Ngày đăng: [Monday, June 21, 2010]
Làm báo nghiệp dư vì nhu cầu xã hội như chúng tôi cũng lắm chuyện để nói. Có em nhà báo trẻ bảo rằng: "Anh là loại cộng tác viên mà khi nào rất cần thì em mới hú". Kể cũng vui, vì hễ mỗi lần em ấy hú là nhu cầu cần một bài trong vòng 30'-1h vào tầm chiều đã có chủ đề, để lên khuôn và ngày mai ra báo giấy. Nói là nghiệp dư vì làm nghiệp dư giống như cặp vợ chồng không duyên mà lắm nợ. Khi nào cần thì "ngủ" với nhau, khi không cần thì có thể ly dị nhau, nhưng cả hai cùng vui vẻ, không gấu ó, mà chỉ khề khà, bù khú nhau trên bàn nhậu với những đồng nhuận bút nghiệp dư. Ngẫm lại, việc viết báo như việc gầy sòng một cuộc nhậu. Nhậu phải có rượu bia, mồi và bạn hiền. Viết bài báo cũng thế. Hôm nay ngày nhà báo, tôi viết entry này để nói kinh nghiệm làm báo nghiệp dư của mình.
Rượu: Với ai thì tôi không rõ, nhưng với tôi viết báo nghiệp dư cho báo Việt ngày nay giống như một cuộc nhậu. Nhưng cuộc nhậu của những nhà nghèo. Nhậu nhà nghèo thì không cần mồi, dăm ba cóc ổi và rượu là có thể gầy sòng. Viết báo Việt ngày nay cũng vậy, chỉ cần đại ý đưa ra là đã có vật liệu chính của cuộc nhậu - rượu - cho nên, hễ thấy mấy em mail qua cell phone "Anh cho em 400 hay 1.000 chữ với chủ đề xyz, trong chiều nay nhé" thế là 30 phút hay 1h sau chuyển mail cho các em mấy trăm hoặc 1.000 con chữ với chủ đề yêu cầu.
Người ta bảo, viết báo theo lề là rất khó, nhưng với tôi lại vô cùng dễ. Dễ vì viết theo lề đã có lề để đi. Dễ vì cái khó khi viết là chủ đề và ý tưởng. Nhưng làm báo nghiệp dư như chúng tôi, là viết theo đại ý đã được đưa sẵn. Tức rượu đã có rồi, mồi nhà nghèo thì không cần phải cao lương mỹ vị, cóc ổi xoài hay viên đá cuội chấm với nước mắm để mút, rồi rót rượu để khề khà là có thể tạo ra cuộc nhậu hoành tráng.
Nhưng có rượu mà không có bạn hiền thì cuộc nhậu mất vui. Cho nên đã có rượu rồi, người làm báo nghiệp dư chỉ cần tri thức và trí thức là có thể tạo ra mồi. Những người đã có tuổi, có vốn sống - tri thức - như chúng tôi và lại thêm có thêm một ít chữ nhờ trường lớp thì mấy chuyện tạo ra khung cảnh và bố cục để lôi kéo bạn hiền là chuyện nhỏ. Lúc đó, cuộc nhậu sẽ hoành tráng để bạn hiền kéo đến cùng nhau đối ẩm, và bài báo sẽ ra lò.
Mồi: Thời bao cấp, ngoài Bắc người ta thường lấy đậu lạc để làm mồi với một vài vại bia hơi quốc doanh. Trong Nam, đặc biệt miền Tây thì có đỡ hơn, chỉ cần ra đìa vài phút là có thể có cá lóc nướng trui hay cá rô chiên xù. Nên cuộc nhậu nhà nghèo mồi là không cần thiết lắm, miễn có chất cay là gầy được cuộc nhậu. Song nếu người có vốn sống và có chút chữ việc tự tạo ra mồi để cuộc nhậu đậm đà bản sắc theo lề là một nghệ thuật.
Nói là nghệ thuật vì cũng với đại ý đó, nếu có đủ vốn sống và chịu lách một chút về cách viết sao cho ý tại nhưng ngôn ngoại là bài báo có thể đủ mồi ngon cho bạn đọc. Có thể mỗi người đọc có một tầm nhận thức khác nhau, nhưng nếu có đủ vốn sống thì sẽ có con chữ tạo mồi cho cuộc nhậu để hút mọi tầng lớp của xã hội. Người đọc có chữ sẽ thấy cái thâm thúy của bài viết đằng sau con chữ. Kẻ ít học sẽ hả hê với những vốn sống trong những con chữ nói lên điều mình muốn đọc.
