Ngày đăng: [Wednesday, December 02, 2009]
Hôm nay tình cờ đọc bài BS Cao Diệu Khiết trốn khỏi Trung Quốc, tôi chợt nhớ đến những con số về tình hình nhiễm HIV/AIDS của Trung Quốc và Việt Nam được công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng mấy năm qua. Trên Việt báo cách đây hơn 3 năm có thông tin Trung Quốc đã giảm con số HIV/AIDS từ 840.000 xuống còn 650.000 trường hợp. Nhưng trên Thông tấn xã Việt Nam trong cuối tháng 11/2009 thì con số ấy chỉ còn 319.877 trường hợp HIV/AIDS do WHO và các quan chức bộ y tế Trung Quốc đưa ra thông báo có 72% trường hợp là do lây lan qua đường tình dục. Trong khi đó, người đã trực tiếp điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS và chuyên gia hàng đầu về chống AIDS tại Trung Quốc, bà Cao Diệu Khiết lại cho rằng 80-90% là lây qua đường máu, còn đường tình dục lại rất thấp khoảng dưới 20%, thông qua 10.001 bức thư của bệnh nhân, nhờ vào sự tận tâm điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS của bà sẽ được xuất bản thành sách trong tương lai gần.
Ở Việt Nam thì sao? Đến ngày 31/8/2008, theo trang web HIV online thì con số HIV/AIDS là 132.048 trường hợp. Và mới nhất đến tháng 11/2009, tại "Hội nghị quốc gia về về tăng cường tính cam kết của nữ giới và nam giới các tôn giáo trong phòng chống HIV và DIDS tại Việt nam" đặng trên báo Nhân Dân, thì con số HIV/AIDS lên đến 144.483 trường hợp.
Ai đã từng du lịch Trung Quốc sẽ thấy tình hình xã hội Trung Quốc cỡi mở hơn trong các hoạt động dịch vụ cộng đồng so với Việt Nam. Mặt khác, xã hội Trung Quốc được cỡi trói về mặt kinh tế trước Việt Nam gần 2 thập kỷ (1978 so với 1986). Trong đó, dân số Trung Quốc đông gấp Việt Nam hơn 15 lần. Qua đó, cho thấy con số của Việt Nam đưa ra sát với thực tế hơn, và đáng tin cậy hơn. Mặc dù, quản lý con số người HIV/AIDS ở những nước có thuần phong mỹ tục theo Khổng Nho như Việt Nam và Trung Quốc là phức tạp hơn nhiều so với các nước có nền văn hóa phương Tây. Nếu thông tin của bà BS Cao Diệu Khiết là đúng và vì khoa học, thì đây là một điều đáng báo động cho y đức của ngành y tế Trung Quốc. Nó không chỉ nói lên y đức nước này đã mất mà còn bất chấp những tội lỗi gây ra với người bệnh khi các người làm nghề y đã thiếu trách nhiệm khi cho truyền máu có nhiễm HIV. Hy vọng rằng câu tục ngữ: "Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ" đúng với trường hợp của bà BS đã ngoài 80, ở cái tuổi mà người Trung Quốc có câu: "Lục thập nhi nhỉ thuận", họ không biết nói sai sự thật.
Cũng giống như HIV/AIDS, tình trạng nghiện thuốc (heroin, thuốc lắc, xì ke ...) theo hiểu biết của tôi, khó lòng giảm đi như Trung Quốc đã công bố. Nó chỉ có thể tăng lên, dù mọi cố gắng của ngành y tế của các nước và toàn cầu. Chỉ cần theo dõi các bệnh nhân tôi quen biết về tình hình nghiện thuốc tâm sự với tôi, sau khi đi cai nghiện về, không những tái nghiện mà còn có thành tích tạo thêm một vài bạn nghiện mới để còn có cái mà dùng ké khi cần!!!
Qua đây, ngành y tế Việt cũng nên cẩn thận với những sản phẩm thuốc trích từ huyết thanh của người do Trung Quốc sản xuất khi nhập khẩu cần phải kiểm tra, kiểm nghiệm thật chu đáo. Vì thị trường bán tạng của những tử tù Trung Quốc đã giúp xã hội Trung Quốc thu lợi nhuận trong các phẫu thuật ghép tạng không ít. Thì họ cũng có thể không từ nang để làm các sản phẩm dược phục vụ cho điều trị bệnh trích từ huyết thanh người vô tội vạ. Khi viết bài này làm tôi nhớ đến chuyện ông Mao Trạch Đông bắt buộc các nhà khoa học Trung Quốc phải chứng minh rằng chim sẻ ăn lúa, mà không phải ăn sâu bọ, để diệt chim sẻ trong Đại nhảy vọt của ông và bài viết ngắn hôm qua của TS Lê Hồng Giang, nhưng rất sắc sảo khi chứng minh rằng nền kinh tế Trung Quốc sắp sụp đổ, nhưng bề ngoài họ vẫn là con hổ làm cả thế giới rùng mình lo sợ. Không biết các nước lo sợ vì Trung Quốc mạnh thật hay lo sợ vì nếu Trung Quốc mà sụp thì hiệu ứng Domino sẽ ảnh hưởng đến toàn cầu?
Viết hoài chuyện khô khan, hôm nay viết chuyện những con số và những bất cập trong báo cáo của y tế Trung Quốc về bệnh lý của thế kỷ HIV/AIDS để có cái nhìn tốt hơn cho cộng đồng dân trí Việt.
0 Nhận xét