GIẢI ĐÁP CÂU ĐỐ BIỂU TƯỢNG PHẦN III CONSPIRACY THEORY III

Ngày đăng: [Saturday, January 16, 2010]
Thời học phổ thông, khi được tiếp cận Bình Ngô Đại Cáo, tác phẩm văn học được xem là tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc Việt. Một tác phẩm để đời của vị anh hùng dân tộc, Nguyễn Trãi - một nhà văn hóa lớn, nhà chính trị kiệt xuất của dân tộc, chỉ uốn ba tất lưỡi làm cho quân xâm lược nhà Minh phải qui hàng, tránh đổ máu gây lầm than cả hai dân tộc. Điểm lại lịch sử dân tộc Việt chưa ai qua nổi ông về sách lược với kẻ thù. Trong Bình Ngô Đại cáo tôi thích nhất 2 câu dịch ra tiếng Việt:
"...Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo..."

Ngày ấy, tôi hiểu lờ mờ về hai chữ "chí nhân", cứ nghĩ đơn giản nó có nghĩa là một người có chí. Sau này lấy vợ. Vợ tôi một người Hoa trí thức. Cô ấy được sinh ra trong một gia đình truyền thống người Hoa bỏ đất nước Trung Hoa thời kỳ mạc Thanh nam tiến vào miền Nam Việt Nam sinh sống. Nếu điểm lại tất cả những gia tộc người Hoa ở Việt Nam có lẽ không có gia tộc nào có được như gia tộc cô ấy. Vì người Hoa sang Việt Nam hầu hết ít học và theo nghiệp kinh doanh. Hầu như tất cả các thành viên trong gia đình cô đều ít nhất hòan tất chương trình đại học. Trong khi đó, tôi là đứa tệ hại. Làm quen và lấy cô ấy, tính đến nay đã 25 năm dư chẳn. Thế mà tiếng Hoa và chữ Hoa bẻ đôi không rành.

Khi bàn luận văn chương, bả xã tôi giảng nghĩa cho tôi chữ Chí trong Chí Nhân của Nguyễn Trãi. Bà xã tôi bảo: Chữ Chí gồm có 2 chữ: Chữ Sĩ nằm ở trên, chữ Tâm nằm ở dưới. Chí Nhân là Kẻ Sĩ có tâm. Nên cụ Nguyễn Trãi dùng chữ Chí Nhân trong Bình Ngô Đại Cáo là rất chuẩn và rất tuyệt vời.
Nhưng bản gốc của Bình Ngô Đại Cáo lại không có chữ Chí như tôi thích và theo nghĩa bà xã tôi giải thích như  tôi đã lấy biểu tượng cho bài. Mà nó là 2 chữ trong câu dưới của 2 câu sau trong bản gốc:
以 大 義 而 勝 兇殘,
以 至 仁 而 易 彊 暴。

Sẳn đây các bạn nào nghiên cứu Hán Nôm cho tôi biết tại sao cụ Nguyễn Trãi không dùng chữ Chí như hình biểu tượng của tôi nghĩ mà lại dùng chữ 至? Dùng chữ nào hay hơn?

Gần một năm viết blog, cũng lắm lần bà xã, anh em trong gia đình và dòng họ bảo với tôi rằng: "Ông không muốn ăn cơm nhà mà chỉ muốn ăn cơm của nhà nước, có người đưa đến tận nơi hay sao mà viết tòan chuyện nóng không vậy?"

Tôi chỉ biết cười giã lả với nhau là: "Tôi tự nhận mình là Kẻ Sĩ có một trái tim nóng bỏng. Ngòai ra không có ý muốn gì khác." Hôm bắt đầu viết lọat bài: Conspiracy Theory III: Cúm. Tôi lấy biểu tượng mô hình phân tử sinh học con virus influenza cúm A. Nhưng sau 2 bài tôi lại bắt đầu thay biểu tượng khi thể hiện tấm lòng mình với ngành y-dược nước nhà, ngồi nghĩ mãi chọn biểu tượng mới là gì cho xứng với điều mình muốn nói. Tôi phải mất đến 1 ngày và 1 đêm để tìm ra biểu tượng chữ Chí cho bài thứ 3 trong lọat bài cúm. Nhưng chọn làm sao để đố các bạn cho vui và cũng là tạo ra 1 dịp gặp nhau bù khú với rượu bia cuối tuần.

Có 2 bạn trả lời. Nhưng 1 bạn hỏi qua mail chat hòan tòan sai lạc nội dung. Bạn còn lại là S-G trả lời chỉ đóan được một nữa là nó là chữ tượng hình của Trung Quốc: "Đây là chữ Chi (之), nghĩa là đi, đến ... Không biết có lấy được chầu nhậu / cafe của anh Hải hay không?".

Thôi thì bao cho S-G một nữa chầu nhậu vậy. Ít ra S-G cũng nhìn ra được biểu tượng có hình của chữ tượng hình. Các bạn tưởng tượng lại xem cô gái giang 2 tay, trên đầu có nét xổ cho chữ Sĩ được minh họa hình bên dưới. Chân bên trái co lên tạo thành tâm nhĩ, chiếc váy trải dài cong lại thành tâm thất của trái tim. Tạo thành hình trái tim nằm dưới. Một cách điệu cho chữ Tâm ở dưới chữ Sĩ. Là chữ Chí.

Viết hoài một chủ đề cũng chán. Hôm nay viết về chiết tự để thay đổi không khí. Việt Nam đã 2 lần thoát Á. Lần đầu tiên, Nguyễn Huệ - Hồ Thơm, anh hùng giặc cỏ quê tôi phải nhiều lần chiêu hiền đãi sĩ La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp mới chịu xuống núi để thực hiện mong ước của Hồ Thơm là người Việt cần có chữ viết cho mình, không thể mãi mượn chữ Hán của người Trung Hoa. Thế là lần đầu người Việt có chữ Nôm. Lần hai, có lẽ là lần vĩnh hằng. Người Việt được các nhà truyền giáo phương Tây làm cho chữ Quốc Ngữ ngày nay. Chữ Quốc Ngữ của người Việt là một trong những nét văn hóa độc đáo của châu Á nói chung và Việt nam nói riêng. Latinh hóa một ngôn ngữ đơn âm. Cho nên người Trung Quốc đừng mong thôn tính và đồng hóa người Việt!

Asia Clinic, 11h35' ngày 16/01/2010

Đăng nhận xét

0 Nhận xét