Ngày đăng: [Wednesday, February 23, 2011]
Vào khoảng thời gian Việt Nam bắt đầu làm lễ 1000 năm rồng bay Hà Nội, lúc ấy báo chí trong nước cho rằng cuộc chiến tranh tiền tệ giữa đồng Nguyên và đồng đô la mới bắt đầu. Tôi có viết một bài Cuộc chiến tiền tệ bắt đầu hay đến giai đoạn kết thúc? Bây giờ ngồi nhìn lại một số sự kiện đã diễn ra trong hội nghị G20 cuối tuần qua và những biến động của Trung Quốc từ kinh tế đến xã hội để có cái nhìn đúng về sự việc này.
Trên bình diện toàn cầu, khủng hoảng kinh tế toàn cầu là một điều tất nhiên của quy luật kinh tế thị trường do mất cân bằng giữa cung và cầu xuất phát từ lòng tham của con người. Trong một đơn vị của xã hội là gia đình cũng vậy, có những thời điểm mà lòng tham của các thành viên trong gia đình đòi hỏi nhu cầu vượt quá khả năng làm ra của cải thì dẫn đến nợ nần. Nhưng khi dư giả tiền bạc, nếu lòng tham vật chất ổn định, mà lòng tham tinh thần đòi hỏi thì khủng hoảng và xáo trộn cũng xảy ra. Và ở mức độ một xã hội cũng vậy. Chỉ khi nào cung và cầu nằm trong trạng thái cân bằng lúc ấy kinh tế, chính trị, xã hội, etc... mới không rơi vào khủng hoảng và xáo trộn.
Thế nhưng đã là thế giới loài người thì bản chất của loài người sẽ không cho phép ngừng nghĩ những tham vọng về tư hữu và quyền lực. Đó là động lực của sự phát triển, mà cũng là nguyên nhân đẩy xã hội loài người đi đến chỗ tự chôn mình: Kinh tế khủng hoảng, môi trường ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt, etc... dù đang ngồi trên những chiếc Limousine hay phải cuốc bộ cũng không thể hơn nhau khi các nguồn nhu cầu sống không còn.
Quay lại vấn đề, thực chất cuộc chiến tiền tệ ngấm ngầm xảy ra từ 2003, lúc mỗi ounce vàng còn chưa tới 400USD/oz. Trước đó, tháng 02/2001 mỗi ounce vàng chỉ có giá 255.50USD/oz. Cũng thời gian đó, giá dầu chỉ 20USD/thùng. Thế mà hôm nay vàng đã có giá 1400USD/oz, và dầu đã 100USd/thùng! Bảy năm cho một tiến trình làm vàng tăng giá 4 lần, dầu tăng 5 lần. Trong 7 năm qua, có thể chia ra làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn manh nha bằng những cuộc bình thiên hạ của Hoa Kỳ thông qua chiến tranh Iraq và truy lùng Al Quaeda. Một bên là thế giới Hồi giáo được sự tiếp tay của một số nước lớn để tạo ra thế giới đa cực trở lại, sau sự sụp đổ của Đông Âu và Liên Xô cũ. Và một bên là phương Tây, đứng đầu là Hoa Kỳ muốn duy trì sự cân bằng cán cân nhiên liệu toàn cầu và vị thế đại ca của mình với thế giới. Giai đoạn này kéo dài khoảng từ 2003 đến 2007.
Đến 2008 thì bắt đầu một giai đoạn khác rõ ràng hơn, không che đậy, mà nói thẳng với nhau vì sao? Và phải làm sao để trật tự thế giới trở lại như cũ. Bằng vào cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu phát động từ Hoa Kỳ đã làm nháo nhào toàn thế giới. Với chỉ hơn 300 triệu dân trong tổng số hơn 6 tỷ người trên hành tinh, nhưng Hoa Kỳ tiêu thụ đến 60% tổng sản lượng làm ra hằng năm của toàn cầu. Nên Hoa Kỳ mà hắt hơi thì cả thế giới thiếu oxy để thở.
Biểu đồ 1: Neo tỷ giá đồng Nguyên thấp từ 01/2007 đến 09/2009
Trong biểu đồ 1 ở trên cho ta thấy: Sự neo đậu tỷ giả đồng Nguyên của Trung Quốc vào đồng đô la Mỹ để thực hiện chiến lược giá rẻ trong xuất khẩu hàng hoá ra toàn thế giới, để thực hiện quyền lực mềm và hình thành một thế giới đa cực không chỉ chạy đua vũ trang như thời chiến tranh lạnh, mà còn là cuộc chiến tranh không đổ máu: chiến tranh tiền tệ.
