Ngày đăng: [Saturday, January 23, 2010]
Trong một lọat 4 bài viết(1) gần đây về cúm A/H1N1 của tôi trên blog, tôi có đề cập đến chuyện các báo phổ thông đại chúng của chúng ta đã có một tư duy kết luận một vấn đề mà về mặt chuyên môn báo chí hầu như không hiểu biết gì, rồi đi đến kết luận như là kết tội, mà một Blogger cũng là nhà báo có một entry rất hay: Đòai đánh Đòai(2) nói về vụ án của các nhà Dân chủ vừa qua.
Nói chuyện kết luận như quan tòa của báo Việt gần đây để nói chuyện hôm nay trên Tuổi trẻ online có một bài viết của nhà báo Thùy Dương có cái tựa: Đi mổ u nang, bị cắt buồng trứng(3). Nó như một lời kết tội vị phẫu thuật viên của bệnh viện phụ sản Quốc tế. Bài báo cũng ngắn, nên tôi xin chép nguyên văn nó về đây để phân tích đúng sai về mặt chuyên môn của nó:
"Thứ Sáu, 22/01/2010, 08:27 (GMT+7)Đi mổ u nang, bị cắt buồng trứng
TT - Ngày 21-1, chị B.T.T.H. (37 tuổi, ngụ ở TP.HCM) cho biết trong thời gian làm việc tại Nhật Bản, chị đã được các bác sĩ ở đây chẩn đoán bị u nang buồng trứng, đồng thời khẳng định trường hợp của chị chỉ phải mổ bóc tách u nang, không phải cắt buồng trứng.
Khi chị mang hồ sơ bệnh án đến Bệnh viện (BV) Phụ sản quốc tế Sài Gòn, bác sĩ ở BV này có chẩn đoán tương tự. Tối 19-1, chị H. nhập viện BV Phụ sản quốc tế Sài Gòn để chuẩn bị phẫu thuật. BV này đã cho chị làm một số xét nghiệm trước khi mổ và kết quả các xét nghiệm đều bình thường.
Tuy nhiên ngày 20-1, sau khi được BV này phẫu thuật, chị H. biết được mình đã bị cắt một bên buồng trứng. Điều lạ là bác sĩ quyết định cắt bỏ một bên buồng trứng của chị lại không hề hỏi ý kiến của chị hoặc gia đình chị.
Theo ông Phạm Thành Đức - giám đốc y khoa BV Phụ sản quốc tế Sài Gòn, chị H. được chẩn đoán bị u nang buồng trứng, khi phẫu thuật các bác sĩ phát hiện khối u đã ăn vào toàn bộ buồng trứng bên phải của chị H. nên cắt bỏ một bên buồng trứng. Ông Đức thừa nhận BV đã thiếu sót khi cắt một bên buồng trứng của bệnh nhân mà không hỏi ý kiến của bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân.
THÙY DƯƠNG"
1. Một số nét về u nang buồng trứng: Tôi xin trình bày đơn giản nhất mà không đi sâu. Mỗi người phụ nữ bình thường có 2 buồng trứng.Vị trí giải phẫu bình thường là 2 buồng trứng đó nằm treo lên loa vòi trứng ở 2 bên tử cung. Nó có chức năng vừa ngoại tiết, vừa nội tiết. Hình dẹt, kích thước của nó # 20x30mm. Về ngoại tiết, Ông bà mình có câu tục ngữ dân gian rất ư là khoa học: "Nữ thập tam, Nam thập lục". Ý của câu này là con gái 13 tuổi bắt đầu tuổi dậy thì, buồng trứng bắt đầu rụng trứng và hành kinh. Về nội tiết, cùng những dấu hiệu nhổ giò, mọc lông vùng kín, ngực nỡ, eo thon, mông bạnh, giọng nói bắt đầu lanh lãnh và thanh tao, da dẻ hồng hào như đóa hoa, tuy gắn chặt trên cành, nhưng lung linh trước gió, khoe hương sắc để ong, bướm dập dìu. Con trai mãi 16 mới bắt đầu có biểu hiện dậy thì. Nên con trai luôn phát triễn về tư duy chậm hơn con gái là vậy.
Về mặt lý thuyết, một phụ nữ, với 2 buồng trứng có thể sinh ra 300.000 trứng. Mỗi chu kỳ kinh nguyệt có thể rụng 1 hoặc 2 trứng. Nhưng đa phần là chỉ 1 mà thôi. Mỗi trứng được tạo ra từ trung tâm buồng trứng, rồi lớn dần và di chuyển ra bề mặt buồng trứng. Đến ngày "trứng chín", trứng sẽ rụng vào hố chậu. Lúc đó, về mặt nội tiết sẽ tiết ra một chất mà y học gọi tên chung là hóa hướng động (Chemotropine) làm thu hút tinh trùng đi từ âm đạo vào tử cung sang vòi trứng, đến loa vòi rồi vào hố chậu tìm "người yêu". Cắm cái đầu ngu xuẩn của nó vào quả trứng, rồi lôi ngược quả trứng vào lại loa vòi, đi ngược qua vòi trứng trỡ về lòng tử cung. Tạo ra hợp tử là một tế bào gốc gồm một nữa chất liệu di truyền của cha cho từ tinh trùng và một nữa của mẹ cho từ quả trứng. Bắt đầu phân bào, tạo rễ bám vào nội mạc tử cung để tạo ra bánh nhau , dây rốn để chuyển máu từ mẹ sang phôi, rồi sau 12 tuần trỡ thành thai, để nuôi bào thai đến ngày sinh nở.
