Ngày đăng: [Monday, April 19, 2010]
THỜI TUỔI THƠ CẮP SÁCH
Đọc thêm phần I: LẦN CHẠY GIẶC ĐẦU ĐỜI
Qui nhơn là một trong những vùng địa lý có tầm quan trọng về nhiều mặt của dãi đất miền Trung Việt Nam. Trong mọi thời kỳ của đất nước, dù thời bình hay thời chiến cảng Qui Nhơn và Đầm Thị Nại luôn là một vị trí rất quan trọng. Từ thời thành Đồ Bàn còn của Chế Bồng Nga, Đầm Thị Nại đã là nơi bắt đầu cho mọi giao thương và thủy quân. Sau đó đến thời nhà Tây Sơn, rồi nhà Nguyễn cũng thế. Khi người Pháp xâm lược nước ta, với sự phát hiện ra nóc nhà Đông Dương là nơi trọng yếu để thâu tóm toàn bộ Đông Dương cũng như lấy Việt Nam làm bàn đạp để tiến vào Châu Á, một loạt cảng biển Trung bộ Việt Nam trở thành có giá trị nghìn vàng trong con mắt không chỉ của các triều đại của Việt Nam, mà còn là nỗi thèm muốn của tất cả các ngoại bang nhăm nhe xâm chiếm.
Đặc biệt đối với 3 cảng nước sâu vô cùng quan trọng có các quốc lộ giao thông với nóc nhà Đông Dương là cảng Qui Nhơn, cảng Nha Trang và cảng Cam Ranh. Chúng vô cùng quan trọng trong việc giao thông phân phối cho khu vực miền Trung lên nóc nhà Đông Dương, thông qua quốc lộ 19 lên Gia Lai và 26 lên Daklak do người Pháp xây dựng sau khi xâm lược. Vì thế mọi cố gắng biến cảng Qui Nhơn trở thành cảng phụ vụ cho cuộc chiến của người Mỹ khi đặt chân vào Việt Nam là không thể thiếu. Nó đã biến Qui Nhơn như một cô gái quê biết mặc chiếc đầm diêm dúa trong suốt một thập niên 1965-1975.
Trước khi người Mỹ xây dựng lại cảng Qui Nhơn, Đầm Thị Nại ăn sâu vào khu Chợ Đầm và tất cả tàu thuyền cập Qui Nhơn ở hai hướng. Một hướng ở cảng lớn thuộc mũi Hải Cảng nhìn sang làng chài Quang Minh. Một hướng ở khu vực Chợ Đầm nhìn vào Đầm Thị Nại. Để biến cảng Qui Nhơn có thể cập cảng các tàu lớn lên đến 30.000 tấn, người Mỹ đã vét Đầm Thị Nại bằng máy hút để hút cát trong lòng Đầm san lấp thành khu vực Chợ Đầm đắp một con đường nối liền ngã ba ranh giới hai quận Nhơn Bình và Nhơn Định ăn vào Đầm Thị Nại, để làm đường giao thông cho cảng đi các nơi. Nên cảng Qui Nhơn nằm bên trong Đầm Thị Nại cực kỳ kín gió. Nó nằm gần cửa Quang Minh ăn thông ra Biển Đông, với dãy núi tạo ra đặc khu kinh tế Nhơn Hội bao bọc phía biển Đông.
Ngày xuống Qui Nhơn cảng mới đang dở dang thành lập. Gia đình tôi sống khu nhà thuê ở khu vực chợ Đầm mới thành lập. Khu vực cảng Qui Nhơn vẫn còn ngổn ngang. Người Mỹ quây một hàng rào không cho dân đi vào khu cảng quân sự. Bốt gác do người Mỹ canh. Lũ trẻ chúng tôi vẫn thường lân la đến học vài câu chào hỏi, và thường được lính Mỹ cho đồ hộp quân tiếp vụ rất ngon. Thời lính Mỹ mới qua họ đối xử với người Việt rất lịch sự. Lúc nào gặp, dù trẻ hay già họ đều How are you? Đối với trẻ nhỏ như chúng tôi họ rất cưng. Sau này do cách đối xử kiểu ma lanh của người Việt làm cho lính Mỹ e dè và lo sợ, việc đối xử cũng trở nên khinh thường.
