Ngày đăng: [Sunday, November 15, 2009]
Bài liên quan:
+ Ngành y Việt Nam cần thay đổi gì: Quản lý dược
+ Ngành y Việt Nam cần thay đổi gì: Mục tiêu
+ Ngành y Việt Nam cần thay đổi gì: Quản lý
+ Ngành y Việt Nam cần thay đổi gì: Bảo hiểm y tế
+ Ngành y Việt Nam cần thay đổi gì: Đào tạo
+ Ngành y Việt Nam cần thay đổi gì: Phân bổ và đãi ngộ
Lẽ ra không có bài bày nếu không có sự thôi thúc của một tiến sĩ đang làm nhiệm vụ quản lý của một ngành có liên quan đến lo phần hồn của con người, ngành giáo. Không biết có duyên nợ gì giữa 2 ngành y và giáo. Nhưng, một là kỹ sư tâm hồn. Một còn lại không chỉ là kỹ sư tâm hồn mà còn là kỹ sư về thể xác. Khác với kỹ sư bên ngành kỹ thuật. Máy hư thì sửa, sửa không được thì thay, sửa thay không được thì vứt, mua máy khác. Ngành y và giáo sửa phần hồn và phần xác con người. khi nói đến sửa và thay thì thật gian nan. Nói đến chuyện này lại nhớ đến ông bạn vong niên. Gọi là vong niên vì ông cùng thời với các cụ Huỳnh Tấn Phát bên kiến trúc, Huỳnh Văn Tiểng bên văn hóa truyền thông, Trịnh Kim Ảnh bên y khoa và Trần Đức Thảo bên triết, Lê Văn Thiêm bên giáo dục ... Những con người đã về chốn vĩnh hằng, chỉ còn lại mình ông đi tìm tụi trẻ, nhưng đã xế chiều làm quen, tâm tình và hỉ hả với nhau bên chén rượu nồng cho những năm tháng còn lại. Ông làm thú y, ông vẫn tự trào về mình: "Mấy thằng làm về liên quan đến con người nó ra đi hết. Chỉ còn lại thằng bác sĩ chó ở lại nhìn đời bằng con mắt của tên đổ tể. Vì chó, heo bệnh, nếu thấy tốn kém điều trị thì giết thịt là xong. Còn nghề của mày, đâu được giết. Đó là lương tâm, trách nhiện nhe con!".
+ Ngành y Việt Nam cần thay đổi gì: Quản lý dược
+ Ngành y Việt Nam cần thay đổi gì: Mục tiêu
+ Ngành y Việt Nam cần thay đổi gì: Quản lý
+ Ngành y Việt Nam cần thay đổi gì: Bảo hiểm y tế
+ Ngành y Việt Nam cần thay đổi gì: Đào tạo
+ Ngành y Việt Nam cần thay đổi gì: Phân bổ và đãi ngộ
Lẽ ra không có bài bày nếu không có sự thôi thúc của một tiến sĩ đang làm nhiệm vụ quản lý của một ngành có liên quan đến lo phần hồn của con người, ngành giáo. Không biết có duyên nợ gì giữa 2 ngành y và giáo. Nhưng, một là kỹ sư tâm hồn. Một còn lại không chỉ là kỹ sư tâm hồn mà còn là kỹ sư về thể xác. Khác với kỹ sư bên ngành kỹ thuật. Máy hư thì sửa, sửa không được thì thay, sửa thay không được thì vứt, mua máy khác. Ngành y và giáo sửa phần hồn và phần xác con người. khi nói đến sửa và thay thì thật gian nan. Nói đến chuyện này lại nhớ đến ông bạn vong niên. Gọi là vong niên vì ông cùng thời với các cụ Huỳnh Tấn Phát bên kiến trúc, Huỳnh Văn Tiểng bên văn hóa truyền thông, Trịnh Kim Ảnh bên y khoa và Trần Đức Thảo bên triết, Lê Văn Thiêm bên giáo dục ... Những con người đã về chốn vĩnh hằng, chỉ còn lại mình ông đi tìm tụi trẻ, nhưng đã xế chiều làm quen, tâm tình và hỉ hả với nhau bên chén rượu nồng cho những năm tháng còn lại. Ông làm thú y, ông vẫn tự trào về mình: "Mấy thằng làm về liên quan đến con người nó ra đi hết. Chỉ còn lại thằng bác sĩ chó ở lại nhìn đời bằng con mắt của tên đổ tể. Vì chó, heo bệnh, nếu thấy tốn kém điều trị thì giết thịt là xong. Còn nghề của mày, đâu được giết. Đó là lương tâm, trách nhiện nhe con!".
