LẠI CHUYỆN CÚM GIA CẦM H5N1

Ngày đăng: [Wednesday, February 10, 2010]
Năm 2005, một đợt cúm gia cầm A/H5N1 làm rung chuyển cả thế giới, trong đó có Việt Nam. Năm ngoái, 2009, lại một đợt cúm gia súc A/H1N1(1) làm tiêu tốn bao nhiêu tiền của, giấy mực của cả thế giới. Tất cả đều là chuyện la làng nhưng chưa ai hiểu biết gì về cúm.

Một câu hỏi đặt ra mà ít ai quan tâm là: Liệu con cúm gây bệnh cho gia súc A/H1N1 và gia cầm A/H5N1 có thể lây từ vật nuôi sang người hay không? Tại sao?

Đứng về mặt sinh học phân tử thì tế bào con người khác với tế bào của động vật khác loài như gia cầm và gia súc. Sự khác nhau về mặt bản chất là các kháng nguyên bề mặt và chất liệu di truyền của tế bào người và tế bào động vật khác loài không thể giống nhau. Cho đến giờ này người ta chỉ thấy hai loài khác nhau là lừa và ngựa lai giống thì sinh ra con la. Nhưng con la đó lại không thể sinh sản. Ngoài ra, chưa thấy thế giới sinh học lại tìm ra được một sự giao phối nào giữa 2 loài khác nhau mà có thể sinh ra con.

Điều đó là chứng tỏ rằng: mỗi loài có một chất liệu di truyền sinh học khác nhau thì sẽ có những dòng virus gây bệnh khác nhau. Dù virus đó cùng chủng loài như virus cúm A, thì con virus gây bệnh cho gà thì không thể gây bệnh cho người được. Hoặc con gây bệnh cho heo thì không thể gây bệnh cho người.

Đó là hai mặt của một vấn đề trong miễn dịch học. Và cũng chính điều đó mà mới có chuyện đề kháng của cơ thể đối với vật lạ khi xâm nhập vào cơ thể. Nó là mặt lợi để con người có sức đề kháng với mầm bệnh. Nhưng ngược lại, nó lại là yếu tố quan trọng gây nên loại ghép khi một bệnh nhân được ghép một cơ quan của một người khác hiến tặng. Chỉ có bệnh nhân bị nhiễm HIV đến giai đoạn AIDS(Acquired Immune Deficiency Syndrome) thì mới không có thể loại cơ quan được ghép mà thôi. Người bình thường, khi ghép 1 cơ quan của người khác vào thay thế cơ quan bị bệnh phải bỏ đi thì chuyện loại ghép còn là điều y học phải giải quyết.

Và cho đến giờ này ngay cả CDC(2) cũng chỉ dám dùng từ là có "sự dính líu"(implication) giữa con H5N1 gây cúm cho gà với gây cúm cho người. Chưa có một tài liệu nào trên thế giới có bằng chứng rằng con cúm gây bệnh cho gia súc và gia cầm thì làm lây bệnh từ gia súc và gia cầm sang con người cả.

Tối hôm nay, ngồi điểm tin để viết một entry cuối năm trước khi về quê ăn tết thì thấy cái tin trên trang RFI: Việt Nam tiêu hủy hàng ngàn gia cầm để phòng dịch cúm gà tái phát(3). Nên vội viết entry này, để mong rằng các nhà quản lý y tế Việt Nam đừng nên vì thiếu hiểu biết rồi làm nên một lần tan gia bại sản người nông dân tội nghiệp nữa. Năm 2005 cũng vì cái dốt mà đã làm khổ không biết bao doanh nghiệp và nông dân rồi. 

Tôi thử tìm hiểu trên các thông báo hướng dẫn(4) của các ban ngành có trách nhiệm về cúm gia cầm thì chỉ vài dòng mơ hồ, đơn sơ mà không có sự tỏ tường cho người dân. Phòng cúm gà là phòng cúm không lây lan từ khu nuôi gà này sang khu nuôi gà khác. Chứ phòng cúm gà không có nghĩa là sợ cúm gà lây từ gà sang người.  

Người ta bảo rằng dốt thì học còn có thể hiểu biết. Nhưng, ngu thì học có hết kiếp người cũng không thể hiểu biết được.

Tư gia, 21h46' ngày 10/02/2010

Đăng nhận xét

0 Nhận xét