Ngày đăng: [Tuesday, March 01, 2011]
Bài gốc: Asia's Chains That Bind
Bài viết của bà Yuriko Koike, cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Nhật Bản, Cố vấn An ninh Quốc gia, là Chủ tịch Hội đồng điều hành Đảng Dân chủ Tự do.
TOKYO – Các nhà sản xuất châu Á luôn luôn di chuyển để tìm kiếm lao động rẻ hơn. Cho đến gần đây, Trung Quốc dường như là điểm đến cuối cùng của họ, phải khẳng định là Trung Quốc đang là nơi mà phần lớn của các mạng lưới sản xuất lớn của châu Á đầu tư vào. Nhưng ba vấn đề đang được triển khai ở Trung Quốc - tăng lương vì lạm phát, sự ra đời của một kế hoạch năm năm mới là tìm cách thay đổi đáng kể nền kinh tế tập trung vào xuất khẩu sang tiêu dùng trong nước của Trung Quốc, và việc cắt bỏ cung cấp đất hiếm cho các công ty Nhật Bản - có thể là một mũi khoan làm thay đổi đáng kể như thế nào trong hệ thống đầu tư và chức năng trong những năm tới.
Mặc dù Trung Quốc hiện nay thường được xem là phân xưởng của thế giới, nó được xem là Hệ thống Sản xuất châu Á rộng lớn và, nó không chỉ là nhịp đập của trái tim cho tăng trưởng của Trung Quốc, mà còn tăng trưởng kinh tế trên khắp châu Á. Thật vậy, không lâu trước đây, nhiều người đã nghĩ rằng sẽ phải di chuyển gần như toàn bộ các cơ sở sản xuất của họ vào Trung Quốc. Nhưng xu hướng đó bây giờ dường như ít dần.
Lý do chính là tiền lương ở Trung Quốc bắt đầu tăng nhanh hơn nhiều so với mức lương thấp ở các nền kinh tế khác của châu Á, và các công ty trong Hệ thống sản xuất châu Á đang khó khăn tìm cách để giữ chân nhân viên tài năng nhất của họ ở Trung Quốc, đặc biệt những vùng duyên hải Trung Quốc trong sự bùng nổ kinh tế của họ. Thật vậy, ngày nay, tiền lương trung bình trong sản xuất dọc theo duyên hải phía Đông của Trung Quốc cao hơn ở Philippines và Thái Lan, những quốc gia một thời đã từng có tiền lương cao hơn rất nhiều trong các lĩnh vực xuất khẩu.
Chính phủ Trung Quốc trả lời điều này bằng cách khuyến khích các nhà sản xuất để di chuyển vào nội địa rộng lớn của đất nước, nơi mà mức lương thấp hơn nhiều. Tuy nhiên, các nhà sản xuất nội địa phải đi xa hơn, người lao động ít có tay nghề và chi phí vận chuyển hàng hoá cho thị trường trở nên cao hơn. Bây giờ một số người cho rằng, trong nhiều lĩnh vực, thời kỳ của "giá Trung Quốc" - được ưu đãi cho những nhà xuất khẩu để cung cấp hàng hoá rẻ nhất thế giới - có thể sắp kết thúc.
Tất nhiên, không nên bỏ qua sức mạnh của máy móc xuất khẩu từ Trung Quốc, ngay cả khi nó được sản xuất vào cuối thời kỳ giá rẻ. Cũng giống như Nhật Bản 40 năm trước, sản xuất của Trung Quốc đang chuyển lên những bậc thang cao hơn các sản phẩm giá trị gia tăng.
Hậu quả của việc tăng lương của Trung Quốc đối với các nước láng giềng của Trung Quốc có thể sẽ là rất lớn, nó tùy thuộc vào vị trí hiện tại của họ trong hệ thống sản xuất. Đối với những quốc gia đang ngày càng cạnh tranh với Trung Quốc, thách thức là làm sao cho sản phẩm của họ phải tinh vi hoặc thiết kế chuyên nghiệp hơn.
Tiền lương tăng cao tại Trung Quốc cũng tạo ra cơ hội mới cho các nhà xuất khẩu khác trong khu vực. Việt Nam đã được hưởng lợi từ điều này, với mức tăng trưởng hàng năm trên 8% trong những năm gần đây. Trên khu vực đồng bằng nằm giữa Hà Nội và Hải Phòng, những nhà máy lắp ráp của Nam Hàn và Nhật Bản đã mọc lên bên cạnh những cánh đồng. Vì vậy, tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam có được trong thập kỷ qua là một nền kinh tế tăng trưởng quá nóng.
Bangladesh cũng đang bắt đầu tham gia dây chuyền sản xuất của châu Á, đó là lý do tại sao nó đã tăng trưởng mạnh mẽ kể từ khi bà thủ tướng Sheikh Hasina trở lại vào năm 2009. Ở đó, điểm cất cánh để gia nhập dây chuyền sản xuất lớn của châu Á không chỉ vì mức lương thấp của đất nước, mà còn là một quyết định để khắc phục thiếu sót của chính phủ trong quá khứ: tự do hóa thương mại, tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi hơn, và cải thiện cơ sở hạ tầng.
