Ngày đăng: [Friday, February 11, 2011]
Đến hẹn lại lên xuân thu nhị kỳ đồng Việt nam buộc phải phá giá. Cũng tháng 02/2010 nhà nước Việt Nam đã quyết định phá giá đồng tiền 3.4%. Rồi đến tháng 8/2010 lại phá giá thêm lần nữa trước khi làm lễ hội ngàn năm Rồng bay với tỷ lệ 2.09%. Đến chu kỳ tháng 02 năm nay, mà cụ thể là hôm nay 11/02/2011, nhằm ngày Đinh Dậu, tháng Dần, năm Mão, mồng 9 tháng giêng năm Tân Mão lại phá giá với tỷ lệ 7.18% (nếu tính giá đô la từ 19.500 tăng lên 20.900).
Người ta bảo ngày hôm nay là ngày tốt để khai trương làm ăn, nên chọn nó làm ngày phá giá đồng bạc cũng là tốt vậy.
Còn nếu tính theo cách tính khác thì: Một là đô tăng tức là tỷ lệ (20693-18932)/19832%=9.3%. Hai là đồng giảm: mỗi đồng trước ăn 1/18932=0.0053 cent đô nay còn 1/20693=0.00483 cent đô, vị chi đồng giảm (0.00483-0.00528)/0.00528% = -8.5%
Ý nghĩa của 2 con số trên là: Đồng bạc Việt Nam phá giá 8.5%, hoặc nhà xuất khẩu Việt Nam được lợi 9.3% hoặc nhà nhập khẩu và người tiêu dùng bị thiệt 9.3%
Ý nghĩa của 2 con số trên là: Đồng bạc Việt Nam phá giá 8.5%, hoặc nhà xuất khẩu Việt Nam được lợi 9.3% hoặc nhà nhập khẩu và người tiêu dùng bị thiệt 9.3%
Người ta bảo ngày hôm nay là ngày tốt để khai trương làm ăn, nên chọn nó làm ngày phá giá đồng bạc cũng là tốt vậy.
Năm 2009 chỉ số CPI là 6.9% với tốc độ tăng trưởng tín dụng ngân hàng là 38% đã "giúp" năm 2010 có chỉ số CPI lên 2 con số: 11.75%. Trong 5 năm gần đây thì chỉ số CPI năm 2010 đứng hàng thứ 2, sau năm 2008 là năm lạm phát cao với chỉ số CPI là 22.76%. Nhìn lại thì tốc độ tăng trưởng tín dụng ngân hàng của năm 2007 là 54% với chỉ số CPI là 8.45%. Như vậy, với tốc độ tăng trưởng tín dụng ngân hàng của năm trước càng cao thì tỷ lệ lạm phát của năm sau tỷ lệ thuận tăng theo. Nhìn lại năm 2010 khoảng 27.65% và chỉ số CPI là 11.75%, thì nó cở bằng mức tăng trưởng tín dụng năm 2003.
Hầu như năm nào mà trước đó có mức tăng trưởng tín dụng ngân hàng cao là năm sau để lại hậu quả "đau thương" với mức lạm phát 2 con số. Lạm phát vì nhiều nguyên nhân: lượng tiền trong thị trường quá nhiều, đầu tư công nhiều mà không hiệu quả, phá giá đồng bạc,... Nhưng hãy bỏ qua những nguyên nhân gây ra lạm phát và các yếu tố này, vì đã viết rồi trong bài: Vòng xoắn bệnh lý kinh tế Việt. Mà nên làm một tổng kết về được và mất khi có chuyện phá giá đồng tiền xem sao?
Được: Có nhiều cái được, nhưng có 4 cái được quan trọng cho nền kinh tế mà cần phải thấy để hiểu vì sao phải phá giá đồng bạc:
Người ta bảo rằng cái được đầu tiên là dành cho các nhà xuất khẩu hàng hóa Việt có sức cạnh tranh, mà các nước tư bổn giãy chết nó bảo là một cách bảo trợ xuất khẩu, nên chúng nó kiếm chuyện để cấm này cấm nọ.
Cái được thứ hai quan trọng cho kinh tế vĩ mô là giúp cho các nhà đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment) tăng cường đầu tư vào Việt Nam để giúp tăng trưởng và phát triển công nghệ "lắp ráp".