Giáo dục Việt Nam hệ thống trường công lập lúc nào cũng cung không đủ cầu. Cả thị xã Qui Nhơn thời ấy chỉ có 2 trường tiểu học cộng đồng. Từ năm 1970 dưới quyết định của ông thủ tướng quyết một lòng chống tham nhũng bằng cách đi xe đạp mà không chịu đi xe chính phủ VNCH cấp, Trần Văn Hương, Qui Nhơn tách ra khỏi quận Tuy Phước và có 2 quận. Một trường thuộc quận Nhơn Bình thuộc khu vực trung tâm có một trường tiểu học cộng đồng Nguyễn Huệ, nằm trên đường Võ Tánh cũ, bây giờ là trường phổ thông cơ sở Lê Hồng Phong, đường Võ Tánh cũng đổi tên thành đường Lê Hồng Phong. Ở khu vực quận Nhơn Định có một trường là trường tôi đã học: tiểu học cộng đồng Nguyễn Trường Tộ, nằm trên đường Gia Long cũ, bây giờ là phổ thông cơ sở Đống Đa II, đường Gia Long bây giờ là đường Trần Hưng Đạo. Muốn vào trường công vô cùng khó khăn. Đầu năm học phải nộp hồ sơ và trải qua cuộc thi tuyển như thi tuyển vào đại học bây giờ. Vì được học trường công lập là niềm tự hào của bất kỳ trẻ con nào ở thời đó. Học trường công lập được bao cấp toàn bộ từ học phí đến bữa ăn sáng mỗi ngày và luôn cho cả chăm sóc y tế khi có vấn đề bệnh tật. Một số bạn là gia đình thương binh - tử sĩ của Việt Nam Cộng Hòa còn được thêm tiền học bổng mỗi tháng 600 đồng thời đó. Sáu trăm đồng là một số tiền lớn, tôi nhớ 1 đồng đô la quân đội Mỹ ăn 10 đồng VNCH. Một lượng vàng thời đó cũng chỉ khoảng 6.000 đồng. Nhưng thi cử vào trường công thì không có việc ưu tiên. Ai thi rớt sẽ phải tốn tiền học trường tư thục. Qui Nhơn có 3 hệ thống tư thục: một của Phật giáo có trường Bồ Đề. Một của Thiên Chúa giáo có hệ thống Lasan Taberd hay gì đó mà tôi không còn nhớ rõ. Còn lại là của người Hoa sinh sống ở Qui Nhơn.
Để vào trường tiểu học cộng đồng Nguyễn Trường Tộ, tôi phải học lại và học ở một ông thầy Già. Ông thầy già với những chiếc roi tre dài. Trường của ông dạy chỉ có 1 phòng học rộng bề ngang hơn 10 mét, bề dài hơn 20 mét. Mỗi ngày ông dạy 2 buổi. Mỗi lần dạy là từ lớp nhất đến lớp năm. Hồi đó gọi lớp năm là lớp một bây giờ. Lớp nhất là lớp năm bây giờ. Vì hầu hết là những trẻ chạy giặc nên đều bị học chậm đi nhiều năm và phải học lại để hy vọng thi được vào trường công lập cho bớt chi phí học hành của cha mẹ. Ông thầy Già dạy kiểu trường làng. Lớp nhỏ ngồi bàn gần thầy, lớp lớn hơn theo thứ tự ngồi xa dần. Trường của thầy Già học sinh lên đến vài trăm. Mỗi lần vào lớp ông thầy chia tấm bảng thành 5 cột. Ông viết bài học và chương trình học lên từng cột để mỗi lớp trưởng của từng lớp chỉ huy các bạn. Lớp học lúc nào cũng như ong vỡ tổ. Vì lớp nhỏ nhất ngày nào cũng được lớp trưởng xướng bài cửu chương để cả lớp đồng thanh đọc theo như vẹt. Lớp lớn hơn thì học chánh tả, lớn hơn nữa thì làm toán đố, v.v...