Qua nhiều lần thương lượng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong 4 năm qua về tỷ giá giữa đồng đô la Mỹ và đồng Nguyên, nhưng vẫn bất thành. Đến giờ này Hoa Kỳ vẫn là cường quốc về chiến lược kinh tế tài chính thế giới. Với gói kích thích kinh tế 800 tỷ lần 1 vay từ Trung Quốc, Hoa Kỳ đã đẩy Trung Quốc lạm phát trong năm 2008 lên đến hơn 8%. Và hôm nay đang thực hiện gói 600 tỷ lần 2 từ món vay của FED. Họ đã làm một việc mà các nhà kinh tế lỗi lạc gọi là xuất khẩu lạm phát sang các nước mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc rất thành công. Khi làm tình trạng làm phát của Trung Quốc trở lại thời kỳ 2005 ở biểu đồ 2.
Biểu đồ 2: Tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc từ 01/2002 đến 12/2010
Nhưng biểu đồ 2 cũng cho ta thấy rằng: Trung Quốc họ đủ khả năng để kềm chế lạm phát mỗi khi nó bùng lên, ngay cả trong lúc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang diễn ra vào đỉnh điểm 2008, con số này còn cao gấp đôi hiện tại.
Cho nên, tại diễn đàn kinh tế thế giới G20 cuối tuần qua, cả thế giới đều lên án việc Trung Quốc neo giá đồng tiền. Không ú mở - bộ trưởng tài chính Mỹ Timothy Geithner - đã thẳng thừng: "Họ vẫn cứ còn khuynh hướng nặng nề chống lại việc phải nâng giá đồng tiền của họ". Còn chủ tịch FED - Ben Bernanke - thì thân tình hơn: "Việc duy trì giá đồng tiền thấp của một số quốc gia đã đóng góp cho một mô hình chi tiêu toàn cầu không cân bằng và không bền vững".
Cho nên, tại diễn đàn kinh tế thế giới G20 cuối tuần qua, cả thế giới đều lên án việc Trung Quốc neo giá đồng tiền. Không ú mở - bộ trưởng tài chính Mỹ Timothy Geithner - đã thẳng thừng: "Họ vẫn cứ còn khuynh hướng nặng nề chống lại việc phải nâng giá đồng tiền của họ". Còn chủ tịch FED - Ben Bernanke - thì thân tình hơn: "Việc duy trì giá đồng tiền thấp của một số quốc gia đã đóng góp cho một mô hình chi tiêu toàn cầu không cân bằng và không bền vững".
Trong khi đó, IMF lại cho rằng đồng Nguyên trong tương lai sẽ là một đồng bạc, mà dùng để làm đồng dự trữ quốc tế.
Biểu đồ 3: Tỷ giá đồng Nguyên với đồng Đô la Mỹ trong 3 tháng qua. Trước khi Trung Quốc nâng giá đồng Nguyên, họ đã làm nó thấp xuống!
Ở biểu đồ 3, ta lại thấy, mặc dù, đồng Nguyên đã bắt đầu thực hiện sự tăng giá lên 1%, trong tiến trình tăng giá 5% trong năm nay như chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã hứa, trong lần gặp mặt với tổng thống Obama lịch sử vừa qua. Nhưng trước khi tăng giá đồng Nguyên như đã hứa, họ đã làm cho nó hạ giá xuống. Lời nói thoảng gió bay của các chính trị gia là vậy.
Song sự điều chỉnh này nằm trong tiến trình chống lạm phát và giúp các công ty Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài nhiều hơn. Bằng chứng là vừa qua hạ viện Mỹ phải chống lại thương vụ mà công ty dầu khí quốc doanh của Trung Quốc mua lại hãng dầu khí Unocal của Mỹ. Cho thấy rằng, trong việc điều chỉnh tỷ giá đồng Nguyên này có chừng mực và rất chặt chẽ. Nó làm chiến lược làm đồng Nguyên trở thành đồng dự trữ quốc tế như các đồng tiền mạnh khác là có cơ sở.
Thế rồi, tình hình Trung Đông và Bắc Phi làm đảo lộn tất cả. Cuối năm 2010 và tháng đầu năm 2011, giá vàng, giá dầu đang hạ nhiệt, tức thì lại nóng lên. Đến hôm nay, câu chuyện Libya làm cho đất nước này mất đi mỗi ngày 22% của sản lượng 1.6 triệu thùng dầu xuất ra. Dầu lên cơn nóng giá. Kỳ vọng dầu sẽ tăng trên 100usd/thùng trong tuần và tháng này là trong hiện thực. Dầu làm cho lòng tin nhân loại đổ dồn vào nơi trú ẩn an toàn là vàng. Vàng đùng đùng tăng giá, như đã tiên lượng của tôi cách đây 2 ngày. Và giá vàng chuẩn bị lập kỷ lục mới.