Làm báo nghiệp dư: Cái văn hóa duy tình, lúc nào cũng nhìn sự việc tình trước lý sau. Đã thế, nó còn bị ảnh hưởng triết lý nho giáo đã bị các nhà chính trị bóp méo cho công việc của họ, nên sống và làm việc ở Việt Nam, phận làm dân phải biết xem các nhà lãnh đạo là quan phụ mẫu. Dù quan phụ mẫu có là hôn quân thì cũng phải xem là thiên tử thay trời trị dân. Đó là tư tưởng xuyên suốt, nếu muốn làm người Việt.
Làm báo chuyên nghiệp hay nghiệp dư cũng thế. Nhưng làm báo nghiệp dư còn khó hơn chuyên nghiệp một nấc. Vì làm báo chuyên nghiệp thì tuần nào giao ban đầu tuần các nhà báo cũng được các quan phụ mẫu cho ra đề tài để làm, định hướng suy nghĩ của dân và giới hạn lề để viết. Còn đối với dân làm nghiệp dư, nếu không biết chọn tờ báo để làm thì có khi báo sẽ lợi dụng tiếng nói của mình để nói dùm họ những việc trái lề với quan phụ mẫu. Lúc đó, tấm gương của các nhà báo lao đao vì pháp luật sẽ là đích đến của những ai làm báo nghiệp dư. Song việc chọn báo để đăng bài không phải ai cũng làm được, vì nhiều lý do khó lòng có thể liệt kê ra hết. Muốn thế, có một số nguyên tắc chính và cũng là kim chỉ nam,. xem như kinh nghiệm làm báo nghiệp dư của tôi muốn chia sẻ cùng mọi người.
Vấn đề thứ nhất luôn được cho là nhạy cảm là vấn đề ngoại giao. Là một nước nhỏ đứng cùng đường biên nước lớn, nhưng nước lớn ấy luôn xem ta là chư hầu hơn ngàn năm nay. Cho nên những ý tưởng viết báo nghiệp dư mà có thể đụng chạm đến quan hệ ngoại giao luôn phải giữ và tránh. Tiếng Việt mình hay lắm, vì văn hóa và lịch sử mà tạo thành. Ông bà mình bảo viết và lách. Nếu chuyện đụng đến ngoại giao mà được cho là nhạy cảm không thể bỏ qua trong bài viết, thì lách một chút ta cũng có thể vẫn nói mạnh, nhưng không ai sờ gáy. Cách tốt nhất là khi muốn viết anh A thì cũng nên thêm cả anh B,C, etc vào cho nó đuề huề, nhưng không bỏ chủ đích của mình, mà "nước bạn" không cảm thấy bị xúc phạm.
Vấn đề thứ hai là vấn đề lịch sử. Một câu nói nổi tiếng của Napoleon mà ai vào nghề báo cũng phải cần nên biết: "Lịch sử là con điếm mà các nhà chính trị ai cũng muốn lôi lên giường ngủ". Đặc biệt, ở một nước có những khoảng tối về lịch sử như nước Việt về cả các giai thoại các anh hùng và những mốc lịch sử quan trọng, thì viết về lịch sử cũng phải biết lách, biết làm mờ hay tô đậm một chút khi cần, nhưng không làm mất ý mình muốn nói cũng là một nghệ thuật. Tốt nhất khi viết vấn đề có liên quan về lịch sử thì nên viết để xây dựng mà không nên viết để phá bỏ, thì chuyện nhạy cảm sẽ tiêu tan.
Vấn đề thứ ba là vấn đề viết mà giữ được mình không là bồi bút dù phải theo lề. Muốn thế người viết không phải vì tiền và phải có cái tâm vì cái chung để viết, không viết vì cái riêng cho bất kỳ ai, dù cho mình hay cho thầy mình ngưỡng mộ. Phải biết gửi gắm những suy tư, những trăn trở vì cái chung, cái bất cập vào bài viết để nói lên tâm tư nguyện vọng chung của dân tộc thì không ai lại xem mình là kẻ phá bỉnh và đụng vấn đề nhạy cảm.
