Ngày đăng: [Saturday, March 05, 2011]
Trong y học, bệnh nào mà y học thế giới chưa tìm ra được nguyên nhân thì còn tồn tại nhiều giả thuyết để biện giải cho nguyên nhân.
Trong cuộc mưu sinh của mỗi con người, khi chưa đi vào đúng quỹ đạo của cuộc sống là lúc còn tất bật, mà không làm nên hiệu quả. Phải mãi kiếm tìm một hướng đi để sống thực sự, mà không phải là tồn tại.
Trong sự gầy dựng một doanh nghiệp cũng vậy, khi còn phải lo âu mỗi ngày là lúc chiến lược kinh doanh đang còn nhiều bất trắc.
Rộng hơn, trong việc điều hành một nền kinh tế của một quốc gia, khi những chu kỳ thoái triển ngắn lại là lúc chưa có một hướng đi đúng.
Tất cả những điều trên gom lại một từ dễ hiểu là loay hoay. Là làm mãi mới xong, nhưng xong rồi vẫn không an tâm vì vẫn còn bất cập. Gần đây, ngân hàng nhà nước liên tục loay hoay đưa ra nhiều phát biểu cho chuyện buôn vàng.
Tháng 01/2010, thì cấm sàn vàng vì gây bất ổn kinh tế xã hội. Rồi cuối tháng 02/2011 phun tin thăm dò dư luận để cấm kinh doanh vàng miếng. Dư luận bắt đầu lên tiếng, thì ông thống đốc vội vả ôn hoà: Chưa cấm kinh doanh vàng miếng. Chưa cấm chứ không có nghĩa là không cấm. Tiếng Việt của mình nó hay thế đấy. Và cuối cùng cách nay 3 hôm một cách khoa học hơn: Sẽ có lộ trình xoá bỏ kinh doanh vàng miếng. Hôm qua lại xuất hiện người hiến kế rằng: Việt Nam nên phát hành chứng chỉ vàng bằng giấy?
Hay thật! Từ tín phiếu huy động tiền, bây giờ phát hành tín phiếu huy động vàng. Chuyện xưa cũ của thế giới bây giờ mới làm. Nhưng làm ngược. Ở xứ người, để huy động tiền và giảm việc nút thắt cổ chai vàng bị giữ trong dân, người ta phải làm cho nền kinh tế mạnh lên, hòng cho dân tin tưởng không tìm nơi trú ngụ an toàn cho đồng tiền của mình làm ra. Còn ở xứ mình, thì làm cho nền kinh tế kiệt quệ, mất niềm tin của dân chúng thì nghĩ ra chiêu thức để độc quyền kinh doanh bằng giấy lộn, nhưng ngang với giá trị vàng! vấn đề cần giải quyết ở đây là lòng tin chứ không là mệnh lệnh và cách thức ban ra của chính trị.
Hay thật! Từ tín phiếu huy động tiền, bây giờ phát hành tín phiếu huy động vàng. Chuyện xưa cũ của thế giới bây giờ mới làm. Nhưng làm ngược. Ở xứ người, để huy động tiền và giảm việc nút thắt cổ chai vàng bị giữ trong dân, người ta phải làm cho nền kinh tế mạnh lên, hòng cho dân tin tưởng không tìm nơi trú ngụ an toàn cho đồng tiền của mình làm ra. Còn ở xứ mình, thì làm cho nền kinh tế kiệt quệ, mất niềm tin của dân chúng thì nghĩ ra chiêu thức để độc quyền kinh doanh bằng giấy lộn, nhưng ngang với giá trị vàng! vấn đề cần giải quyết ở đây là lòng tin chứ không là mệnh lệnh và cách thức ban ra của chính trị.
Với một nhu cầu vàng cho giao dịch đứng thứ 10 thế giới trong năm 2010, tăng từ 73.3 tấn trong năm 2009 lên lên 81.4 tấn, ước tính tăng 11.4%. Như vậy việc cấm đoán buôn vàng miếng trên thị trường sẽ làm thiệt hại đến thị trường trong nước bao nhiêu? Rồi những ai được độc quyền thu gom về một mối việc kinh doanh vàng sẽ hưởng lợi việc này mỗi năm là bao nhiêu? Và lợi nhuận từ vàng được phân bổ đi đâu? Và cuối cùng thì đây là một quyết định vì quyền lợi quốc gia dân tộc hay là của quyền lợi nhóm đã gây áp lực để đưa ra? Là những câu hỏi cần phải giải quyết.
Đời cái gì cấm là cái ấy khan hiếm. Khi khán hiếm thì cung không đủ cho cầu. Khi cung không đủ cho cầu thì cái ấy có giá trị hơn. Đó là bàn tay vô hình của kinh tế thị trường tự do trả đủa lại bàn tay hữu hình của chính trị muốn nắn bóp kinh tế thị trường tự do.
Hơn 10 năm nay cứ loay hoay câu chuyện làm sao san bằng cách biệt giá đồng đô la giữa thị trường chợ đen và thị trường chính thức, nhưng không làm được. Từ cấm chuyển sang mở, rồi lại quay về cấm. Nhưng có san bằng được đâu?
Bản chất của nền kinh tế của loài người là nền kinh tế thị trường đi theo qui luật cung cầu để xác định giá trị hàng hoá. Một nền kinh tế mạnh là nền kinh tế đáp ứng được sự cân bằng giữa cung và cầu. Mạnh hơn nữa, là cung cho cả nhu cầu của bên ngoài nền kinh tế.
Vì thế cho nên trong kinh tế học có 2 trường phái: kinh tế thị trường tự do để bàn tay vô hình của thị trường tự điều chỉnh và kinh tế học có bàn tay hữu hình của chính trị điều tiết khi cần ngăn chặn ảnh hưởng của phát triển nóng hoặc suy thoái gây ra. Không có trường phái nào tuyệt đối tốt hay xấu. Vấn đề là phải biết dùng nó đúng cách. Khi dùng nó đúng cách, đúng lúc, mà không lạm dụng thì nền kinh tế sẽ mạnh, không phải loay hoay.
Nhiều năm qua, việc áp dụng quá lạm quyền của chính trị trong việc sử dụng bàn tay hữu hình chỉ huy nền kinh tế Việt Nam, nên các điệp khúc suy thoái kinh tế đất nước cứ lập đi, lập lại với một chu kỳ rất ngắn trong từng năm.
Vấn đề đặt ra cho việc điều hành nền kinh tế Việt Nam là cần những bộ óc biết thực hành hơn là lý thuyết. Biết sử dụng khoa học hơn là mệnh lệnh chính trị và duy ý chí. Biết vì cái tâm và cái tầm cho quốc gia dân tộc hơn là vì cái tâm và cái tầm vì lợi ích cá nhân.
Người ta vẫn đổ tội cho Ông Park Chung Hee - người đã lãnh một gia tài Hàn Quốc với một ngân khố trống rổng sau nội chiến - là một nhà độc tài. Nhưng lúc Ông qua đời, gia đình Ông nghèo túng, mà Hàn Quốc giữ được chính trị, văn hoá, kinh tế, môi trường, tài nguyên, khoa học phát triển ngày một hùng cường. Thế thì cái hay trong sự độc tài của Ông Park Chung Hee, sao không học, mà vẫn mãi loay hoay?
Asia Clinic, 11h32', ngày thứ Bảy, 05/3/2011
0 Nhận xét