Ngày đăng: [Wednesday, October 27, 2010]
Đây là những mẫu chuyện có thực mình muốn kể cho các bạn nghe về một thời mình còn nông nỗi và đầy dằn vặt về tư tưởng của một thời khốn khó.
Hồi nhỏ mình thường nghe người lớn nói câu có chữ "Ma ám". Ở quê mình hễ người lớn thấy ai làm điều không đúng thường họ bảo "thằng/con này bị ma ám".
Số của mình may hay rủi thì mình chưa rõ, nhưng sau này lớn lên vào trường thuốc Sài Gòn, ra trường đi làm võ vẽ cũng gặp được thầy đàng hòang. Người ta bảo: "Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã" tuy vậy mà rất đúng. Ông thầy dạy nghề cho mình sau ra trường lại là cháu ruột cụ Thu Giang Nguyễn Duy Cần, nên mình có dịp tiếp xúc với cụ cũng khá nhiều. Câu chuyện tỉ mỉ về cụ mình sẽ viết ở một thể lọai khác, nhưng bây giờ chỉ viết về một lĩnh vực nhỏ về câu chuyện hữu và vô.
Một thằng ở tỉnh lẻ, sinh ra từ thời bom đạn, lớn lên buổi gian nan, tuổi trẻ học trường có thể xem là danh giá, ra trường làm một bệnh viện cũng được xem là hàng đầu hàng đầu nước Việt, hiếu thắng, nông nỗi và bốc đồng là chuyện bình thường. Nó cũng như bao người trẻ khác hiện thời đang vun vít và bị đám đông hùn gió góp bão, hồi đó mình cũng lắm tối tăm. May mà gặp cụ Thu Giang. Ai ở miền Nam trước 1975 cũng có thể nghe câu chuyện cụ đánh ma ở tiệm cơm chay Tịnh Tâm Trai.
Cụ Thu Giang là người tự học, không qua trường lớp ngòai cái thời trung học đệ nhất cấp (tức lớp 9 bây giờ) của Tây. Nhưng nhờ cụ có ông thân sinh là đốc học Mỹ Tho (như giám đốc sở giáo dục bây giờ), một nhà nho đầy chữ. Nên cụ tự học sang lĩnh vực đông phương. Có lẽ ở Việt Nam đến ngày nay chưa có ai qua được cụ. Thời trước 1975 cụ là người chúa trùm Đông phương về mọi lĩnh vực. Dù không bằng cấp nhưng lại là trưởng bộ môn triết Đông của đại học Văn Khoa và đại học Vạn Hạnh bên Phật học. Lĩnh vực nào của Đông Phương cụ cũng rành, nhưng về Trang Tử thì người Đài Loan thời đó gọi cụ là Trang Tử của Việt Nam.
Tóm lại cụ Thu Giang là học giả chứ không phải học thật theo trường lớp như người ta. Ấy vậy mà về lĩnh vực Đông Phương học ở tất cả các chuyên ngành cụ giỏi mà ít ai bì. Có dạo tôi hỏi cụ: "Sao cụ không xem tử vi và bói tóan kiếm tiền như người ta?". Cụ bảo: "Đó là trò vớ vẩn và chỉ lũ ngu mới làm, người biết về nó và chính đạo không làm vậy bao giờ!".
Có dạo mình ngông cuồng, cụ bảo mình bị ma ám. Thú thực lâu lắm từ ngày mình rời quê lo việc công danh, sự nghiệp, tới dạo ấy mình mới nghe lại 2 từ ma ám. Nên mình hỏi cụ: "Sao lại bị ma ám?". Cụ bảo: "Tối nay mày ngủ lại với tao tao sẽ cho mày biết thế nào là ma ám". Đêm ấy cụ đưa mình ra vườn sau nhà cụ. Cụ dùng thần chú gì đó mình không rõ, sau đó cụ rãi đậu xanh và cả vườn nhà cụ đầy những lính tráng hiện lên. Thú thực mình chỉ biết "tè" trong quần. Đêm ấy mình không dám chợp mắt. Sáng hôm sau cụ giải thích thế này: "Không có quá khứ, không có tương lai, mà hiện tại thì cứ tiếp diễn đến vô minh. Nên hầu hết con người sống ở đời đều bị ma ám, chứ không phải chỉ một mình mày".