Thời đó, học trường làng của ông thầy Già hay sau khi vào trường công lập cũng giống nhau giữa cách thầy đối xử với trò bằng roi vọt cho mỗi lần không thuộc bài hay viết chữ bị lem ra giấy. Thời đó làm gì có bút bi như bây giờ? Chúng tôi đứa nào cũng có ít nhất vài ba tấm áo dính mực vì những bình mực thủy tinh đã pha sẵn hay những bình mực nhựa có cái toi mà phải mua những cục mực màu về để tự pha. Viết bằng ngòi viết lá tre, lá bầu chấm mực. Các ông thầy, bà cô luôn tuyển chọn một học sinh nhà có vườn trồng tre. Họ biệt phái cho học sinh đó có nhiệm vụ vót những cây roi dài để bảo ban học sinh khi cần. Với tư duy Tam cương - Ngũ thường, bậc thầy cô hồi đó được coi trọng hơn cha mẹ: Quân - Sư - Phụ: Vua - Thầy - Cha. Tôi ở gần nhà thầy, mỗi khi ra đường gặp thầy phải vòng ta cúi đầu chào. Nếu không ngày mai vào lớp thế nào cũng ăn roi và quỳ gối trên vỏ trái mít, với 2 tay cầm hai hòn gạch đưa lên trên đầu. Chúng tôi thời ấy sợ nhất là hình phạt này. Thà bị đánh mấy roi ở mông còn hơn là đầu gối đau nhức vì gai của vỏ mít đâm vào mà 2 tay thì mỏi nhừ vì phải cầm 2 viên gạch đưa lên khỏi đầu.
Sau một năm học thầy tôi thi đậu vào trường công lập. Vào công lập con trai và con giá tiểu học cùng học chung trường chung lớp. Con trai quần sooc xanh có quai treo lên 2 vai. Áo sơ mi trắng với phù hiện trên ngực bỏ vào quần, đi dép sandal, thật tự hào. Con gái cũng đồng phục quần tây dài hay váy màu xanh và áo sơ mi. Mỗi lần chào cờ là một màu thẳng tắp.
Thời tiểu học công lập chúng tôi chỉ học một buổi. Buổi sáng dành cho các lớp lớn. Buổi chiều dành cho các lớp nhỏ. Nên chào cờ đầu tuần các học sinh được lãnh bảng danh dự hằng tháng từ tất cả các lớp xếp hàng riêng làm thành một dàn đồng ca hát Quốc Ca. Một đôi học sinh được chọn ra là giỏi nhất để lên kéo cờ. Ai cũng tự hào và tranh nhau học để được hát quốc ca và càng tự hào khi được lên kéo lá cờ. Các lớp học buổi sáng làm công việc thượng cờ đầu tuần. Các lớp nhỏ học buổi chiều có nhiệm vụ hạ cờ vào chiều thứ bảy hằng tuần và chỉ hát đoạn cuối bảng Quốc ca, để tuần sau lại thượng cờ. Có một bài học thuộc lòng chỉ 4 câu lục bác, nhưng tôi chỉ còn nhớ câu cuối: "Bảng vàng danh dự được lên đứng đầu".
Những người thầy tiểu học của chúng tôi thời ấy đều phải bị tổng động viên đi lính. Có người sau khi hoàn thành 2 năm lính quay về dân sự. Có người vẫn trong quân ngũ và dạy học ăn hai lương. Nhưng tất cả được gọi là sĩ quan biệt phái? Vì là những sĩ quan biệt phái nên có thầy khi đi dạy vẫn mặt bộ rằn ri, mang giày Boot de Saut đánh xi bóng loáng có thể soi gương được, tay cầm cane đi dạy trông oai vệ vô cùng.