Nếu không có con tinh trùng ngu xuẩn kia thì quả trứng sẽ tự hủy và phúc mạc sẽ hấp thu. Mỗi lần quan hệ số lượng tinh trùng đưa vào âm đạo phụ nữ khoảng 4-10 tỷ. Nhưng chỉ 1 và chỉ 1 tinh trùng khỏe nhất, nhanh nhất chiếm được "người yêu" (ở đây không nói đến sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng thì 2 tinh trùng chiếm 1 quả trứng hoặc 2 tinh trùng chiếm 2 qua trứng). Qua đó, các bạn thấy rằng, mỗi chúng ta hiện hữu trên cõi đời này là một sự đấu tranh sinh tồn với một đám đông cả chục tỷ. Nên bản chất cuộc đời là một sự đấu tranh sinh tồn ngay từ là "hạt bụi". Đó là chưa kể đến con đường gian nan khi sinh nở.
Nếu không có con tinh trùng ngu xuẩn kia thì quả trứng sẽ tự hủy và phúc mạc sẽ hấp thu. Mỗi lần quan hệ số lượng tinh trùng đưa vào âm đạo phụ nữ khoảng 4-10 tỷ. Nhưng chỉ 1 và chỉ 1 tinh trùng khỏe nhất, nhanh nhất chiếm được "người yêu" (ở đây không nói đến sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng thì 2 tinh trùng chiếm 1 quả trứng hoặc 2 tinh trùng chiếm 2 qua trứng). Qua đó, các bạn thấy rằng, mỗi chúng ta hiện hữu trên cõi đời này là một sự đấu tranh sinh tồn với một đám đông cả chục tỷ. Nên bản chất cuộc đời là một sự đấu tranh sinh tồn ngay từ là "hạt bụi". Đó là chưa kể đến con đường gian nan khi sinh nở.
Cứ mỗi lần rụng trứng, trên bề mặt của buồng trứng để lại 1 cái hốc trống như cái hốc trên mặt có mụn đã nặn đi cái còi. Nhưng bề mặt bên trong cái hốc là lớp tế bào tuyến tiết thanh dịch như huyết thanh (serum), hoặc tiết dịch nhầy (mucin). Nếu cái hốc đó liền sẹo mà không bít mặt thì không để lại cái nang. Lúc đó, tất cả các tế bào tiết thanh dịch lót trong hốc, tiết ra thanh dịch sẽ rơi vào khoang phúc mạc (peritoneal cavity) được lá phúc mạc (peritonium) hấp thu vào máu. Nếu cái hốc đó liền sẹo mà bít miệng, thì tòan bộ thanh dịch được tiết ra do tế bào tuyến lót mặt trong cái hốc đó sẽ bị bí lại trong hốc. Dịch tiết ngày mỗi nhiều, hốc mỗi ngày to ra. Cái hốc lúc đó được gọi là cái nang buống trứng.
Theo qui định, nếu nang buồng trứng có đường kính <=4cm (40mm) thì sẽ gọi là nang buồng trứng chức năng (functional ovarian cyst). Nếu nang >40mm đường kính thì đa phần gây ra biến chứng, hay có triệu chứng. Nên người ta gọi là u nang buồng trứng bệnh lý (pathogenic ovarian cyst). Lúc đó tùy theo tình hình lọai nguyên nhân của u nang, mà có chỉ định điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật (tôi xin không đi sâu về vấn đề này, vì nó thuộc chuyên khoa). Có thể có 1 nang và cũng có thể có nhiều nang (Polycystic Ovary). Nhưng, dù là lọai u nang lành tính thì ở lứa tuổi đang sinh nở vẫn có một tỷ lệ ung thư hóa, đặc biệt với lọai u nang tuyến tiết nhầy (mucinous cystadenoma) có đến 20% ung thư(4).
Một cách đơn giản, chỉ định phẫu thuật một u nang buồng trứng là u nang lớn hơn 50mm, có triệu chứng. U nang có triệu chứng là bệnh nhân giảm chất lượng sống vì đau, vì chèn ép các cơ quan lân cận. Và u nang có biến chứng: xoắn (torsion), vỡ (rupture), xuất huyết (hemorrhage) và họai tử (necrosis).