Và do đó thịnh vượng hơn, nhờ vào sự lan truyền của sản xuất, vào các ngóc ngách và các làng quê hẻo lánh trong nội địa của châu Á thông qua dòng chảy của thương mại và đầu tư, các chính phủ châu Á bắt đầu hiểu, và tìm đến những mủi nhọn tăng cường hội nhập kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các chính phủ dường như bị dị ứng với các quy tắc đồng thuận về luật và nghĩa vụ phải thực thi trên pháp lý.
Thật vậy, cuộc khủng hoảng dường như chỉ làm tập trung tâm trí các quan chức chính phủ châu Á về sự cần thiết phải hợp tác lớn hơn. Trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998, thay vì tham gia vào việc chống phá giá đồng tiền và bảo hộ tài chính của anh hàng xóm có chính sách ăn mày đối với người dân (beggar-thy-neighbor), để tìm thấy nền tảng chung bảo vệ chống lại các cuộc khủng hoảng trong tương lai. Thì các quốc gia thành viên của ASEAN, cùng với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, lại đưa ra một thỏa thuận hoán đổi tiền tệ đa phương - Sáng kiến Chiang Mai - bằng vào sự góp vốn của các thành viên vào dự trữ ngoại hối để giúp các nước bị khủng hoảng – đây là một cú đánh vào những quốc gia đang phải khốn khổ vì tình trạng thiếu thanh khoản ngân hàng.
TOKYO – Các nhà sản xuất châu Á luôn luôn di chuyển để tìm kiếm lao động rẻ hơn. Cho đến gần đây, Trung Quốc dường như là điểm đến cuối cùng của họ, phải khẳng định là Trung Quốc đang là nơi mà phần lớn của các mạng lưới sản xuất lớn của châu Á đầu tư vào. Nhưng ba vấn đề đang được triển khai ở Trung Quốc - tăng lương vì lạm phát, sự ra đời của một kế hoạch năm năm mới là tìm cách thay đổi đáng kể nền kinh tế tập trung vào xuất khẩu sang tiêu dùng trong nước của Trung Quốc, và việc cắt bỏ cung cấp đất hiếm cho các công ty Nhật Bản - có thể là một mũi khoan làm thay đổi đáng kể như thế nào trong hệ thống đầu tư và chức năng trong những năm tới.
Mặc dù Trung Quốc hiện nay thường được xem là phân xưởng của thế giới, nó được xem là Hệ thống Sản xuất châu Á rộng lớn và, nó không chỉ là nhịp đập của trái tim cho tăng trưởng của Trung Quốc, mà còn tăng trưởng kinh tế trên khắp châu Á. Thật vậy, không lâu trước đây, nhiều người đã nghĩ rằng sẽ phải di chuyển gần như toàn bộ các cơ sở sản xuất của họ vào Trung Quốc. Nhưng xu hướng đó bây giờ dường như ít dần.
Lý do chính là tiền lương ở Trung Quốc bắt đầu tăng nhanh hơn nhiều so với mức lương thấp ở các nền kinh tế khác của châu Á, và các công ty trong Hệ thống sản xuất châu Á đang khó khăn tìm cách để giữ chân nhân viên tài năng nhất của họ ở Trung Quốc, đặc biệt những vùng duyên hải Trung Quốc trong sự bùng nổ kinh tế của họ. Thật vậy, ngày nay, tiền lương trung bình trong sản xuất dọc theo duyên hải phía Đông của Trung Quốc cao hơn ở Philippines và Thái Lan, những quốc gia một thời đã từng có tiền lương cao hơn rất nhiều trong các lĩnh vực xuất khẩu.
Chính phủ Trung Quốc trả lời điều này bằng cách khuyến khích các nhà sản xuất để di chuyển vào nội địa rộng lớn của đất nước, nơi mà mức lương thấp hơn nhiều. Tuy nhiên, các nhà sản xuất nội địa phải đi xa hơn, người lao động ít có tay nghề và chi phí vận chuyển hàng hoá cho thị trường trở nên cao hơn. Bây giờ một số người cho rằng, trong nhiều lĩnh vực, thời kỳ của "giá Trung Quốc" - được ưu đãi cho những nhà xuất khẩu để cung cấp hàng hoá rẻ nhất thế giới - có thể sắp kết thúc.
Tất nhiên, không nên bỏ qua sức mạnh của máy móc xuất khẩu từ Trung Quốc, ngay cả khi nó được sản xuất vào cuối thời kỳ giá rẻ. Cũng giống như Nhật Bản 40 năm trước, sản xuất của Trung Quốc đang chuyển lên những bậc thang cao hơn các sản phẩm giá trị gia tăng.
Hậu quả của việc tăng lương của Trung Quốc đối với các nước láng giềng của Trung Quốc có thể sẽ là rất lớn, nó tùy thuộc vào vị trí hiện tại của họ trong hệ thống sản xuất. Đối với những quốc gia đang ngày càng cạnh tranh với Trung Quốc, thách thức là làm sao cho sản phẩm của họ phải tinh vi hoặc thiết kế chuyên nghiệp hơn.
