PHẬT NÓI - Bài viết của BS Phan Tường Hưng

Ngày đăng: [Sunday, March 21, 2010]

            Người hành đạo  mà còn thấy có thầy trò là chưa thấy trung đạo...Câu này có vẻ dễ hiểu, cũng khá dẽ thực hiện, nhưng phần đông chư tăng lại thường hay mắc phải lỗi này…
Là vì các ngài cứ ôm cái tư tưởng sư phụ đệ tử, cứ chấp cài ý ngã nhân, cao thấp, thầy trò…Cứ nắm cái mầm móng, cái nguồn gốc sanh diệt, tất nhiên sẽ  phải gặt cái hậu quả ác chúng sanh vậy…nấu cát bao giờ thành cơm?? Nên bị phật quở là ác tăng. Cũng như vậy, người hành đạo cứ cho rằng…cứ khoe rằng… mình là 1 vị thiền sư, là còn ngã kiến, ngã mạn và cũng được liệt vào hạng người này. Nên khi vua Lương Võ Đế hỏi tổ Bồ Đề Đạt Ma…người đứng trước mặt trẩm là ai? trả lời không biết. Một câu trả lời thật tuyệt??? Câu trả lời đã cho ta thấy  đầy đủ ý nghĩa của cái không thật, cái giả danh, cái duyên sanh của bản thân Bồ đề Đạt ma…thì phải gọi cái gì đây? Một câu ngắn gọn đã gói trọn cả 3 đặc tánh vô thường, không như ý, vô ngã, của mọi sự mọi việc. Nó nhắc chúng ta nhớ đến cái mĩm cười  của Ca Diếp khi phật đưa cành hoa lên, công án niêm hoa vi tiêu của thiền tông…cũng có phần nảo đồng ý nghĩa với câu nói thế giới, tức chẳng phải thế giới, thị danh thế giới  trong kinh kim cang bát nhã ba la mật…
Đúng là 1 vị thánh tăng có đủ cả gíơi định huệ…nhắc cho chúng ta nhớ đến câu: “Thiên thượng, thiên hạ duy ngả độc tôn” của Phật. Cũng chỉ vì cái ngã này mà Lâm Tế phải chịu nhiều lần 3 hèo của Hoàng Bá và phải trôi giạt về với Đại Ngu, và cũng tại đây, cũng do cái ngã này, mà Lâm Tế đã hoan hỉ tỏ ngộ được cái ý của Phật pháp qua  câu: “Còn nói lỗi phải nửa sao?”.

PHẬT NÓI TIẾP

Sau khi Phật nhập diệt các phật tử nên lấy giới làm thầy Tô nói tâm địa không tà là giới tự tánh cho phép người học đạo khẳng định thầy ở đây không có nghĩa là sư phụ, mà có lẽ có cùng nghĩa với chữ tâm trong bát nhã tâm kinh, tức là chủ đề, là mầm móng,  là nguồn gốc của vấn đề. Còn  giới ở đây không phải là 250 giới tướng mà chư tăng  thọ trì đâu, mà là giới tâm. Chỉ duy nhứt có một mà thôi, là sự sanh diệt. Cần phải giữ cho  tâm địa không tà mới nhập được vào giới tánh. Điều này cho thấy lấy giới làm thầy, nghĩa là Phật khuyên chúng sanh nên tu tâm, phải giữ cho tâm hết sanh diệt, mà có tịch diệt, giữ làm sao cho không tà kiến có chánh kiến, phải đưa tất cả vọng niệm về một niệm cho hết động hoàn tịnh, giải ngộ nhưng dù có thường hằng tịnh cũng chỉ mới bất tư ác vẫn còn tư thiện là còn động, thì làm sao thấy tánh phật được?
Cần phải tĩnh lặng nghiêm mật hơn nữa, chừng trí huệ phát triển, chỉ có quan sát, chớ không còn phản ứng…lần lần được tính giác, biến thừơng đoạn tịnh thành thừơng hằng tịnh rốt ráo là không tịnh, tức đã ra ngoài có không, mới nhập vào được chơn không, thâm ngộ như vậy đã bất tư thiện bất tư ác…tức tâm địa không loạn, thanh tịnh là định tự tánh, chứng ngộ là kiến tự bản tánh, như vậy định càng kiên cố, bất ly tự tánh thường sanh trí huệ, thì huệ tuôn trào, làm sao định dư huệ khô khan được? Chừng định huệ viên dung thấy cái này vô thường, không như ý, cái kia vô ngã, thấy rõ cái giả của chúng sanh, nhận được cái thật của mình và biết rõ cái gì là chơn thường, chơn ngã, chơn lạc, chơn tịnh. Tất cả đó được gọi là Phật tánh. Khi sống được với tánh Phật, biết đó đại ngộ sẽ như như bất động.

 
ĐOẠN NHỨT THIẾT ÁC. TU NHỨT THIẾT THIỆN. ĐỘ NHỨT THIẾT CHÚNG SANH…
            Đoạn nhứt thiết ác là bố thí cho hết ác sanh diệt có thiện tịch diệt…cho hết động hoàn tịnh, có tịnh chỉ mới bất tư ác, nhưng còn tư thiện. Giải ngộ cần phải tĩnh lặng để bố thí tiếp, bố thí đến không động không tịnh, phải thường xuyên bố thí là trì giới…
Tu nhứt thiết thiện là tinh tân, là nhiệt liệt bố thí nhưng vì còn hướng ngoại, còn hình tướng bố thí, để rồi phải hướng vào nội tâm, miên mật vô tướng bố thí, nhẫn nhục làm tất cả những việc thiện dù nhỏ hay lớn, để được thường hằng thiện, cho đến khi thật sự ra ngoài có không thiện ác, thiền định mới nhập được vào chơn không để có chơn thiện, chứng ngộ là bất tư thiện, bất tư ác. Đó là độ nhứt thiết chúng sanh, biết đó bố thí ba la mẬt, có thiền định, và trí hụê ba la mật.
Độ nhứt thiết chúng sanh sẽ thấy được cái gì là bản lai diện mục của mình, tức kiến tự bản tánh, chứng ngộ, thiện gọi  minh tâm kiến tánh, chừng thường sống với tánh phật, nói đó là đại ngộ, thành phật, là có 6 ba la mật, bố thí, trì giới, tinh tân, nhẫn nhục, thiền định, trí huệ, tức đã bất ly tự tánh thường sanh trí huệ, như như bất động.

Nguyện hồi huớng công đức này cho tôi và cho tất cả chúng sanh…nhập nhứt chơn pháp giới…

Nam mô bổn sư Thích ca mâu ni Phật…


            Phan Tường Hưng
Sau khi tôi viết bài: "Thầy tôi: BS Phan Tường Hưng", Ông viết bài này gửi đến tôi để kiến giải những điều tôi chưa đạt Đạo. Tôi hiểu Ông không chỉ muốn nói cho riêng tôi. Tôi chợt nhớ câu nói của Dalai Lama: "Share your knowledge. It's a way to achieve immortality". Nên tôi đưa bài viết lên blog mình để mọi người cùng chia sẻ.

Tư Gia, 22h38' ngày 21/3/2010

Đăng nhận xét

0 Nhận xét