Tiểu học chúng tôi chỉ có một thầy hoặc cô dạy cho mỗi lớp. Sách chúng tôi học được bộ Quốc gia giáo dục cấp. Sách của bộ in rất tốt, giấy trắng tinh và cuốn nào cũng to đùng, nặng vài ký. Nhưng cứ mỗi kỳ cuối năm luôn có những ban tu thư xuất bản tư nhân vào quảng cáo sách của họ biên soạn. Không có lớp nào học giống lớp nào về từng bài của từng môn học cụ thể. Lớp năm A được thầy/cô này dạy, lớp năm B được thầy cô khác dạy. Không ai dạy giống ai, nhưng mục tiêu hiểu biết của từng cấp lớp sau khi học xong là như nhau về tất cả các môn. Có những bài học thuộc lòng mà thế hệ chúng tôi xem là mẫu mực mà ai cũng được học như bài: "Giờ Quốc sử" của nhà thơ Đoàn Văn Cừ thì ai cũng thuộc:
Giáo dục Việt Nam hệ thống trường công lập lúc nào cũng cung không đủ cầu. Cả thị xã Qui Nhơn thời ấy chỉ có 2 trường tiểu học cộng đồng. Từ năm 1970 dưới quyết định của ông thủ tướng quyết một lòng chống tham nhũng bằng cách đi xe đạp mà không chịu đi xe chính phủ VNCH cấp, Trần Văn Hương, Qui Nhơn tách ra khỏi quận Tuy Phước và có 2 quận. Một trường thuộc quận Nhơn Bình thuộc khu vực trung tâm có một trường tiểu học cộng đồng Nguyễn Huệ, nằm trên đường Võ Tánh cũ, bây giờ là trường phổ thông cơ sở Lê Hồng Phong, đường Võ Tánh cũng đổi tên thành đường Lê Hồng Phong. Ở khu vực quận Nhơn Định có một trường là trường tôi đã học: tiểu học cộng đồng Nguyễn Trường Tộ, nằm trên đường Gia Long cũ, bây giờ là phổ thông cơ sở Đống Đa II, đường Gia Long bây giờ là đường Trần Hưng Đạo. Muốn vào trường công vô cùng khó khăn. Đầu năm học phải nộp hồ sơ và trải qua cuộc thi tuyển như thi tuyển vào đại học bây giờ. Vì được học trường công lập là niềm tự hào của bất kỳ trẻ con nào ở thời đó. Học trường công lập được bao cấp toàn bộ từ học phí đến bữa ăn sáng mỗi ngày và luôn cho cả chăm sóc y tế khi có vấn đề bệnh tật. Một số bạn là gia đình thương binh - tử sĩ của Việt Nam Cộng Hòa còn được thêm tiền học bổng mỗi tháng 600 đồng thời đó. Sáu trăm đồng là một số tiền lớn, tôi nhớ 1 đồng đô la quân đội Mỹ ăn 10 đồng VNCH. Một lượng vàng thời đó cũng chỉ khoảng 6.000 đồng. Nhưng thi cử vào trường công thì không có việc ưu tiên. Ai thi rớt sẽ phải tốn tiền học trường tư thục. Qui Nhơn có 3 hệ thống tư thục: một của Phật giáo có trường Bồ Đề. Một của Thiên Chúa giáo có hệ thống Lasan Taberd hay gì đó mà tôi không còn nhớ rõ. Còn lại là của người Hoa sinh sống ở Qui Nhơn.
Để vào trường tiểu học cộng đồng Nguyễn Trường Tộ, tôi phải học lại và học ở một ông thầy Già. Ông thầy già với những chiếc roi tre dài. Trường của ông dạy chỉ có 1 phòng học rộng bề ngang hơn 10 mét, bề dài hơn 20 mét. Mỗi ngày ông dạy 2 buổi. Mỗi lần dạy là từ lớp nhất đến lớp năm. Hồi đó gọi lớp năm là lớp một bây giờ. Lớp nhất là lớp năm bây giờ. Vì hầu hết là những trẻ chạy giặc nên đều bị học chậm đi nhiều năm và phải học lại để hy vọng thi được vào trường công lập cho bớt chi phí học hành của cha mẹ. Ông thầy Già dạy kiểu trường làng. Lớp nhỏ ngồi bàn gần thầy, lớp lớn hơn theo thứ tự ngồi xa dần. Trường của thầy Già học sinh lên đến vài trăm. Mỗi lần vào lớp ông thầy chia tấm bảng thành 5 cột. Ông viết bài học và chương trình học lên từng cột để mỗi lớp trưởng của từng lớp chỉ huy các bạn. Lớp học lúc nào cũng như ong vỡ tổ. Vì lớp nhỏ nhất ngày nào cũng được lớp trưởng xướng bài cửu chương để cả lớp đồng thanh đọc theo như vẹt. Lớp lớn hơn thì học chánh tả, lớn hơn nữa thì làm toán đố, v.v...