Tiền lương tăng cao tại Trung Quốc cũng tạo ra cơ hội mới cho các nhà xuất khẩu khác trong khu vực. Việt Nam đã được hưởng lợi từ điều này, với mức tăng trưởng hàng năm trên 8% trong những năm gần đây. Trên khu vực đồng bằng nằm giữa Hà Nội và Hải Phòng, những nhà máy lắp ráp của Nam Hàn và Nhật Bản đã mọc lên bên cạnh những cánh đồng. Vì vậy, tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam có được trong thập kỷ qua là một nền kinh tế tăng trưởng quá nóng.
Bangladesh cũng đang bắt đầu tham gia dây chuyền sản xuất của châu Á, đó là lý do tại sao nó đã tăng trưởng mạnh mẽ kể từ khi bà thủ tướng Sheikh Hasina trở lại vào năm 2009. Ở đó, điểm cất cánh để gia nhập dây chuyền sản xuất lớn của châu Á không chỉ vì mức lương thấp của đất nước, mà còn là một quyết định để khắc phục thiếu sót của chính phủ trong quá khứ: tự do hóa thương mại, tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi hơn, và cải thiện cơ sở hạ tầng.
Và do đó thịnh vượng hơn, nhờ vào sự lan truyền của sản xuất, vào các ngóc ngách và các làng quê hẻo lánh trong nội địa của châu Á thông qua dòng chảy của thương mại và đầu tư, các chính phủ châu Á bắt đầu hiểu, và tìm đến những mủi nhọn tăng cường hội nhập kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các chính phủ dường như bị dị ứng với các quy tắc đồng thuận về luật và nghĩa vụ phải thực thi trên pháp lý.
Thật vậy, cuộc khủng hoảng dường như chỉ làm tập trung tâm trí các quan chức chính phủ châu Á về sự cần thiết phải hợp tác lớn hơn. Trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998, thay vì tham gia vào việc chống phá giá đồng tiền và bảo hộ tài chính của anh hàng xóm có chính sách ăn mày đối với người dân (beggar-thy-neighbor), để tìm thấy nền tảng chung bảo vệ chống lại các cuộc khủng hoảng trong tương lai. Thì các quốc gia thành viên của ASEAN, cùng với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, lại đưa ra một thỏa thuận hoán đổi tiền tệ đa phương - Sáng kiến Chiang Mai - bằng vào sự góp vốn của các thành viên vào dự trữ ngoại hối để giúp các nước bị khủng hoảng – đây là một cú đánh vào những quốc gia đang phải khốn khổ vì tình trạng thiếu thanh khoản ngân hàng.
Các hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực cũng được nhân lên từ năm 1998, và thậm chí sắp đặt Trung Quốc vào một vị trí của các nước ASEAN vào đầu năm nay. Tuy nhiên, ngày nay Trung Quốc đi một mình với chính sách đồng nhân dân tệ là họ đang đánh vào các nền kinh tế châu Á như đã đánh mạnh vào kinh tế Hoa Kỳ đang bị chỉ trích. Tầm nhìn hạn hẹp này không thể tiếp tục nếu nền kinh tế châu Á tiếp tục mở rộng.
Nghĩa là Trung Quốc phải áp dụng một chế độ tỷ giá được đặc trưng bởi một loại tiền tệ đa mệnh giá, dựa trên tham chiếu tỷ lệ tương đương trong giỏ tiền tệ với một khoảng rộng hợp lý, lúc đó thặng dư mậu dịch lớn sẽ làm cho các loại tiền tệ của khu vực lượng giá với nhau trong hệ thống sản suất châu Á, thay vì họ đặt áp lực lên chỉ một hoặc hai loại tiền, như đang xảy ra ngày hôm nay. Sau đó, sức mạnh thị trường phân bổ các mệnh giá ở các quốc gia trong mắt xích cung ứng dựa trên giá trị gia tăng của họ trong tiến trình thương mại (bàn tay vô hình trong kinh tế thị trường). Điều này sẽ không chỉ làm giảm thặng dư và nhu cầu tiếp tục tích lũy dự trữ đồng đô la của Trung Quốc, mà còn cung cấp cho các công ty châu Á một động cơ để thay đổi quan niệm sản xuất hướng tới thị trường tiêu thụ trong nước.
Các nhà lãnh đạo châu Á phải đi những nước cờ để bảo đảm tốt hơn cho quốc gia của họ chống lại các nguy cơ bất ổn kinh tế mà đi kèm với thực tế hội nhập khu vực. Thảo luận nên bắt đầu với sự phối hợp lớn của chính sách tài chính và tiền tệ, bằng cách đó các nhà lãnh đạo chỉ tập trung nhiều vào những điều tốt đẹp cho lợi ích từng quốc gia cũng như cho cả khu vực.
Bản quyền: Project Syndicate, 2011.
www.project-syndicate.org
www.project-syndicate.org
BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic, 15h40', ngày 01/3/2011
0 Nhận xét