THỰC PHẨM, MỘT VẤN ĐỀ CẦN SUY XÉT Ở BẮC HÀN

Ngày đăng: [Thursday, February 24, 2011]

Bài viết của Christopher R. Hill, một cựu trợ lý ngoại trưởng về Đông Á, đã từng là Đại sứ Mỹ tại Iraq, Hàn Quốc, Macedonia, và Ba Lan, đặc phái viên Mỹ tại Kosovo, một nhà đàm phán  Hiệp định Hòa bình Dayton, và là nhà lãnh đạo đàm phán của Mỹ với Bắc Hàn giai đoạn từ năm 2005 đến 2009. Ông bây giờ là Hiệu trưởng Korbel School of International Studies thuộc University of Denver.

Denver - Gặp gỡ bất kỳ người Hàn Quốc nào có tuổi, và bạn tìm hiểu về mùa lúa mạch, bắt đầu vào tháng Hai kéo dài qua những tháng lạnh của mùa xuân cho đến ngày đầu tiên của vụ thu hoạch lúa mạch mùa đông. Rất ít người Nam Hàn nhớ những năm tháng túng quẩn nữa, nhưng đối với Bắc Hàn, đói ở nông thôn trong thời gian này của năm là rất thực tế.

Trong những năm qua, Bắc Hàn đã được các nguồn thực phẩm chủ yếu từ bên ngoài, thông qua hoặc hỗ trợ lương thực trực tiếp (đối với các vấn đề cấp cứu) hoặc gián tiếp cung cấp phân bón. Nhưng năm nay, với sự gia tăng tức giận và không còn kiên nhẫn của Hàn Quốc đối với chế độ Bắc Hàn, thực phẩm và phân bón là đáng lo ngại. Và một số nhà phân tích tại Seoul tin rằng một loạt liên tiếp biến cố chính trị tại Bình Nhưỡng, kết hợp với thiếu lương thực ở nông thôn, có thể là quá nhiều thách thức để chế độ Bắc Hàn xử lý.
 
Mười hai tháng qua đã thấy một số trong những hành vi tàn bạo nhất của Bắc Triều Tiên trong nhiều thập kỷ. Trong tháng ba năm 2010, một tàu ngầm của Bắc Triều Tiên phóng ngư lôi một con tàu của Hàn Quốc trên biển, làm chết 46 thủy thủ - và làm chìm bất kỳ triển vọng sớm tái tục đàm phán để thực hiện cam kết năm 2005 về việc Bắc Triều Tiên phải loại bỏ tất cả các chương trình hạt nhân. Những lời công kích và những hành động chống lại Nam Hàn của Bắc Triều Tiên liên tục tiếp diễn, và vào tháng mười một - một hòn đảo của Hàn Quốc nằm dọc theo đường biên giới với Bắc Hàn, đã từng là biên giới Bắc-Nam kể từ khi hiệp ước đình chiến năm 1953 – lại bị tấn công.

Gần đây, nhà nước Bắc hàn tự hào giới thiệu một trang thiết bị mới công nghệ cao, hiện đại  làm giàu uranium. Nhưng theo các nhà khoa học Mỹ, những người được mời để xem nó, thì lại trái ngược, trang thiết bị này với công nghệ plutonium của thời xưa cũ, nó xuất hiện như là một trình độ phát triển khoa học kỹ thụât (state-of-the-art), do đó nó củng cố nghi ngờ rằng Bắc Triều Tiên đã không quan tâm thực sự trong việc thực hiện trách nhiệm giải trừ quân bị hạt nhân. Khi được hỏi tại sao họ không báo cáo cơ sở này trong tuyên bố của họ về chương trình hạt nhân, các quan chức Bắc Triều Tiên trả lời vui vẻ - và ngớ ngẩn - rằng nó mới được xây dựng từ sau khi sự thất bại các cuộc đàm phán hạt nhân vào năm 2008.

Bắc Hàn nói dối bằng văn bản không chỉ đối với Hoa Kỳ - việc họ đã làm nhiều lần trong quá khứ - mà còn dối với cả Trung Quốc, Nga, Nhật Bản và Hàn Quốc. Vậy mà người Trung Quốc đã thúc giục Mỹ và những nước khác để khởi động lại các cuộc đàm phán hạt nhân, mặc dù Trung Quốc cũng biết rằng Bắc Triều Tiên đã phản trắc làm nguy hại đến tiến trình đàm phán.