Hôm nay bộ trưởng năng lượng Arab Saudi lên thông báo rằng nước ông sẽ mở thêm sản xuất để lấp đầy chỗ trống mà Libya đã bỏ mất. Liệu họ có thực hiện được điều này? Khi năm qua Trung Quốc đã vượt qua Mỹ về việc tiêu thụ xăng dầu. Nếu dầu tăng giá kéo dài, mà Trung Đông không cung ứng kịp thời thì Trung Quốc sẽ là nước chịu nhiều thiệt hại nhất.
Từ 3 năm qua, phương Tây đã dùng hầu như hết tất cả các chiêu để trừng trị bằng thương mại, tiền tệ, hàng dỏm giả, phá giá đồng usd, xuất khẩu lạm phát, chạy đua vũ trang, bao vây đường tiếp viện dầu, lập phòng tuyến quanh Trung Quốc và kể cả chuyện trao giải Nobel hòa bình cho Lưu Hiểu Ba để tạo ra mầm móng chính biến cuộc cách mạng hoa Nhài cũng chưa làm suy suyển Trung Quốc.
Liệu có câu chuyện ngoại giao bóng bàn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong cuộc chiến tiền tệ này không? Hay là một cuộc chiến thực sự?
Nếu cuộc chiến này là thực sự thì, cuộc chiến này còn bao lâu nữa?Và trong khi chờ đợi cuộc chiến này tàn, thì có bao nhiêu cuộc cách mạng xã hội hoa Nhài như Tuynidi, Ai Cập và đang là Libya? Càng nghĩ, càng thấy rối.
Song sự điều chỉnh này nằm trong tiến trình chống lạm phát và giúp các công ty Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài nhiều hơn. Bằng chứng là vừa qua hạ viện Mỹ phải chống lại thương vụ mà công ty dầu khí quốc doanh của Trung Quốc mua lại hãng dầu khí Unocal của Mỹ. Cho thấy rằng, trong việc điều chỉnh tỷ giá đồng Nguyên này có chừng mực và rất chặt chẽ. Nó làm chiến lược làm đồng Nguyên trở thành đồng dự trữ quốc tế như các đồng tiền mạnh khác là có cơ sở.
Thế rồi, tình hình Trung Đông và Bắc Phi làm đảo lộn tất cả. Cuối năm 2010 và tháng đầu năm 2011, giá vàng, giá dầu đang hạ nhiệt, tức thì lại nóng lên. Đến hôm nay, câu chuyện Libya làm cho đất nước này mất đi mỗi ngày 22% của sản lượng 1.6 triệu thùng dầu xuất ra. Dầu lên cơn nóng giá. Kỳ vọng dầu sẽ tăng trên 100usd/thùng trong tuần và tháng này là trong hiện thực. Dầu làm cho lòng tin nhân loại đổ dồn vào nơi trú ẩn an toàn là vàng. Vàng đùng đùng tăng giá, như đã tiên lượng của tôi cách đây 2 ngày. Và giá vàng chuẩn bị lập kỷ lục mới.
Hôm nay bộ trưởng năng lượng Arab Saudi lên thông báo rằng nước ông sẽ mở thêm sản xuất để lấp đầy chỗ trống mà Libya đã bỏ mất. Liệu họ có thực hiện được điều này? Khi năm qua Trung Quốc đã vượt qua Mỹ về việc tiêu thụ xăng dầu. Nếu dầu tăng giá kéo dài, mà Trung Đông không cung ứng kịp thời thì Trung Quốc sẽ là nước chịu nhiều thiệt hại nhất.
Từ 3 năm qua, phương Tây đã dùng hầu như hết tất cả các chiêu để trừng trị bằng thương mại, tiền tệ, hàng dỏm giả, phá giá đồng usd, xuất khẩu lạm phát, chạy đua vũ trang, bao vây đường tiếp viện dầu, lập phòng tuyến quanh Trung Quốc và kể cả chuyện trao giải Nobel hòa bình cho Lưu Hiểu Ba để tạo ra mầm móng chính biến cuộc cách mạng hoa Nhài cũng chưa làm suy suyển Trung Quốc.
Liệu có câu chuyện ngoại giao bóng bàn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong cuộc chiến tiền tệ này không? Hay là một cuộc chiến thực sự?
Nếu cuộc chiến này là thực sự thì, cuộc chiến này còn bao lâu nữa?Và trong khi chờ đợi cuộc chiến này tàn, thì có bao nhiêu cuộc cách mạng xã hội hoa Nhài như Tuynidi, Ai Cập và đang là Libya? Càng nghĩ, càng thấy rối.
Tư Gia, 23h38', ngày thứ Tư, 23/02/2011
0 Nhận xét