Sáng hôm đó, mình chỉ muốn về nhà ngủ một giấc cho khỏe, vì thức trắng đêm trong lo sợ. Rồi một thời gian sau cụ quăng cho mình một đống sách để đọc. Cụ bảo đọc xong rồi hãy hỏi. Nhưng gặp cụ mình phải hỏi, mình hỏi cụ sao lại bị ma ám, vì câu giải thích của cụ hôm ấy mình vẫn không hiểu. Cụ cứ khăng khăng rằng "Mày phải đọc hết mớ sách đó rồi tao sẽ giải thích sau. Mày còn bị ma ám nên u mê lắm". Ngốn hết mớ sách nào Phật học từ Mật tông, thiền tông đến tịnh độ tông, xong đến tử vi, tướng số, kinh dịch, v.v... của cụ phải mất cả năm trời. Lúc xong thì lúc mình cũng không thể còn hỏi cụ được nữa vì cụ đã qua đời. Nhưng có một bài của cụ mà mình rất tâm đắc: Điềm đạm là gì?
Bây giờ nghiệm lại 2 câu thơ của cụ Hùynh Văn Nghệ: "Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long" và nhìn lại dân tộc mình, bản thân mình, mới thấy là bị ma ám thật. Có một bạn trẻ viết như thế này:
Cụ Thu Giang là người tự học, không qua trường lớp ngòai cái thời trung học đệ nhất cấp (tức lớp 9 bây giờ) của Tây. Nhưng nhờ cụ có ông thân sinh là đốc học Mỹ Tho (như giám đốc sở giáo dục bây giờ), một nhà nho đầy chữ. Nên cụ tự học sang lĩnh vực đông phương. Có lẽ ở Việt Nam đến ngày nay chưa có ai qua được cụ. Thời trước 1975 cụ là người chúa trùm Đông phương về mọi lĩnh vực. Dù không bằng cấp nhưng lại là trưởng bộ môn triết Đông của đại học Văn Khoa và đại học Vạn Hạnh bên Phật học. Lĩnh vực nào của Đông Phương cụ cũng rành, nhưng về Trang Tử thì người Đài Loan thời đó gọi cụ là Trang Tử của Việt Nam.
Tóm lại cụ Thu Giang là học giả chứ không phải học thật theo trường lớp như người ta. Ấy vậy mà về lĩnh vực Đông Phương học ở tất cả các chuyên ngành cụ giỏi mà ít ai bì. Có dạo tôi hỏi cụ: "Sao cụ không xem tử vi và bói tóan kiếm tiền như người ta?". Cụ bảo: "Đó là trò vớ vẩn và chỉ lũ ngu mới làm, người biết về nó và chính đạo không làm vậy bao giờ!".
Có dạo mình ngông cuồng, cụ bảo mình bị ma ám. Thú thực lâu lắm từ ngày mình rời quê lo việc công danh, sự nghiệp, tới dạo ấy mình mới nghe lại 2 từ ma ám. Nên mình hỏi cụ: "Sao lại bị ma ám?". Cụ bảo: "Tối nay mày ngủ lại với tao tao sẽ cho mày biết thế nào là ma ám". Đêm ấy cụ đưa mình ra vườn sau nhà cụ. Cụ dùng thần chú gì đó mình không rõ, sau đó cụ rãi đậu xanh và cả vườn nhà cụ đầy những lính tráng hiện lên. Thú thực mình chỉ biết "tè" trong quần. Đêm ấy mình không dám chợp mắt. Sáng hôm sau cụ giải thích thế này: "Không có quá khứ, không có tương lai, mà hiện tại thì cứ tiếp diễn đến vô minh. Nên hầu hết con người sống ở đời đều bị ma ám, chứ không phải chỉ một mình mày".
