựng khả năng viễn duyên, với các hạm đội có thể làm chủ được cả vùng biển xanh, lẫn không gian ở trên.
Sự sợ hãi truyền thống trở thành yếu tổ chỉ đạo cho chánh sách ngoại giao ngang ngược, tận dụng các diễn đàn quốc tế để gia tăng quyền lợi và thế lực Trung Quốc trong khi ngăn ngừa khả năng phòng vệ của các xứ khác qua ấn tượng hiếu hòa, hay chủ trương "quật khởi hòa bình". Và còn tố cáo xứ khác là có âm mưu "diễn biến hoà bình". Vì vậy mà trong thập niên đầu của thế kỷ 21, Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế đầy thế lực ngoại giao và quân sự.
Nhưng cũng là một cường quốc có thể bị "bộc súc", implosion, bị nổ vào trong như Liên bang Xô viết hai chục năm về trước.
Trái Bóng Đầu Cơ Sẽ Bể
Ai châm cho bóng bể?
Lý do là quốc gia này không thể tiếp tục chiến lược cũ.
Chiến lược ấy đã đi hết sự vận hành hữu ích cho giai đoạn "khởi phát" - từ một xã hội nông nghiệp khép kín lên một xã hội kỹ nghệ mở ra thế giới bên ngoài.
Từ những năm 2005, lãnh đạo xứ này đã ý thức được điều ấy sau rất nhiều tranh luận nội bộ.
Trung Quốc phải quyết định chuyển hướng về kinh tế, xã hội và chính trị để vượt qua những mâu thuẫn chồng chất. Nếu không, chẳng bị động loạn từ bên trong thì cũng bị khủng hoảng ngoại nhập đe dọa. Sau các thế hệ Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân, thế hệ lãnh đạo thứ tư là Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo nhiều lần muốn thay đổi mà không thành công vì trở lực ngay từ bên trong, từ các đảng bộ tới phe phái địa phương, với chủ trương cứ tăng trưởng mạnh.
Vì quyền lợi và thế lực, các thành phần này cưỡng chống việc trung ương tập trung lại quyền lực và tái phân lợi tức cho các tỉnh nghèo và cả việc từ bỏ chiến lược xuất cảng hoặc nâng hối suất đồng Nhân dân tệ cho người dân phần nào hưởng được thành quả lao động khi thu vào một đô la cho nhà nước.
Nạn "Suy trầm toàn cầu" - Global Recession, 2008-2009 - lại bùng nổ, khiến đà tăng trưởng bị giảm và thị trường xuất cảng co cụm. Lãnh đạo Trung Quốc bèn tung tiền cấp cứu và thổi lên bong bóng đầu cơ trong khi phải trì hoãn cải cách. Chuyện cải cách được trao cho thế hệ lãnh đạothứ năm, sau Đại hội đảng khóa 18 vào năm 2012 này.
Ngẫm lại thì từ khi Đặng Tiểu Bình chọn người kế vị - lần lượt là Giang Trạch Dân rồi Hồ Cẩm Đào - Trung Quốc đã có sự chuyển quyền êm ả hơn xưa. Lần này thì hoàn cảnh có thể khác vì những người như Tập Cận Bình hay Lý Khắc Cường chưa hẳn đã được xây dựng và có uy tín bằng các thế hệ trước. Chưa kể sự khuynh đảo ngấm ngầm của Giang Trạch Dân và phe phái, như Tăng Khánh Hồng và một số đảng viên thuộc thành phần con ông cháu cha, "Thái tử đảng". Họ chống lại chủ trương cải cách của Hồ Cẩm Đào và muốn duy trì chiến lược cũ.
Cuộc tranh biện giữa trung ương và các địa phương có thế lực vẫn tiếp tục, trong khi tình hình kinh tế xã hội và chính trị đã đổi khác. Thế hệ lãnh đạo thứ tư chỉ cố gìn giữ ổn định và chuyển giao mọi việc cho thế hệ nối tiếp. Nhưng mâu thuẩn và khó khăn vì vậy càng chồng chất. Và nguy cơ động loạn cũng vậy.
Sau ba chục năm tăng trưởng ngoạn mục mà thiếu phẩm chất, Trung Quốc đã đến giờ tính sổ, chứ không thể tiếp tục như xưa. Và tính sổ theo kiểu Trung Hoa, với màu sắc Cộng sản. Nghĩa là một cuộc cách mạng nữa.
Chưa biết. Nhưng đừng quên: Đúng 20 năm trước, 7 giờ 32 phút chiều ngày Noel, 25-12-1991, điện Cẩm Linh đã lặng lẽ hạ lá cờ búa liềm.
Asia Clinic, 17h12', ngày thứ Sáu, 18/02/2011
0 Nhận xét