Và cuối cùng là vấn đề vô cùng nhạy cảm với thể chế chính trị hiện hành. Khác với các mô hình xã hội đa nguyên đa đảng, Việt Nam là mô hình xã hội đơn nguyên theo Stalin và Mao đã vạch ra cho các đàn em. Trong đó, một sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình hình thành xã hội Việt Nam hiện nay, một chân lý của ông Marx rất quan trọng là "Hạnh phúc là đấu tranh". Muốn đấu tranh thắng lợi thì phải có lực lượng. Muốn có lực lượng thì phải có đảng phái và tập hợp những con người cùng chí hướng. Chính nhờ nó mà cuộc cách mạng thống nhất đất nước đi đến thành công. Cũng chính nó - thành lập lực lượng - là vấn đề mà các nhà chính trị đương quyền ở xã hội Việt Nam rất lo sợ. Làm báo nghiệp dư là một cơ hội để cộng đồng biết đến mình. Khi cộng đồng biết đến mình nhiều thì chính quyền sẽ có mối lo. Cho nên khi làm báo nghiệp dư thì phải dẹp bỏ ý niệm tham gia bất kỳ một tổ chức nào để quan phụ mẫu không phải mất ngủ vì mình. Vì có giai cấp cầm quyền nào muốn từ bỏ vai trò của nó bao giờ? Quyền luôn đi với lợi, nên tiếng Việt ông cha mình gọi là quyền lợi là thế. Có câu ca dao "Miếng ăn là miếng tồi tàn/ Mất ăn một miếng lộn gan lên đầu". Nên đừng để quan phụ mẫu mất ngủ vì mình, họ mất ngủ vì mình thì đời mình cũng đi tong. Tấm gương các nhà dân chủ vừa qua cũng cho thấy đó là kinh nghiệm mà ai cũng phải nên tránh.
Đôi dòng với ngày nhà báo Việt Nam trong khi cúp điện theo lịch, nên viết vội. Nếu viết có gì quá nhạy cảm thì cũng xin bỏ qua cho. Chủ yếu là có món ăn cho ngày nhà báo.
Asia Clinic, 9h40' ngày 21/6/2010
Làm báo nghiệp dư: Cái văn hóa duy tình, lúc nào cũng nhìn sự việc tình trước lý sau. Đã thế, nó còn bị ảnh hưởng triết lý nho giáo đã bị các nhà chính trị bóp méo cho công việc của họ, nên sống và làm việc ở Việt Nam, phận làm dân phải biết xem các nhà lãnh đạo là quan phụ mẫu. Dù quan phụ mẫu có là hôn quân thì cũng phải xem là thiên tử thay trời trị dân. Đó là tư tưởng xuyên suốt, nếu muốn làm người Việt.
Làm báo chuyên nghiệp hay nghiệp dư cũng thế. Nhưng làm báo nghiệp dư còn khó hơn chuyên nghiệp một nấc. Vì làm báo chuyên nghiệp thì tuần nào giao ban đầu tuần các nhà báo cũng được các quan phụ mẫu cho ra đề tài để làm, định hướng suy nghĩ của dân và giới hạn lề để viết. Còn đối với dân làm nghiệp dư, nếu không biết chọn tờ báo để làm thì có khi báo sẽ lợi dụng tiếng nói của mình để nói dùm họ những việc trái lề với quan phụ mẫu. Lúc đó, tấm gương của các nhà báo lao đao vì pháp luật sẽ là đích đến của những ai làm báo nghiệp dư. Song việc chọn báo để đăng bài không phải ai cũng làm được, vì nhiều lý do khó lòng có thể liệt kê ra hết. Muốn thế, có một số nguyên tắc chính và cũng là kim chỉ nam,. xem như kinh nghiệm làm báo nghiệp dư của tôi muốn chia sẻ cùng mọi người.