Sáng hôm đó, mình chỉ muốn về nhà ngủ một giấc cho khỏe, vì thức trắng đêm trong lo sợ. Rồi một thời gian sau cụ quăng cho mình một đống sách để đọc. Cụ bảo đọc xong rồi hãy hỏi. Nhưng gặp cụ mình phải hỏi, mình hỏi cụ sao lại bị ma ám, vì câu giải thích của cụ hôm ấy mình vẫn không hiểu. Cụ cứ khăng khăng rằng "Mày phải đọc hết mớ sách đó rồi tao sẽ giải thích sau. Mày còn bị ma ám nên u mê lắm". Ngốn hết mớ sách nào Phật học từ Mật tông, thiền tông đến tịnh độ tông, xong đến tử vi, tướng số, kinh dịch, v.v... của cụ phải mất cả năm trời. Lúc xong thì lúc mình cũng không thể còn hỏi cụ được nữa vì cụ đã qua đời. Nhưng có một bài của cụ mà mình rất tâm đắc: Điềm đạm là gì?
Bây giờ nghiệm lại 2 câu thơ của cụ Hùynh Văn Nghệ: "Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long" và nhìn lại dân tộc mình, bản thân mình, mới thấy là bị ma ám thật. Có một bạn trẻ viết như thế này:
Có ông bác sĩ Hồ Hải vốn là người am hiểu nền giáo dục Mỹ liền kêu với mọi người là mấy người kiếm nhằm trường dỏm chỉ cấp bằng dỏm không giá trị gì đâu. Mấy người nhiệt tâm kia mới phản đối rằng trường hợp pháp rước từ Mỹ về làm sao dỏm được.
Thì ra cơ sự cũng giống cái việc nuôi chim hót đó. Mấy người kia kiếm được con chim già về dạy con chim non, nhưng ông bác sĩ Hồ Hải can rằng con chim già đó dở, chứ ông không kêu nó không phải con chim. Nếu mấy người kia nghe mà đổi mấy cái trường dỏm đó đi, kiếm mấy trường tốt, thì sau này dân xứ Việt nhờ học trường tốt mà trở nên giỏi giang. Còn nếu không nghe lời can của ông ấy mà cứ dùng mấy cái trường dỏm thì dân xứ Việt sẽ không học được gì hay có khi lại sinh thêm tật xấu, thêm phiền cho xã hội lắm.
Lại có bạn trẻ khác lại viết:
Chữ bác sỹ Hồ Hải ít vậy mà người ta hiểu được quá nhiều, quá xa, vượt quá cả tầm kiểm soát nội dung cần đề cập của bác. Tóm lại là bác sỹ Hồ Hải chọn nhầm người để nói thì phải. Sau "vụ" này mà bshohai lại "phản biện" tiếp thì chắc có lẽ bạn Johanna cũng nể bác và các bạn.
Có phải chăng oan hồn từ thời mở cõi và rồi chinh chiến triền miên, rồi đến hôm nay mỗi ngày có hàng vạn bào thai bị phá làm ma để ám tôi, ám bạn và ám mọi người, nên tôi mới viết blog, để nhảy vào cái vòng luẩn quẩn của ma ám vì tôi viết ít mà một số bạn hiểu quá nhiều? Hay là dưới sự giáo dục "đúng đắn" nên sự hiểu biết của một số bạn như những con chim tập hót sai như bạn trẻ đã viết ở trên?
Nhưng có lẽ tôi bị ma ám thật.
Asia Clinic, ngày thứ Tư, 10h24', 27/10/2010
1 Nhận xét
Chú viết về cụ Thu Giang Nguyễn Duy Cần đi chú.
Trả lờiXóa