Ngày đăng: [Monday, August 23, 2010]
Bài liên quan:
Từ hôm qua đến sáng nay tôi có vài tin vui, khi một số bạn nhà báo có tên tuổi đã nói chuyện qua phone rằng "Điều tôi nhìn thấy, không có ai nhìn thấy. Sự kiện GS Ngô Bảo Châu đã làm báo chí quên đi giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu tăng từ 15-40% do phá giá đồng tiền. Và họ tin chắc rằng đây không phải do những cái đầu của những nhà chính trị có thể đủ tầm để nghĩ ra, mà do thầy dùi của họ nghĩ dùm". Họ thành thật phục thiện để làm đúng chức năng và sứ mệnh của nghề. Như vậy mọi nỗ lực của tôi và các bạn đọc trên blog này đã có hiệu quả. Chúng ta không mong mỏi gì hơn việc chúng ta làm cho đất nước và cộng đồng có một kết quả tích cực. Đó là điều tâm niệm của một trí thức chân chính. Nhân đọc bài tâm sự của GS Ngô Bảo Châu trên báo PLTP, tôi cũng xin lạm bàn về 2 chữ tự do đúng với nghĩa của nó.
Tôi xin bắt đầu bằng Tứ diệu Đế của Phật Thích Ca, điều mà hơn 2.400 năm sau Sigmund Freud diễn tả lại trong Phân tâm học (Psychoanalysis) theo nghĩa triết học chỉ một phần rất nhỏ về bản ngã và những diễn biến tâm lý của con-người trong cuộc sống. Đời gọi Tất Đạt Đa là Ngài lưỡng túc tôn, nghĩa là Ngài đứng ở bên đời cũng làm vua, mà đứng bên Đạo cũng là vua. Thế giới lòai người cho đến nay chỉ có ở Việt Nam, vua Trần Nhân Tông làm được điều này. Thế thì bản chất của Tứ diệu Đế nói gì? Nó nói lên con-người sinh ra đời là để "sống với", sống với bản thân mình, sống với gia đình và sống với cộng đồng, và con người vốn dĩ không có được tự do đúng nghĩa. Khi Tất Đạt Đa dứt áo ra đi trong lúc vợ Ngài đang sinh nở cho Ngài đứa con nói dõi tông đường là vì Ngài biết nếu ở lại Ngài sẽ không thể rời xa sống với, mặc dù Ngài không cần sống với, vì Ngài đang ngự trên đỉnh cao của xã hội mà Ngài đang cai quản. Nhưng sau khi ra đi, Ngài vẫn phải sống với chúng sinh bằng nghiệp tu hành và truyền con đường minh triết mà Ngài đã trải qua cho nhân lọai.
Thế thì, ngòai sống với còn có nghĩa "sống cùng". Có người cho rằng khi là "người tự do" là người có quyền lựa chọn điều mình muốn. Còn người sống theo lề là việc của những con cừu, là "sống cùng" với những gì mà mình không được tự do lựa chọn. Thế là nông cạn, là còn học ăn, học nói, học gói, học mở của tuổi mới lớn, chưa trưởng thành. Vì anh được lựa chọn, nhưng anh vẫn phải sống với tứ diệu đế mà bản ngã anh, gia đình anh, và xã hội anh sẽ sống với cái gọi là tự do trong hệ qui chiếu của anh đặt ra cho anh. Có nghĩa là anh chỉ có thể ở một nghĩa "tự do" trong một hệ quy chiếu mà chủ quan của anh đặt ra, mà anh cho rằng đó là khách quan. Còn những kẻ mà anh cho là "sống cùng" với lũ cừu theo lề không có nghĩa tất cả họ là cừu. Có nghĩa là gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, há không phải là đang sống ung dung tự tại để hành đạo và răn đời ấy sao?
Suy cho cùng trên trái đất này chỉ có người mắc bệnh tâm thần mới sống thực sự tự do. Thế thì sống với và sống cùng cái nào ý nghĩa hơn, cái nào cao cả hơn? Và có cần đem ra để so sánh hay không? Viết tới đây tôi lại thầm phục Albert Einstein đã sản sinh cho nhân lọai Thuyết Tương Đối của ông. Nó thật tuyệt đối trong cái nghĩa tương đối làm sao!
Đỉnh cao của tóan học là logic học hay còn gọi là luận lý học trong triết học. Hay nói cách khác tóan học chỉ là cánh tay phải của triết học. Khi đạt đến đỉnh cao của tóan học, nhà tóan học cần trèo những dốc núi thẳng đứng để đạt đến đỉnh cao của tư tưởng nhân lọai - Triết học. Một nhà khoa học mà không nắm chắc các tư duy triết học nhân lọai thì khó lòng có sự vị tha, bao dung và nhân bản, ngọai trừ sự sát phạt thiếu nhân bản của duy vật luận của tóan học, một thời làm thế giới đảo điên. Nhưng tôi vẫn tin rằng đây chỉ là những bộc phát chưa được suy nghĩ kỹ của GS Nguyễn Bảo Châu sau những quấy rầy của thiên hạ.
Hôm nay cúp điện, nên chỉ vài dòng lạm bàn, mong thấu hiểu. Các bạn nào thấy khó hiểu thì xin đọc thêm lọat bài nói chuyện triết học và trí thức của tôi trên blog này.
Asia Clinic, 11h09' thứ Hai, ngày 23/8/2010
0 Nhận xét