Thời đó, học trường làng của ông thầy Già hay sau khi vào trường công lập cũng giống nhau giữa cách thầy đối xử với trò bằng roi vọt cho mỗi lần không thuộc bài hay viết chữ bị lem ra giấy. Thời đó làm gì có bút bi như bây giờ? Chúng tôi đứa nào cũng có ít nhất vài ba tấm áo dính mực vì những bình mực thủy tinh đã pha sẵn hay những bình mực nhựa có cái toi mà phải mua những cục mực màu về để tự pha. Viết bằng ngòi viết lá tre, lá bầu chấm mực. Các ông thầy, bà cô luôn tuyển chọn một học sinh nhà có vườn trồng tre. Họ biệt phái cho học sinh đó có nhiệm vụ vót những cây roi dài để bảo ban học sinh khi cần. Với tư duy Tam cương - Ngũ thường, bậc thầy cô hồi đó được coi trọng hơn cha mẹ: Quân - Sư - Phụ: Vua - Thầy - Cha. Tôi ở gần nhà thầy, mỗi khi ra đường gặp thầy phải vòng ta cúi đầu chào. Nếu không ngày mai vào lớp thế nào cũng ăn roi và quỳ gối trên vỏ trái mít, với 2 tay cầm hai hòn gạch đưa lên trên đầu. Chúng tôi thời ấy sợ nhất là hình phạt này. Thà bị đánh mấy roi ở mông còn hơn là đầu gối đau nhức vì gai của vỏ mít đâm vào mà 2 tay thì mỏi nhừ vì phải cầm 2 viên gạch đưa lên khỏi đầu.
Sau một năm học thầy tôi thi đậu vào trường công lập. Vào công lập con trai và con giá tiểu học cùng học chung trường chung lớp. Con trai quần sooc xanh có quai treo lên 2 vai. Áo sơ mi trắng với phù hiện trên ngực bỏ vào quần, đi dép sandal, thật tự hào. Con gái cũng đồng phục quần tây dài hay váy màu xanh và áo sơ mi. Mỗi lần chào cờ là một màu thẳng tắp.
Thời tiểu học công lập chúng tôi chỉ học một buổi. Buổi sáng dành cho các lớp lớn. Buổi chiều dành cho các lớp nhỏ. Nên chào cờ đầu tuần các học sinh được lãnh bảng danh dự hằng tháng từ tất cả các lớp xếp hàng riêng làm thành một dàn đồng ca hát Quốc Ca. Một đôi học sinh được chọn ra là giỏi nhất để lên kéo cờ. Ai cũng tự hào và tranh nhau học để được hát quốc ca và càng tự hào khi được lên kéo lá cờ. Các lớp học buổi sáng làm công việc thượng cờ đầu tuần. Các lớp nhỏ học buổi chiều có nhiệm vụ hạ cờ vào chiều thứ bảy hằng tuần và chỉ hát đoạn cuối bảng Quốc ca, để tuần sau lại thượng cờ. Có một bài học thuộc lòng chỉ 4 câu lục bác, nhưng tôi chỉ còn nhớ câu cuối: "Bảng vàng danh dự được lên đứng đầu".
Những người thầy tiểu học của chúng tôi thời ấy đều phải bị tổng động viên đi lính. Có người sau khi hoàn thành 2 năm lính quay về dân sự. Có người vẫn trong quân ngũ và dạy học ăn hai lương. Nhưng tất cả được gọi là sĩ quan biệt phái? Vì là những sĩ quan biệt phái nên có thầy khi đi dạy vẫn mặt bộ rằn ri, mang giày Boot de Saut đánh xi bóng loáng có thể soi gương được, tay cầm cane đi dạy trông oai vệ vô cùng.
Tiểu học chúng tôi chỉ có một thầy hoặc cô dạy cho mỗi lớp. Sách chúng tôi học được bộ Quốc gia giáo dục cấp. Sách của bộ in rất tốt, giấy trắng tinh và cuốn nào cũng to đùng, nặng vài ký. Nhưng cứ mỗi kỳ cuối năm luôn có những ban tu thư xuất bản tư nhân vào quảng cáo sách của họ biên soạn. Không có lớp nào học giống lớp nào về từng bài của từng môn học cụ thể. Lớp năm A được thầy/cô này dạy, lớp năm B được thầy cô khác dạy. Không ai dạy giống ai, nhưng mục tiêu hiểu biết của từng cấp lớp sau khi học xong là như nhau về tất cả các môn. Có những bài học thuộc lòng mà thế hệ chúng tôi xem là mẫu mực mà ai cũng được học như bài: "Giờ Quốc sử" của nhà thơ Đoàn Văn Cừ thì ai cũng thuộc:
"Những buổi sáng vừng Đông le lói chiếu
Trên non sông, làng mạc, ruộng đồng quê,
Chúng tôi ngồi yên lặng, lắng tai nghe
Tiếng thầy giảng suốt trong giờ Quốc sử.