Vấn đề thứ nhất luôn được cho là nhạy cảm là vấn đề ngoại giao. Là một nước nhỏ đứng cùng đường biên nước lớn, nhưng nước lớn ấy luôn xem ta là chư hầu hơn ngàn năm nay. Cho nên những ý tưởng viết báo nghiệp dư mà có thể đụng chạm đến quan hệ ngoại giao luôn phải giữ và tránh. Tiếng Việt mình hay lắm, vì văn hóa và lịch sử mà tạo thành. Ông bà mình bảo viết và lách. Nếu chuyện đụng đến ngoại giao mà được cho là nhạy cảm không thể bỏ qua trong bài viết, thì lách một chút ta cũng có thể vẫn nói mạnh, nhưng không ai sờ gáy. Cách tốt nhất là khi muốn viết anh A thì cũng nên thêm cả anh B,C, etc vào cho nó đuề huề, nhưng không bỏ chủ đích của mình, mà "nước bạn" không cảm thấy bị xúc phạm.
Vấn đề thứ hai là vấn đề lịch sử. Một câu nói nổi tiếng của Napoleon mà ai vào nghề báo cũng phải cần nên biết: "Lịch sử là con điếm mà các nhà chính trị ai cũng muốn lôi lên giường ngủ". Đặc biệt, ở một nước có những khoảng tối về lịch sử như nước Việt về cả các giai thoại các anh hùng và những mốc lịch sử quan trọng, thì viết về lịch sử cũng phải biết lách, biết làm mờ hay tô đậm một chút khi cần, nhưng không làm mất ý mình muốn nói cũng là một nghệ thuật. Tốt nhất khi viết vấn đề có liên quan về lịch sử thì nên viết để xây dựng mà không nên viết để phá bỏ, thì chuyện nhạy cảm sẽ tiêu tan.
Vấn đề thứ ba là vấn đề viết mà giữ được mình không là bồi bút dù phải theo lề. Muốn thế người viết không phải vì tiền và phải có cái tâm vì cái chung để viết, không viết vì cái riêng cho bất kỳ ai, dù cho mình hay cho thầy mình ngưỡng mộ. Phải biết gửi gắm những suy tư, những trăn trở vì cái chung, cái bất cập vào bài viết để nói lên tâm tư nguyện vọng chung của dân tộc thì không ai lại xem mình là kẻ phá bỉnh và đụng vấn đề nhạy cảm.
Và cuối cùng là vấn đề vô cùng nhạy cảm với thể chế chính trị hiện hành. Khác với các mô hình xã hội đa nguyên đa đảng, Việt Nam là mô hình xã hội đơn nguyên theo Stalin và Mao đã vạch ra cho các đàn em. Trong đó, một sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình hình thành xã hội Việt Nam hiện nay, một chân lý của ông Marx rất quan trọng là "Hạnh phúc là đấu tranh". Muốn đấu tranh thắng lợi thì phải có lực lượng. Muốn có lực lượng thì phải có đảng phái và tập hợp những con người cùng chí hướng. Chính nhờ nó mà cuộc cách mạng thống nhất đất nước đi đến thành công. Cũng chính nó - thành lập lực lượng - là vấn đề mà các nhà chính trị đương quyền ở xã hội Việt Nam rất lo sợ. Làm báo nghiệp dư là một cơ hội để cộng đồng biết đến mình. Khi cộng đồng biết đến mình nhiều thì chính quyền sẽ có mối lo. Cho nên khi làm báo nghiệp dư thì phải dẹp bỏ ý niệm tham gia bất kỳ một tổ chức nào để quan phụ mẫu không phải mất ngủ vì mình. Vì có giai cấp cầm quyền nào muốn từ bỏ vai trò của nó bao giờ? Quyền luôn đi với lợi, nên tiếng Việt ông cha mình gọi là quyền lợi là thế. Có câu ca dao "Miếng ăn là miếng tồi tàn/ Mất ăn một miếng lộn gan lên đầu". Nên đừng để quan phụ mẫu mất ngủ vì mình, họ mất ngủ vì mình thì đời mình cũng đi tong. Tấm gương các nhà dân chủ vừa qua cũng cho thấy đó là kinh nghiệm mà ai cũng phải nên tránh.
Đôi dòng với ngày nhà báo Việt Nam trong khi cúp điện theo lịch, nên viết vội. Nếu viết có gì quá nhạy cảm thì cũng xin bỏ qua cho. Chủ yếu là có món ăn cho ngày nhà báo.
Asia Clinic, 9h40' ngày 21/6/2010
0 Nhận xét