Trong khi đó, ở nông thôn Bắc Hàn thể hiện rất rõ rệt, chế độ đã gần như không đầu tư gì. Không quản lý được nạn lũ lụt thường xuyên, các làng mạc luôn ngập trong mùa mưa bão, nhiều như chúng đã từng xảy ra một ngàn năm trước đây. Hệ thống thủy lợi vẫn còn lạc hậu và không đủ để đối mặt với những thăng trầm của lượng mưa trên bán đảo Triều Tiên, nên thường hạn hán và cằn cỗi. Sự vô trách nhiệm đã đẩy người dân Bắc Hàn vật vờ bên bờ sự sống - và họ chỉ còn biết nương nhờ vào bàn tay thương yêu của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Nam Hàn.

Đối với người Nam Triều Tiên, việc cứu đói Bắc Triều Tiên, là những bạn bè, anh em dòng họ, sẽ là một quyết định khó khăn hơn nhiều so với những quốc gia khác chỉ nhìn Bắc Hàn dưới góc độ của vấn đề an ninh từ xa. Nhiều người Bắc Triều Tiên đã bị suy dinh dưỡng, trọng lượng cơ thể và chiều cao thấp hơn đáng kể so với Hàn Quốc. Theo các tổ chức phi chính phủ và những người làm công tác nhân đạo, nhiều trẻ em Bắc Triều Tiên đang có dấu hiệu suy nhược thần kinh vì thiếu các vitamin thiết yếu.

Nam Triều Tiên ngày càng tin rằng việc thống nhất nước nhà sẽ không thực hiện được trong tương lai xa vời – dù điều này ắc phải đến sớm hay muộn (có lẽ ngay cả trong thập kỷ này) - miền Bắc sẽ sụp đổ và người dân bị suy dinh dưỡng sẽ trở thành công dân tương lai của một nước Cộng hòa
Hàn Quốc thống nhất. Vì lý do này, những vấn đề phải đối mặt với dư luận Hàn Quốc, là quyết định có nên giúp đỡ Bắc Hàn bằng sự trợ giúp thực phẩm hay không là không dễ dàng, thực vậy, đây là một cuộc phân ly đau đớn.

Việc phân chia bán đảo Triều Tiên 65 năm trước là một trong những sự kiện lớn nhất - và kéo dài nhất - bi kịch nhất của Thế chiến thứ hai gây ra. Không có ai mơ ước rằng một đường vẽ trên vĩ tuyến 38 với mục đích chiến thuật khi Nhật Bản đầu hàng Liên Xô và Mỹ lại trở thành một vết sẹo trên bán đảo Triều Tiên lại tạo ra hai quốc gia riêng biệt như thế. Nhưng nó đã được thực thi, và, trong bối cảnh chiến tranh Triều Tiên, nét vẽ ấy đã hình thành - và vẫn tồn tại đến hôm nay - một trong những biên giới được tăng cường vũ trang dữ dằn nhất trên địa cầu.

Những người dân hai miền trên bán đảo Triều Tiên có quyền thoả thuận lịch sử để xác định tương lai của bán đảo của họ, bao gồm cả sự thống nhất để chọn lựa. Làm thế nào quá trình này ngày càng có khả năng hiện thực để tạo ra những kết quả to lớn về chính trị và an ninh cho khu vực. Liệu Trung Quốc có chấp nhận một bán đảo thống nhất dưới một đồng minh của Mỹ? Liệu Hoa Kỳ có biện pháp trấn an Trung Quốc? Một Triều Tiên thống nhất sẽ ảnh hưởng đến thái độ của Nhật Bản như thế nào?

Nhưng những quyết định thật sự - và những hậu quả - chính phủ tại Seoul sẽ gánh lấy. Có nên viện trợ lương thực để đảm bảo sự tồn tại của một nhà nước mà ở đó nhà nước cai trị các công dân của họ tệ hại nhất thế giới? Nếu như vậy, và nếu từ chối viện trợ lương thực thì nạn đói sẽ làm chế độ Bắc Triều Tiên không thể chịu đựng được, nhưng Cái gì có thể quyết định được giá trị cho mối quan hệ đồng bào của người dân hai miền trong một đất nước thống nhất sau này?

Trong những tuần tới, Chính phủ Hàn Quốc sẽ đối đầu với một trong những lựa chọn khó khăn nhất mà bất kỳ chính phủ nào trên thế giới phải đối mặt: Liệu các chi phí ngắn hạn giúp đói cho người dân Bắc Hàn, vì cuộc sống của con người là giá trị dài hạn và lợi ích tiềm năng tương lai (về điều kiện sống của con người) hay một nạn đói – có thể gây ra sự sụp đổ của chính quyền Bắc Triều Tiên.

Bản quyền: Dự án Syndicate, 2011.
www.project-syndicate.org

BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic, 9h48', ngày thứ Năm, 24/02/2011

Đăng nhận xét

0 Nhận xét