Ngày đăng: [Saturday, April 03, 2010]
Hằng năm cứ vào hạ, tại United Nations(UN: Liên hiệp quốc) luôn tổ chức những cuộc thi hùng biện cho các sinh viên toàn thế giới. Đây không chỉ là một cuộc thi hùng biện đơn thuần. Nó còn là cơ hội và là dịp để phát hiện ra những người trẻ có năng lực lãnh đạo tương lai cho thế giới nói chung và cho mỗi quốc gia nói riêng. Ngoài ra, cuộc thi cũng là một trong những khóa tự đào tạo của các sinh viên ở những trường đại học có tiếng tăm trên thế giới.
Các đề tài hằng năm mà UN đưa ra đều có tính thời sự và sát với những vấn đề nóng bỏng toàn cầu. Đặc biệt thường chú tâm đến những vấn nạn xảy ra đối với các nước nghèo. Các sinh viên ở các nước chậm phát triển thường hay đoạt giải vì hoàn cảnh và điều kiện làm cho ý tưởng của các sinh viên này có đất để phát huy những đề tài mà Liên Hiệp Quốc đưa ra.
Năm nay với chủ đề: "Hướng đến một khối liên kết những nền văn minh: Cầu nối văn hóa để đạt được hòa bình và phát triển" đã thu hút hơn 1.000 trường từ trung học đến đại học trên thế giới tham gia. Số lượng thí sinh tham gia mỗi năm lên đến gần trăm nghìn.
Thí sinh mỗi nước phải trải qua cuộc thi ở mỗi trường đang theo học. Vượt qua vòng thi trường, các thí sinh đến cuộc thi tại tiểu bang hoặc thành phố, rồi lên đến cuộc thi liên bang(toàn quốc) tại văn phòng United Nations của nước sở tại, và cuối cùng là tại trụ sở của UN ở New York.
Mấy tháng nay thằng con tôi ngày đêm miệt mài hạ quyết tâm đi đến vòng chung kết. Năm nay cậu vừa hoàn tất cuộc thi toàn liên bang với chủ đề về "Văn hóa và sự khủng hoảng kinh tế ở Cộng Hòa Congo trong thời đại toàn cầu hóa", tại New York. Nghe cậu nói về đề tài này, thú thật tôi nghe như vịt nghe sấm. Vì hầu như tôi chưa có một khái niệm gì về đất nước Châu Phi xa xôi này.
Tôi hỏi sao không làm đề tài về đất nước mình? Con tôi bảo Việt Nam chỉ có 2 vấn đề là chính quyền và môi trường. Mô hình Việt Nam không đặc thù cho toàn cầu trong đề tài năm nay của UN, và Việt Nam chưa suy thoái kinh tế đến mức mà các tổ chức tài chính trên thế giới không cho vay tiền như Congo. Tôi hỏi sao không làm Zimbabwe? Cậu ta bảo Zimbabwe chưa khủng hoảng nặng bằng Congo và cũng giống Việt Nam, Zimbabwe không đại diện cho bộ mặt toàn cầu. Tôi hỏi sao không làm Bắc Hàn? Cũng câu trả lời như vậy. Rồi nó giải thích một lô, một lốc vấn đề mà tôi chưa tìm hiểu. Đành chịu không phản biện cho nó được. Mình già rồi, và mình cũng còn cần tìm hiểu nữa, mới chạy theo kịp thế hệ trẻ bây giờ. Có lẽ mình chỉ hơn chúng nó kinh nghiệm thôi. Huhu.
Hầu hết chi phí cho toàn đội nghiên cứu, phản biện, làm bích chương quảng cáo, phim tài liệu và bài diễn văn hùng biện, kể cả tiền khách sạn ăn ở, đi lại mỗi lần lên đến cả chục ngàn Mỹ kim, được nhà trường lo tài trợ.
Tôi hỏi sao không làm đề tài về đất nước mình? Con tôi bảo Việt Nam chỉ có 2 vấn đề là chính quyền và môi trường. Mô hình Việt Nam không đặc thù cho toàn cầu trong đề tài năm nay của UN, và Việt Nam chưa suy thoái kinh tế đến mức mà các tổ chức tài chính trên thế giới không cho vay tiền như Congo. Tôi hỏi sao không làm Zimbabwe? Cậu ta bảo Zimbabwe chưa khủng hoảng nặng bằng Congo và cũng giống Việt Nam, Zimbabwe không đại diện cho bộ mặt toàn cầu. Tôi hỏi sao không làm Bắc Hàn? Cũng câu trả lời như vậy. Rồi nó giải thích một lô, một lốc vấn đề mà tôi chưa tìm hiểu. Đành chịu không phản biện cho nó được. Mình già rồi, và mình cũng còn cần tìm hiểu nữa, mới chạy theo kịp thế hệ trẻ bây giờ. Có lẽ mình chỉ hơn chúng nó kinh nghiệm thôi. Huhu.
Hầu hết chi phí cho toàn đội nghiên cứu, phản biện, làm bích chương quảng cáo, phim tài liệu và bài diễn văn hùng biện, kể cả tiền khách sạn ăn ở, đi lại mỗi lần lên đến cả chục ngàn Mỹ kim, được nhà trường lo tài trợ.
Không biết lâu nay đoàn sinh viên Việt Nam có tham gia hay không? Nếu có tham gia có lẽ sinh viên Việt Nam trong nước có thể đoạt giải, nếu khả năng tiếng Anh tốt. Đây là một sự kết hợp tốt trong giáo dục để mang đến kiến thức tổng quát và tư duy độc lập cho sinh viên, học sinh mà đào tạo đại học Việt Nam nên hướng đến.
Bà con nào hiểu về Congo nói cho tớ biết với.
Bà con nào hiểu về Congo nói cho tớ biết với.
Asia Clinic, 17h50' ngày 03/4/2010
0 Nhận xét