Thầy tôi bảo: "Các con nên nhớ rõ,
Nước chúng ta là một nước vinh quang.
Bao anh hùng thưở trước của giang san,
Đã đổ máu vì lợi quyền dân tộc.
Các con phải đêm ngày chăm chỉ học,
Để sau này nối nghiệp chí tiền nhân.
Ta chắc rằng, sau một cuộc xoay vần,
Dân tộc Việt sẽ là dân hùng liệt.
Ta tin tưởng không bao giờ tiêu diệt,
Giống anh hùng trên sông núi Việt Nam.
Bên những trang lịch sử bốn ngàn năm,
Đầy chiến thắng, đầy vinh quang máu thắm.
Ta sẽ phải suốt đời đau, uất, hận
Nếu Việt Nam địa giới mãi chia rời,
Nước Việt Nam huyết mạch xẻ đôi nơi,
Người Nam Bắc không cùng chung cội rễ
Ta nhất định không bao giờ chịu thế,
Núi sông nào là cũng của Việt Nam."
Một bài thơ nữa của tác giả Đằng Phương mà ngày ấy tôi cũng không bao giờ quên, dù tôi không biết tên thực của nhà thơ này. Nhưng bài: "Hận sông Gianh", thì khó lòng quên, vì nó như một lời tiên tri cho dân tộc:
Đây sông Gianh, đây biên cương thống khổ
Đây sa trường, đây nấm mộ trời Nam
Đây giòng sông, giòng máu Việt còn loang
Đây Cổ độ, xương tàn xưa chất đống.
Sông còn đây hận phân chia nòi giống
Máu còn đây cơn ác mộng tương tàn.
Và còn đây hồn dân Việt thác oan
Bao thế kỷ chưa tan niềm uất hận.
Ôi Việt Nam cùng Việt Nam gây hấn
Muôn nghìn sau để hận cho giòng sông.
Mộng bá vương Trịnh Nguyễn có còn không
Nhục nội chiến non sông còn in vết.
Đây sông Gianh nơi nồi da xáo thịt
Nơi gươm hồng tàn phá giống Lạc Hồng
Nơi máu hồng nhuộm đỏ sóng giòng sông
Máu nhơ bẩn muôn đời không rửa sạch.
Bài "Giờ Quốc sử" học từ lớp nhỏ nhất, có thể sai lệch chút ít. Ai nhớ rõ hay có nguồn đúng nhất thì ghi lại dùm. Còn bài bi hùng về "Hận sông Gianh" thì tôi không quên được từ ngày đó. Thế mà đã hơn bốn mươi năm có chẳn. Bây giờ ngồi viết lại, tôi vẫn thấy máu mình chảy rần rật trong huyết quản, tâm hồn mình vẫn trẻ thơ ngày ấy. Một thời bom đạn, một thời nhục nhằn và một thời ngây thơ nhưng đầy bão tố.
Hè ngày ấy của chúng tôi thật đúng là hè với những vần thơ còn âm vang mãi trong tâm trí tôi cho đến giờ này, nhưng không rõ tác giả là ai?
Sung sướng quá, giờ cuối cùng đã điểm,
Đàn chim non hớn hở dắt tay về.
Chín mươi ngày nhảy nhót ở đồng quê,
Ôi tất cả mùa xuân trong mùa hạ.
Bây giờ, hè trẻ phải đi học cật lực, trẻ bây giờ kiến thức có thể giỏi hơn chúng tôi thời đó. Nhưng tôi vẫn thấy thế hệ trẻ bây giờ vẫn thiếu một cái gì đó mà tôi chưa thể nghĩ ra. Một khoảng trời bình yên trong ánh mắt, một tâm hồn ngây thơ hay một trời mộng mơ của tuổi thơ đúng nghĩa? Ai biết trả lời dùm.
Download bài hát Ngày xưa lên 5 lên 3
Download bài hát Ngày xưa lên 5 lên 3
Mời mọi người nghe bản nhạc của Trầm Trữ Thiêng: "Ngày xưa lên năm lên ba"
0 Nhận xét