Khi nói đến thay đổi ngành y Việt Nam thì phải nói đến thay đổi tư duy về quan niệm của nghề y. Từ rất lâu, do ảnh hưởng Khổng Nho mà quan niệm người Việt cho rằng ngành y là ngành cứu người. Thậm chí có người còn nâng tầm nó lên đao to búa lớn hơn là: cứu nhân độ thế. Nên mới có câu "Lương y như từ mẫu" nghe bảo của cụ Hồ răn dạy ngành y tế. Câu này rất đúng, làm nghề y mà không xem người bệnh như ruột thịt của mình thì khó lòng lo sức khỏe cho người bệnh trọn vẹn cả phần xác lẫn phần hồn được.
Thế nhưng, khi người thầy thuốc lo sức khỏe và lo cho phần hồn người bệnh tốt, thì đáp lại xã hội phải xem nghành y với quan niệm khác hơn là quan niệm lâu nay: cứu người. Khi được đòi hỏi cao thì phải được đãi ngộ lớn xứng với tầm của đòi hỏi phải không? Thế thì khi được đãi ngộ xứng tầm thì đòi hỏi ngành y phải có trách nhiệm cao hơn. Vậy thì làm y phải chịu sự ràng buộc của pháp luật rõ ràng để có tính răn đe người làm y có trách nhiệm và danh dự nghề nghiệp tối đa khi người khác giao phó tính mạng của mình cho các thầy thuốc.
Như vậy, khi đòi hỏi trách nhiệm cao, để có đãi ngộ cao gắn liền đến pháp lý cho công bằng xã hội thì quan niệm về ngành y phải như thế nào? Theo tôi, không nên dùng quan niệm xưa cũ theo văn hóa Khổng Nho để nhìn ngành y như một nghề cứu người. Mà nên nhìn ngành y là một ngành cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Đừng nâng vai trò nó quá đáng, mà cái gì quá đáng sẽ dẫn đến cực đoan và cảm tính. Khi quan niệm cung cấp một dịch vụ chắm sóc sức khỏe, mọi người sẽ nhìn ngành y khác hơn. Là nghề y không chỉ cứu người theo nghĩa đen, mà nghề y có nhiệm vụ như bao nghề khác. Nông dân làm ra lúa gạo, kỹ sư làm ra máy móc, nhà văn làm ra tác phẩm đọc, bác tài xế làm nhiệm vụ chuyên chở, chú công an canh giấc ngủ bình yên cho đường phố hay ngay cả lãnh tụ đưa ra quyết sách cho quốc gia .v.v. và v.v... tất cả đều là sự phân bố nhiệm vụ của xã hội giao phó, không ai hơn ai, không nhiệm vụ nào quan trọng hơn nhiệm vụ nào. Hãy thử nghĩ, nếu bác sĩ quan trọng hơn bác nông dân, thế thì xã hội không có người làm nông thì chúng ta sẽ sống ra sao? Nhìn như thế sẽ thấy sự bình đẳng về quan niệm sống. Và người làm nghề y cũng thấy mình làm nghề y vì nghiệp phải làm chứ không có quan niệm ban ơn với người bệnh. Khi thấy được cái nghiệp của nghề y, thầy thuốc sẽ có trách nhiệm, lương tâm hơn. Và khi thấy được cái nghiệp của nghề y, xã hội sẽ có cái nhìn đãi ngộ hơn với những người làm nghề y sòng phẳng hơn. Và khi có sự đãi ngộ tốt hơn thì nghề y cũng phải chịu sự giám sát của luật pháp sát sao hơn nhằm ngăn chặn những sai lầm đáng tiếc trong nghề y.
Khi nào mỗi cá nhân làm nghề y hiểu rằng người bệnh là người thầy của thầy thuốc. Vì không có người bệnh thì lấy đâu ra để thầy thuốc học hỏi bệnh tật và làm việc. Sách vở chỉ là một màu xám xịt, như Johann Wolfgang Von Goethe đã từng nói. Chỉ có người bệnh là cây đời sinh động cho thầy thuốc. Và lúc đó nghề y mới chín được. Và những ai đang làm nghề y cũng đừng nên cho rằng làm y khoa là làm nghề cứu người mà hãy nghĩ đến chuyện cứu mình trước khi chưa muộn.
Khi nào mỗi cá nhân làm nghề y hiểu rằng người bệnh là người thầy của thầy thuốc. Vì không có người bệnh thì lấy đâu ra để thầy thuốc học hỏi bệnh tật và làm việc. Sách vở chỉ là một màu xám xịt, như Johann Wolfgang Von Goethe đã từng nói. Chỉ có người bệnh là cây đời sinh động cho thầy thuốc. Và lúc đó nghề y mới chín được. Và những ai đang làm nghề y cũng đừng nên cho rằng làm y khoa là làm nghề cứu người mà hãy nghĩ đến chuyện cứu mình trước khi chưa muộn.
Nếu các bạn đồng ý về thay đổi quan niệm nhìn nghề y là một nghề cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thì tôi sẽ bàn tiếp vấn đề này ở phần 2, trong một entry khác. Cuối tuần vui vẻ,
0 Nhận xét