2. Phẫu thuật u nang buồng trứng làm gì?
Một cách tổng quát, phẫu thuật u nang buồng trứng có 3 lọai:
2.1. Bóc u nang giữ lại buồng trứng: Lọai này thường dành cho phụ nữ trong thời kỳ sinh nở. Giữ lại buồng trứng là để giữ 2 chức năng:
+ Chức năng nội tiết: Vì nột tiết tố của buồng trứng không chỉ rất quan trọng về mặt hình thể người nữ mà nó còn tham gia chức năng họat động tình dục và một số về cấu trúc cơ thể như làm quá trình sinh xương tốt hơn, etc... Nên khi phụ nữ mãn kinh thì dễ bị lõang xương và còng lưng.
+ Chức năng ngoại tiết: Tức là chức năng sinh sản. Điều này ai cũng rõ như đã nói ở trên khi có sự kích thích của hormone trong mỗi chu kỳ.
Nhưng để bóc được nang thì u nang phải nhỏ, không dính vào các mô xung quanh như tử cung, vòi trứng, ruột, bàng quang, ect... Không nghi ngờ là ung thư hóa.
2.2. Cắt cả u nang và buồng trứng: Khi u nang lớn chèn ép và dàn mỏng mô buồng trứng mà không thể phân biệt được mô u nang và mô buồng trứng bình thường. Khi u nang buồng trứng dính với các tạng và mô xung quanh mà không thể bóc tách an tòan. Khi u nang bị biến chứng xoắn, xuất huyết, hoại tử ect...
2.3. Cắt cả tử cung và 2 phần phụ kèm nạo hạch chậu: Khi nghi ngờ là ung thư. Sau đó làm giải phẫu bệnh (anaphathology) mẫu mô, nếu ung thư thì cần hóa trị liệu (chemotherapy) kèm theo.
3. Bàn với nhà báo:
Như tôi đã trình bày, trong bài của nhà báo không mô tả tỷ mỷ khối u nang của người bệnh kích thước bao nhiêu? Tình trạng lúc phẫu thuật như thế nào? Khỏang thời gian từ lúc các BS Nhật "khẳng định" chỉ bóc tách u nang tới khi BV Phụ Sản quốc tế phẫu thuật là bao lâu? Khối u có lớn hơn thêm không? Có dính không? Có thể ung thư không, etc... Thế thì làm sao nhà báo có thể làm một cái đầu bài như là kết tội bác sĩ phẫu thuật của bệnh viện PSQT như thế?
Tôi xin kể cho các nhà báo biết một câu chuyện mà tôi cho là quan trọng trong đời làm y của tôi. Khỏang giữa cuối thập niên 1990, có một vị lãnh đạo hiện đương chức cao cấp của nhà nước ta bị một khối u trong gan. Khối u này lành tính. Nó là Hepatic Haemangioma (u mạch máu lành tính trong gan). Nhưng vì lý do gì đó tôi không rõ. Tại Singapore họ chẩn đóan là Hepatic Cell Carcinoma (Ung thư tế bào gan). Khi về BV Chợ Rẫy, chúng tôi hội chẩn và cho là Hepatic Haemangioma. Khi quyết định phẫu thuật gồm cả hội đồng bảo vệ sức khỏe Trung Ương và một lãnh đạo cao cấp cùng ký vào biên bản phẫu thuật, thì mới dám phẫu thuật. Tôi còn nhớ lúc đó mời một GSBS ở trung ương vào làm phẫu thuật viên chính, còn chúng tôi làm phẫu thuật viên phụ. Cuộc phẫu an tòan. Kết quả giải phẫu bệnh là u mạch máu lành tính ở gan. Bây giờ cán bô lãnh đạo cao cấp ấy vẫn đương chức.
Nếu chúng tôi ngày ấy không có kinh nghiệm, thiếu kiến thức và kết luận không chính xác như Singapore thì sẽ ra sao? Bài viết này chỉ nói lên một chút kiến thức phổ thông về u nang buồng trứng. Ngoài ra, mong các nhà báo không nên có những tiêu đề có tính kết luận một vấn đề khi mình không có chuyên môn, và không phải là quan tòa để phán xét. Báo chí là phương tiện thông tin có tính định hướng văn hóa và tư tưởng xã hội. Báo chí cần trung thực và trung dung. Bản chất cuộc đời mỗi con người vốn đã vất vã ngay từ lúc thụ tinh. Mong rằng đừng vì bất kỳ lý gì gì mà làm cho nó rắc rối và vất vã hơn. Mong lắm.
Ghi chú cho tài liệu tham khảo số 4: Obstetrics & Gynecology: Principles and Practice; 6th Edition, 2009. Chapter 50: Uterine Leiomyomas and Other Benign Pelvic Mass (4)
Asia Clinic, 12h15' PM ngày 23/01/2010
0 Nhận xét