Một cái được thứ ba là làm cho nhập khẩu giảm đi, xã hội bớt chi tiêu mà phải tiết kiệm để "hùng cường".
Nhưng có một cái được mà ít ai thấy là sẽ có một số nhà làm kinh tế "thân thuộc" ngủ một đêm đến sáng tự nhiên lãi suất bằng tỷ lệ phá giá đồng bạc. Nó cực kỳ quan trọng hòng giúp đất nước xuất hiện những tỷ phú mới để giúp dân có công ăn việc làm. Vì theo như đường lối của đảng bảo thủ phe cộng hòa ở Mỹ thì chỉ có tạo điều kiện để có nhiều người giàu thì mới đẻ công ăn việc làm cho nhân dân. Còn nếu, cả xã hội chỉ có cá mè nghèo nghèo hoặc bậc trung thì làm gì có tiền để đầu tư tạo ra công ăn việc làm cho xã hội? Thế mới là "nhân đạo kiểu Mỹ", và bài học ấy đã được áp dụng một cách nhuần nhuyễn ở nước ta từ nhiều năm qua. Nó giúp người giàu giàu hơn.
Mất: Điểm lại chuyện mất thì có 5 cái mất quan trọng không thể bỏ qua.
Cái mất đầu tiên là dân chúng làm công ăn lương và dân nghèo tự nhiên đồng lương hoặc thu nhập của mình ngủ một đêm đến sáng bị vơi đi bằng tỷ lệ phá giá đồng bạc. Người nghèo thì nghèo hơn.
Cái mất thứ hai là các doanh nghiệp nhập khẩu và thực hiện dự án với đơn hàng của giá đồng Obama hôm trước, thì hôm sau lỗ bằng tỷ lệ phá giá đồng tiền. Cứ mỗi lần phá giá các doanh nghiệp có đơn hàng nhập khẩu cuối năm trước phải giao hàng năm sau luôn thiếu oxy để thở, nếu hợp đồng bị chốt giá tiền Việt.
Cái mất thứ ba là từ cái được thứ ba mà ra. Tức là xã hội ít tiêu xài thì sản xuất sẽ co cụm để bảo toàn tính mạng các doanh nghiệp. Nên thiểu triển là chuyện ắt sẽ đến.
Cái mất thứ tư là lạm phát ắt sẽ xảy ra vì một số mặt hàng sẽ tăng giá vì đồng tiền mất giá mà hàng hoá nhập về bị đội giá cao hơn.
Cái mất quan trọng và cuối cùng là mất lòng dân vì phân hóa giàu nghèo. Mất vật chất thì có thể cho qua, còn mất tinh thần thì không vật chất nào đánh đổi được. Mà đặc biệt, dù có là xã hội số 1 của thế giới như nước Mỹ thì số được lợi chỉ chiếm có 2%, tức số người giàu. 98% còn lại là trung và nghèo, thì mất lòng dân là quan trọng hơn cả. Suốt 5 năm qua người Mỹ phá giá đồng đô la của họ để gây áp lực với Trung Quốc, nhưng giá cả nước Mỹ không lạm phát để ảnh hưởng đến dân. Còn ở ta thì khác.
Sáng nay ăn sáng bình thường thì giá tô phở đã tăng hơn 10%. Phải công nhận dân mình nhạy thiệt, dù là bán bún bò Huế, nhưng 1 tô hôm qua giá 22.000VNĐ, sáng nay khi chưa có thông tin ngân hàng phá giá đồng bạc thì họ đã tăng giá tô bún bò Huế lên 25.000VNĐ rồi. Thị trường là thế, thị trường rất nhanh nhạy và cách trả đủa thị trường cũng rất sòng phẳng.
Bà con nào đã mua ếch xanh sớm hôm nay trở về trước thì canh khoảng trưa hoặc chiều mai bán chốt lãi. Vì để phá giá kịch trần kiểu này (7.18%) thì chắc chắn các "đại gia thân thuộc" đã dự trữ ếch xanh đủ để chốt lãi và kềm giá đó nhen.
Asia Clinic, 16h44' ngày thứ Sáu, 11/02/2011
0 Nhận xét