CHUYỆN "PHÍM" TÓAN HỌC

Ngày đăng: [Wednesday, August 18, 2010]
Những ngày này báo chí cả nước viết về em Ngô Bảo Châu rất xôm tụ. Cũng phải thôi, ở một đất nước nghèo, mãi lo chuyện súng ống và ngụp lặn trong chiến tranh như Việt Nam thì lâu lâu có một em đã từng đọat 2 cái vàng cuộc thi tóan Olympic, bây giờ đang là ứng viên trong 2-4/20 người có thể nhận giải Fields. Một giải được xem là "Nobel của Tóan". Tương truyền rằng ông Nobel có một bà vợ bị người bạn là một nhà tóan học cắm sừng, nên Nobel chã thèm đặt cho cái giải Tóan chết chủ này, nên thiên hạ lập ra cái giải thay thế giải Nobel tóan học là Fields.

Tôi làm thử một cú gúc gù xem độ nóng của em Châu đến mức nào? Thì chỉ 0.20" có kết quả với 12,8 triệu lượt bằng tiếng Việt nói về em. Thế mới thấy mức độ tự sướng của dân mình quả thật là vô địch thiên hạ. Thế nhưng đố có ai ở Việt Nam hiểu được cái bổ đề Langlands của em Châu là cái gì, nó sẽ có tác dụng gì cho lòai người?

Ấy thế nhưng thế giới có những nhà khoa học chân chính và rất khác đời. Grigori Yakovlevic Perelman, một nhà tóan học Nga có gốc Do Thái. Năm 2006 hội đồng trao giải Fields quyết định trao giải cho anh ta, nhưng anh ta từ chối, đến mức ông chủ tịch IMU (International Mathematical Union) phải đích thân đến nhà anh ta thuyết phục 10 giờ trong 2 ngày liên tục và đã cay đắng khi không thể làm anh đến nhận giải. Nhưng đến năm 2010 người ta quyết định trao giải thiên niên kỷ cho anh ta, tức là 1.000 năm mới có 1 người xuất sắc như anh. Nhưng anh cũng từ chối nốt khi không đến viện Hải Dương Học Paris để lãnh 1 triệu Mỹ kim cho cái giải này. Anh bỏ viện tóan Steklov của Nga năm 2003, từ trước khi người ta trao giải Fields và giải thiên niên kỷ cho anh. Anh về nhà ở với mẹ và ăn bám đồng lương hưu của mẹ. Hỏi anh tại sao? Anh bảo cái thế giới những nhà khoa học tóan trên thế giới là nhơ bẩn và không đáng để trao giải cho anh ta. Tôi thấy con người này quả là độc nhất vô nhị, bèn làm cú gúc gù thì trong 0.23" chỉ được 10,3 triệu lượt ghi tên anh.

Thế thì Perelman so với em Châu còn thua xa vạn dặm. Có cứ gì chê giải Fields với đang mong đợi giải Fields là có thể hơn nhau? Hơn nhau là ở chỗ biết làm cho nó lấn át tư duy cộng đồng phỏng? Thế mới biết có một đất nước nằm bên bờ biển Đông cái gì cũng đặc biệt, cái gì cũng super và cái gì cũng siêu khủng, nhưng mãi đói nghèo! Em Châu cũng có người đến nhà mời chứ có phải bở đâu?

Tôi hỏi thằng con nó học phổ thông Mỹ, bên Mỹ có luyện gà đi thi tóan quốc tế không? Nó bảo giải tóan Olympic là giải của các nước XHCN cũ tự lập ra để tự sướng. Tụi Mỹ cũng tham gia, nhưng nó chỉ đưa thông báo lên ai đăng ký thì tham gia chứ không có tuyển chọn, lọc và luyện như ở mình. Ấy thế mà vị trí về đọat giải tóan Mỹ luôn trên ta. Thằng con tôi còn bảo một điều thú vị: "Tụi Mỹ nó chẳng biết hình học không gian là gì, nhưng nó kiếm tiền gỉoi hơn mình. Nó học tóan như lũ đần, nhưng nó học làm chủ rất xịn. Mình học tóan như thần đồng, nhưng mình chỉ biết làm thuê là sao hả ba?" Tôi cứng họng.

Mọi người nghĩ sao?

Asia Clinic, 16h23' ngày thứ Tư, 18/8/2010

Bốn nhà tóan học nhận giải Fields 2010, từ trái sang phải: Stanislav Smirnov (Switzerland/[Russia]), Cédric Villani (France), Ngô Bảo Châu (France/[Vietnam]) và Elon Lindenstrauss (Israel)

Update: vào lúc 14h15 phút 19/8/2010: Có một sự trùng lắp đến kỳ lạ, ngày CMT8 là ngày thông báo Ngô Bảo Châu đọat giải Fields 2010. Chúc mừng em, chúc mừng nước Pháp và chúc mừng University of Chicago, một trường đại học tư nhân được xếp hạng 9 của nước Mỹ năm 2010 theo Usnews, nơi mà Ngô Bảo Châu sẽ làm việc chính thức bắt đầu từ ngày 01/9/2010

Đăng nhận xét

0 Nhận xét